Chuẩn bị trầu cau cúng thôi nôi là cách thể hiện sự thành kính, biết ơn với các bà Mụ đã bảo vệ, che chở cho con từ khi trong bào thai đến khi con trưởng thành.
Ai cũng biết, trầu cau cúng thôi nôi là một lễ vật có vai trò rất quan trọng. Nó được xem là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo mâm cúng đầy đủ, tươm tất để dâng lên Bà Mụ. Thực tế, có nhiều điều bạn cần biết về việc chuẩn bị trầu cau cũng như các công việc khác trong lễ thôi nôi cho con. Bài viết dưới đây, Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về cách chuẩn bị trầu cau và mâm cúng như thế nào mới đảm bảo chuẩn tâm linh văn hóa Việt.

Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Hiểu thế nào về lễ cúng thôi nôi cho con
Trước khi tìm hiểu về vai trò và cách têm trầu cau cúng thôi nôi; bạn cần biết được lễ cúng này có vai trò như thế nào với con của mình. Hiểu một cách đơn giản thì Thôi nôi được xem là một mốc phát triển mới trong cuộc đời của con. Đây là lúc con dừng sử dụng nôi chuyển qua sử dụng giường. Nó cũng tượng trưng cho một sự khôn lớn, trưởng thành hơn của con.
Cúng thôi nôi từ lâu được xem là một nét văn hóa tâm linh độc đáo của người Việt. Đây là buổi lễ gửi gắm lời nguyện cầu của các bậc sinh thành đến Bà Mụ và Đức Ông. Hy vọng, buổi lễ sẽ được thần linh chứng giám và phù hộ cho con luôn bình an, mạnh khỏe trong tương lai.
Lễ thôi nôi thường được tổ chức vào lúc bé tròn 12 tháng tuổi. Thời gian tính để làm lễ cúng này sẽ là từ lúc con sinh ra đến 12 tháng sau, kể cả đó là tháng nhuận trong năm.
Vì sao cần phải có trầu cau cúng thôi nôi?
Không khó để nhận thấy, trầu cau cúng thôi nôi luôn là một lễ vật không thể thiếu. Dù là mâm cỗ đơn sơ, đạm bạc hay mâm cúng thịnh soạn, đầy đủ; cũng luôn có sự xuất hiện của những miếng trầu têm cánh phượng; những trái cau xanh tươi, đẹp mắt.
Từ xưa đến nay, ăn trầu cau được xem là một nét văn hóa riêng của người phụ nữ. Người Việt cũng xem miếng trầu là đầu câu chuyện. Mọi sự kiện trọng đại của con người đều không thể thiếu sự xuất hiện của trầu và cau. Tất nhiên, lễ thôi nôi cũng không ngoại lệ.
Cúng thôi nôi là cách thể hiện sự biết ơn, tôn trọng đối với Mụ Bà – Vị thần linh có công tái tạo, bảo vệ và che chở cho con từ khi còn trong bào thai. Đó cũng là lý do, trầu cau xuất hiện trong mâm cúng như một cách thể hiện sự tôn trọng, thành kính đối với các bậc tiên nhân.
Ngoài trầu cau cúng thôi nôi cần có lễ vật nào khác không?
Tất nhiên là CÓ. Bạn không thể chỉ chuẩn bị trầu cau cúng thôi nôi mà còn phải có thêm nhiều lễ vật khác. Theo tín ngưỡng dân gian, lễ cúng thôi nôi sẽ cần chuẩn bị 3 mâm cúng. Một mâm cúng trong nhà đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 mâm cúng đặt bàn Thần Tài Thổ Địa và mâm cúng Bà Mụ, Đức Ông đặt giữa nhà hay ngoài trời. Cụ thể như sau:
Mâm cúng thôi nôi ngoài trời
Mâm cúng này dành để dâng lên Bà Mụ và Đức Ông. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cơ bản như: heo quay, gà luộc chéo cánh, cháo, chè, hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau, rượu, nước sạch, nến, giấy tiền vàng bạc, bộ quần áo Bà Mụ…
Lưu ý, các lễ vật như: xôi, chè, cháo, nến, nước và rượu cần chuẩn bị đủ 13 chén. Trong đó có 1 chén lớn và 12 chén nhỏ. Ngoài ra, tùy theo lễ cúng thôi nôi cho bé trai hay bé gái mà chè được chuẩn bị cũng sẽ khác nhau. Nếu là bé gái thì bạn chuẩn bị chè trôi nước. Nhưng nếu là lễ cúng cho bé trai thì nên chọn chè đậu đen hay đậu xanh để mang đến ý nghĩa tốt đẹp hơn.
