Khái niệm về tục cúng ông công ông táo

Quý bạn đọc đã biết cách cúng ông công ông táo chưa? Hãy cùng Thấy Là Thích tìm hiểu và tham khảo thêm một số kiến thức về cách cúng ông công ông táo qua bài viết dưới đây. 

cung dua ong tao ve troi 2 - Khái niệm về tục cúng ông công ông táo
Tục cúng ông công ông táo

Trong tín ngưỡng tâm linh cũng như văn hóa thờ cúng của người phương Đông nói chung. Và người Việt Nam nói riêng. Thì ông công ông táo đóng một vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh của mỗi người. Mang nhiều ý nghĩa có giá trị truyền thống lâu đời của ông bà ta xưa nay. Hãy cùng tìm hiểu về ông công ông táo cũng như cách thờ cúng qua bài viết dưới đây nhé. 

Quan niệm về ông công ông táo ở nước ngoài

Ông công ông táo hay còn gọi là Táo quân. Được xem là một vị thần có lịch sử lâu đời với lai lịch hiển hách. Đối với văn hóa tín ngưỡng truyền thống Trung Quốc. Và mang nhiều giá trị truyền thống, tình thần của rất nhiều quốc gia Đông Nam Á. Lịch sử Trung Quốc từ thời Tiên Tần cho đến thời Minh Thanh. Đều rất coi trọng việc cúng kiếng Táo quân và luôn được coi là một lễ tế quan trọng của triều đình phong kiến. Trong các thư tịch cổ của Trung Quốc có ghi chép rất nhiều về phong tục tế thần Táo quân như:

Trong Lã Thị Xuân Thu: Viêm Đế có mang tới một vị thần tên là Chúc Dung chuyên trông coi và quản lý lửa. Khi Chúc Dung chết thì được người dân tôn kính lập bàn thờ mà nhân gian truyền miệng nhau gọi là thờ thần lửa.

Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa thì thần Táo Quân có tên là Tô Cát Lợi và có vợ gọi là Vương Thị.

Theo Dũ Dương Tạp Trở thì thần lửa có ngoại hình trông như một cô gái rất xinh đẹp.  Vào những ngày không trăng thường lên trời tâu các lỗi lầm, việc làm xấu xa của con người.

Còn theo Hoài Nam Tử thì Viêm Đế (tức là Thần Nông) được coi là vị thần đầu tiên mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp.

Người dân Phúc Kiến ở Giang Tây của Trung Quốc thì cho rằng Táo Quân là một vị thần có giới tính là nữ nên thường gọi là nữ thần. Với tên gọi là “Táo Quân Lão mẫu” hay “Táo Quân Thái thái”. Còn  Thái Bình Ngũ Lãm trích từ Ngũ Kinh dĩ nghĩa có ghi chép rằng. Trịnh Huyền cho Táo Thần là “lão phụ” tức một người phụ nữ. Còn nhà ngôn ngữ đời Đông Hán tên là Hứa Thận, thì cho rằng: “Táo Thần tên Tô Cát Lợi, phu nhân của Táo Thần tên Vương Bác Giáp”.

>>  Mâm cúng căn cho bé trai 12 tuổi bao gồm những lễ vật gì?

Còn hình tượng Táo Thần thì là người đàn ông. Nhưng người ở một số vùng khác thì vẫn tôn thờ Táo Quân với giới tính là nữ và gọi là nữ thần. Quan điểm này có thể do chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền. Hoặc do công việc đặc thù của  Táo Thần là chuyên lo việc bếp núc, điều tra tội nhỏ. Nên từ đó hình thành quan niệm Táo Quân là nữ chuyên lo việc của nữ giới.

Người Trung Quốc quan niệm cho rằng trước kia mỗi tháng Táo Quân lên trời một lần. Cố định là vào chiều tối tức là ngày cuối tháng âm lịch lúc chiều tối. Với mục đích là để báo cáo về từng người trong mỗi gia đình. Nhưng sau này, thì Táo Quân chỉ lên trời một lần vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp trong một năm. Tức là một năm lên trời chỉ một lần duy nhất vào ngày 23 hoặc 24 tháng 12. Vào ngày này,  thì người Trung Quốc thường bày một mâm cúng gần bếp. Cúng Táo Quân một mâm lễ vật thịnh soạn gồm có: thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra thì còn cúng cỏ khô và nước sạch. Với quan niệm cho ngựa của Táo Quân được ăn no để có sức chở Táo Quân về trời.

Quan niệm về ông công ông táo ở Việt Nam

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng khi được du nhập vào Việt Nam. Thì dần được Việt hóa thành sự tích  “2 ông 1 bà”. Tức là 1 vị thần Đất, 1 vị thần Nhà, 1 vị thần Bếp núc. Người dân Việt Nam vẫn luôn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo. Ở Việt Nam, sự tích về Táo Quân được truyền miệng qua nhiều đời, rồi ghi chép mà thành. Do đó có những sự khác nhau về tình tiết và rất nhiều dị bản khác nhau. Điểm chung nhất chính là mang đậm nét văn hóa cùng tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam. Nội dung chính của sự tích về Táo Quân được tóm tắt như sau:

Trọng Cao và Thị Nhi là một đôi vợ chồng ăn ở với nhau đã lâu nhưng mà không con. Vì lý do này nên sinh ra những buồn phiền rồi hay cãi cọ nhau. Trong một lần Trọng Cao tức giận quá đã ra tay đánh vợ. Thị Nhi  đau buồn vì người chồng vũ phu nên đã bỏ nhà ra đi. Rồi gặp Phạm Lang sau đó thì nên duyên vợ chồng cùng nhau. Trọng Cao hối hận nên đi tìm vợ nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Đến khi hết lương thực hết tiền phải trở thành một kẻ ăn xin. Nhưng trên đường vẫn không quên tìm kiếm Thị Nhi.