Đồng thời, xôi được chọn để cúng cho con trong ngày thôi nôi được nhiều người khuyên là dùng xôi gấc. Không chỉ vì có màu đẹp mắt mà sắc hồng của xôi được xem là biểu tượng của sự hồng phát, may mắn.
Hoa cúng cũng nên chọn những loại hoa mang ý nghĩa tốt lành, may mắn. Điển hình như hoa đồng tiền, hoa ly hay hoa cát tường. Sự lựa chọn này hàm ý cuộc đời của con sau này sẽ luôn có được sự bình an, may mắn và sung túc.
Hoa quả được chọn để dâng lên mâm cúng thôi nôi phải đảm bảo tươi ngon, màu sắc đẹp mắt. Đặc biệt, bạn nên lưu ý là không chọn những loại quả có gai hay hình thù kỳ dị để cúng. Bởi đây được xem là những trái cây có thể mang đến những điều không may mắn cho con.
Ngoài ra, mâm cúng dâng lên Bà Mụ và Đức Ông cần chia thành 2 bàn riêng biệt. 1 bàn nhỏ bày đồ cúng lên Đức Ông. Thấp hơn khoảng 10cm là mâm cúng lớn để dâng lên các Bà Mụ.
Mâm cúng Thần Tài Thổ Địa
Trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, bạn cần chuẩn bị các lễ vật như:
- Mâm ngũ quả
- 1 chén chèn đậu xanh
- 1 đĩa xôi
- 1 bộ tam sên
- Hoa tươi
- 3 – 5 ly nước
- Nến
- Nhang.
Cúng Thần Tài Thổ Địa trong ngày thôi nôi con như một cách để báo cáo đến hai vị thần quan trọng trong gia đạo này. Đồng thời, đây cũng là cách để cầu chúc những điều tốt đẹp đến với con trong ngày quan trọng; cũng như cho gia đạo được thịnh vượng, may mắn.
Mâm cúng thôi nôi trong nhà
Bên cạnh việc chuẩn bị trầu cau cúng thôi nôi thì các lễ vật khác cũng cần được chuẩn bị đầy đủ để dâng lên bàn thờ gia tiên. Đây là mâm cỗ cúng 3 vị gồm: Thành Hoàng bổn cảnh; Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Lưu ý, nếu trong nhà có bao nhiêu bàn thờ thì bạn phải chuẩn bị bấy nhiêu mâm cúng.
Lễ vật để cúng thôi nôi đặt trên bàn thờ trong nhà có thể chuẩn bị tùy theo văn hóa, phong tục của mỗi vùng miền. Mâm cúng này thường sẽ được chuẩn bị theo điều kiện của mỗi gia đình. Bạn có thể chuẩn bị đơn giản hay thịnh soạn. Điều quan trọng đối với việc dâng mâm cúng lên bàn thờ gia tiên chính là sự thành kính.
Hướng dẫn cách chuẩn bị trầu cau cúng thôi nôi
Đa số các mâm cúng đều chọn bị trầu cau cúng thôi nôi là trầu têm cánh phượng. Cách têm này sẽ tạo được nét thẩm mỹ, ấn tượng trên mâm cúng. Đây là một cách để thể hiện thành ý và sự tôn trọng đối với các bậc thần linh. Nhưng thực tế thì không phải ai cũng biết cách têm kiểu trầu cau này. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những bước cơ bản nhất; để có được những miếng trầu cánh phượng đẹp dâng lên các bậc thần linh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Muốn têm trầu cau cúng thôi nôi, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
- Thứ nhất là cau non
- Thứ hai là lá trầu
- Thứ ba là quế
- Thứ tư là vôi
- Thứ năm là hoa hồng nhung
- Thứ sáu là cà rốt
- Thứ bảy là vỏ sầu
Các bước thực hiện têm trầu cau cánh phượng
Bước 1
Chọn lá trầu quế còn non với kích thước đồng đều nhau. Sau đó, bạn xếp lá trầu gập theo đường sống lưng. Sử dụng kéo để tỉa hai cánh trầu, tỉa dần đến phần lưng; và đuôi trầu sẽ tỉa thành hình răng cưa.