>>  Nên chọn đồ bốc thôi nôi cho bé gái như thế nào?

Vô tình một hôm nọ, Trọng Cao đến ăn xin một ngôi nhà lại gặp được Thị Nhi. Thị Nhi rủ lòng thương xót nên mời Trọng Cao vào nhà. Mời Trọng Cao ăn cơm uống nước và hàn huyên chuyện cũ. Trong lúc đó thì Phạm Lang trở về nhà. Sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì nảy sinh nghi ngờ thì khó giải thích. Nên Thị Nhi đã bảo Trọng Cao trốn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà thì không phát hiện bất thường, sau đó đã ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao trong đống lửa thì cũng nhảy vào lửa để cứu người. Phạm Lang vì quá thương vợ nên dù ngạc nhiên không hiểu chuyện gì. Vẫn lao theo vào đống lửa cùng vợ. 

Sau đó cả ba người đều bị chết cháy. Do lúc còn sống không làm điều ác nên được Tương Đế thương xót cho linh hồn của ba người lên trời. Và sắc phong cho làm Táo Quân, danh xưng gọi chung ba người là: Định Phúc Táo Quân. Cụ thể là Phạm Lang làm Thổ Công chuyên trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần là của Trọng Cao được phân làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Còn Thị Nhi làm Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa với danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Quan niệm của người Việt Nam về ba vị Thần Táo chính là định đoạt phước đức cho gia đình. Tuy nhiên thì phước đức này do việc làm đúng đạo lý, đúng với lẽ thường của gia chủ. Và những người trong nhà được bao nhiêu thì sẽ nhận lại bấy nhiêu phước đức. Hàng năm, vào đúng vào ngày 23 tháng Chạp tức là ngày Táo Công lên chầu trời báo cáo về mọi chuyện trong một năm. Thường gọi ngày này là “Tết ông Công” và được tổ chức lễ cúng rất chỉn chu. Lễ cúng Táo Quân ở Việt Nam đặc trưng là có cá chép. Bởi vì người Việt Nam quan niệm cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Phong tục thờ cúng ông công ông táo ở Việt Nam

Theo như quan niệm của người Việt Nam thì Táo Quân sẽ lên trời thưa với Ngọc Hoàng mọi chuyện vào ngày 23 tháng chạp.  Những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian đều được bẩm tấu rõ ràng. Từ đó để Ngọc Hoàng phán xét công tội của tất cả mọi người dưới trần gian.Vì thế vào ngày này người Việt Nam thường làm một lễ gọi là tiễn ông Công, ông Táo. Lễ cúng rất thịnh soạn với nhiều lễ vật. Nhằm hi vọng về những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng.

>>  Gia chủ đã biết gì về lễ vật cúng khởi công xây nhà?

Lễ cúng đưa Ông Táo về chầu trời được tổ chức cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Bởi có quan niệm cho rằng ngày 23 tháng chạp âm lịch thì Táo Quân đã về trời. Nên sẽ không nhận được lễ vật cũng như lời thỉnh cầu của gia chủ. Tuy nhiên thì cũng có rất nhiều người không có quan niệm này. Nên họ thường tổ chức cúng kiếng vào đúng ngày 23 tháng chạp.

Nhưng dù cúng ngày 22 hay ngày 23 tháng chạp. Dù bận rộn thế nào thì mọi người đều dành thời gian tổ chức lễ cúng đưa ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc trưng và một phong tục lâu đời trong dịp cuối năm ở Việt Nam.

Lễ vật dùng để cúng ông công ông táo ở Việt Nam

Lễ vật cúng ông Táo gồm hai mũ ông Công của đàn ông và một mũ ông Công của đàn bà. Chiếc mũ  có hai cánh chuồn thì dành cho các ông Táo; Còn mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn trên mũ. Những chiếc mũ này đều được trang trí rất nhiều món trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh. Cùng với rất nhiều những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ được trang trí trên nón. Hương hay còn gọi là nhan, đèn dầu và nến( đèn cầy) , một lọ hoa tươi, một đĩa ngũ quả tươi. Còn có ba bộ mũ áo và tiền vàng, hia hài Táo Quân.

Ngoài ra, người Việt Nam còn cúng cá chép sống để các ông, bà Táo có phương tiện về chầu trời mà không bị chậm trễ thời gian.Ngoài những món lễ vật đặc trưng trên, thì có thể cúng thêm những món mặn hoặc món chay đều được. 

Tùy vào điều kiện của giá chủ mà có thể tổ chức cúng kiếng đơn giản hoặc cầu kỳ. Còn có dựa vào từng trường hợp và tình hình cụ thể để cúng sao cho phù hợp nhất. Mỗi vùng miền cũng như mỗi người có cách cúng và chuẩn bị lễ vật cúng khác nhau. Nên quý bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết trên về cách cúng ông công ông táo. Nhằm để hoàn thiện hơn về cách cúng kiếng cũng như chuẩn bị lễ vật cúng đối với với lễ cúng ông công ông táo.

Quý bạn đọc nếu có nhu cầu đặt mâm cúng thì vui lòng liên hệ trực tiếp với đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm. Đây là một đơn vị uy tín và chất lượng nhận được rất nhiều sự hài lòng của rất nhiều khách hàng. Đồ Cúng Nhân Tâm chuyên cung cấp các dịch vụ mâm cúng như: cỗ cúng, mâm cúng,… Tự tin sẽ làm hài lòng khách hàng ở mọi miền của tổ quốc.