Bước 2
Dùng vỏ sầu để tỉa thành hình đuôi phượng. Lưu ý, bước này cần tỉa một cách khéo léo với các đường tỉa nhỏ để tạo nên sự mềm mại của đuôi phượng.
Bước 3
Bạn đem cau bổ thành 3 phần có kích thước bằng nhau. Sau đó, sử dụng dao để gọt khoảng 1/3 vỏ cau. Bởi, phần vỏ còn lại còn được dùng để làm khe hở cắm trầu, vỏ và hoa vào giúp tạo hình miếng trầu được đẹp hơn. Phần vỏ cau chưa gọt, bạn tiếp tục tách lấy ½ ở trên để tỉa thành 5 múi nhỏ với hình răng cưa độc đáo.
Bước 4
Dùng lá trầu đã cắt tỉa đem gập sang hai bên và têm lại. Tiếp theo, bạn cài miếng trầu cánh phượng vừa têm xong vào trong phần cau đã được tỉa sẵn. Cài thêm một cành hoa vào. Cuối cùng, bạn bỏ vỏ sầu đã tỉa vào chung. Như vậy, bạn đã có được miếng trầu têm hình cánh phượng đẹp để dâng lên thần linh trong ngày cúng thôi nôi của con.
Lưu ý quan trọng khi bày trầu cau cúng thôi nôi và mâm cúng
Chuẩn bị trầu cau cúng thôi nôi xong là một chuyện. Bày biện lễ vật như thế nào trên mâm cúng để cho đẹp và đúng chuẩn tâm linh văn hóa Việt lại là một chuyện khác. Đây là điều đã làm khó không ít người. Bởi thực tế, nếu không bày lễ vật đúng cách sẽ khiến mâm cúng mất đi tính hài hòa. Đồng thời, nó cũng khiến sự thành tâm mà bạn muốn dâng lên các vị thần đã che chở cho con bị ảnh hưởng không ít. Vậy cụ thể thì bày trầu cau và lễ vật cúng thôi nôi như thế nào cho đúng?
- Đối với trầu cau, bạn dùng một chiếc đĩa để bày ra. Lưu ý, số lượng cần chọn là số lẻ như: 5, 7 hay 9 miếng trầu. Khi bày, bạn cần để đuôi miếng trầu lộ ra ngoài đĩa. Thành quả có được cần đảm bảo đĩa trầu têm cánh phượng trông giống như một đàn chim phượng đang chụm đầu vào với nhau.
- Các lễ vật còn lại trong mâm cúng được sắp xếp hài hòa, đẹp mắt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý bày biện theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Tức là phía Đông sẽ là vị trí bày biện bình hoa. Phía Tây là nơi bày biện lễ vật, hoa quả.
- Nếu trường hợp bạn không biết têm trầu cánh phượng hay không biết chuẩn bị lễ vật trong mâm cúng như thế nào? Cách này sẽ giúp bạn được tư vấn đầy đủ về phong tục cúng thôi nôi; cũng như chuẩn bị các lễ vật đầy đủ, chất lượng nhất.
Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm đã giúp bạn biết được vai trò của trầu cau cúng thôi nôi cũng như cách têm loại trầu cau cánh phượng đẹp mắt nhất. Để được hỗ trợ chu đáo hơn, bạn hãy liên hệ chúng tôi ngay hôm nay. Chắc chắn, với kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của dịch vụ, mâm cúng thôi nôi cho con sẽ không còn là điều khiến bạn phải lo lắng như trước nữa.
[ trầu cau cúng thôi nôi | têm trầu cánh phượng | trầu cau cúng đầy tháng | lễ thôi nôi | hướng dẫn làm lễ cúng thôi nôi | cách tính ngày cúng đầy tháng | cúng đầy tháng cho bé trai | cúng đầy tháng cho bé gái ]