Các bậc cha mẹ thường rất quan tâm đến việc thôi nôi có tính tháng nhuận không? Vì họ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bé sau này.
Đối với các em bé, khi tròn đúng 1 năm tuổi, cha mẹ sẽ làm 1 mâm lễ được gọi là cúng thôi nôi. Mục đích chính của việc này là để cầu may mắn, sức khỏe và hạnh phúc cho đứa bé. Đi cùng với việc chuẩn bị mâm cúng như thế nào cho đúng lễ nghi nhất. Thì thôi nôi có tính tháng nhuận không luôn là điều khiến các bậc phụ huynh rất quan tâm đến.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Thôi nôi được hiểu như thế nào?
Đối với mọi người dân Việt Nam, thôi nôi là buổi lễ không còn quá xa lạ. Bởi đây là thời điểm quan trọng đánh dấu bé đã được 1 tuổi. Theo khái niệm chung, “thôi” trong từ “thôi nôi” là từ bỏ. Do đó, từ này được hiểu đơn giản là ngày trẻ không còn nằm nôi nữa. Thay vào đó, các bé có thể ngủ cùng ba mẹ để thêm phần cứng cáp hơn.
Vào ngày này, gia đình thường thực hiện nghi lễ và làm mâm cúng thôi nôi cho các bé. Nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn đến các đấng Thần linh, cũng như ông bà tổ tiên. Đồng thời cầu nguyện cho bé có được cuộc sống bình an và may mắn sau này.
Quan niệm về việc cúng thôi nôi của người xưa
Trước đây, ông bà ta thường tính tuổi của các bé tròn năm theo quan niệm “gái lùi 2, trai lùi 1”. Chẳng hạn như với những bé sinh vào ngày 6/4 âm lịch, cha mẹ sẽ chuẩn bị lễ cúng thôi nôi vào ngày 4/4 âm lịch đối với bé gái và 5/4 âm lịch cho riêng bé trai.
Ngày nay khi xã hội phát triển, nhiều người cũng dần buông bỏ quan niệm của ông bà ngày xưa. Thay vào đó họ chọn ngày làm lễ thôi nôi cho con dựa vào đúng ngày sinh dương lịch. Như vậy, nếu bé sinh vào ngày 6/4 âm lịch năm nay thì đúng ngày 6/4 âm lịch năm sau sẽ là ngày cúng thôi nôi tròn 1 năm tuổi cho bé.
Làm thôi nôi cho bé sinh năm nhuận như thế nào?
Việc tính toán ngày thôi nôi cho bé là việc không hề khó. Nếu trong trường hợp này, bạn chỉ cần lấy cột mốc 12 tháng sau khi sinh bé để tổ chức cúng thôi nôi. Chẳng hạn như nếu bé sinh năm nhuận tháng 2, nghĩa là trong năm đó sẽ có tới hai tháng 2. Nếu bé sinh vào tháng 2 đầu tiên thì bạn làm thôi nôi cho bé vào năm sau. Nhưng nếu bé sinh vào tháng 2 sau (tháng nhuận) thì bé sẽ được làm thôi nôi vào tháng 3 năm sau.
Bé sinh năm thường nhưng thôi nôi năm nhuận?
Trong trường hợp này, các bạn cũng tính ngày cúng thôi nôi tương tự như bên trên. Trên thực tế, tháng nhuận không được tính khi cúng thôi nôi cho con. Điều này sẽ khiến cho việc chọn lựa ngày tổ chức thôi nôi cho bé đơn giản hơn nhiều.
Trên thực tế, dù rơi vào trường hợp nào thì việc tính ngày tháng cúng thôi nôi nên được dựa trên nguyên tắc 12 tháng.
Nghi lễ cần có trong lễ thôi nôi
Một trong những việc làm quan trọng nhất đối với nghi thức cúng thôi nôi, chính là cúng Mụ Bà và Đức Ông. Mâm cúng càng chu đáo càng thể hiện được sự biết ơn đến 12 Mụ Bà đã tạo hình, chăm sóc đứa trẻ và tạ ơn Đức Ông bảo vệ, che chở cho bé từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi ra đời được 1 năm.
Mâm cúng truyền thống và đầy đủ thường phải có 3 mâm, bao gồm: Mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông, mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa và mâm cúng Ông Táo. Tùy theo văn hóa của từng vùng miền, lễ vật cúng thôi nôi của các bé cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, những thứ cần phải có và không được thiếu là trái cây, xôi chè.
Mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông
- 1 con gà trống luộc xếp chéo cánh
- 1 chén xôi lớn, 12 chén xôi nhỏ
- 1 chén chè lớn, 12 chén chè nhỏ
- 1 tô cháo lớn
- 1 mâm ngũ quả
- 1 ly rượu nhỏ
- 12 miếng trầu đã têm
- 1 lá trầu và 1 quả cau
- 1 bình hoa tươi
- 2 cây nến
- 3 cây hương
- 1 bộ vàng mã
Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa và mâm cúng Ông Táo
- 1 Mâm ngũ quả
- 1 chén chè đậu xanh
- 1 đĩa xôi
- 1 bộ tam sên gồm trứng, thịt, tôm hoặc cua
- 3 ly nước
- 1 bình hoa và nhang đèn
Cách bố trí mâm cúng
Bày mâm cúng Mụ Bà cần phải thể hiện sự kính trọng trong cách trình bày. Tất cả các lễ vật cúng Mụ Bà cần phải được bày chính giữa hoặc lên trên hương án. Lễ vật sẽ đưa chia thành 12 phần dành cho 12 Mụ Bà và được đặt phía trên; hoa quả và vàng mã đặt phía dưới. Đối với mâm cúng Đức Ông sẽ đặt cạnh mâm cúng Mụ Bà cách khoảng 10 cm.
Nếu đã chuẩn bị xong 2 loại mâm cúng, các mẹ cũng cần đến bài khấn để đọc trong lúc làm lễ. Nội dung bài cúng sẽ có nhiều sự thay đổi khác nhau tùy theo từng vùng miền. Nếu cảm thấy bài cúng khó nhớ, các mẹ có thể in ra hoặc ghi sẵn vào giấy và đọc theo.
Cúng thôi nôi giờ nào tốt nhất cho con
Theo quan niệm dân gian, cha mẹ thường sẽ cúng thôi nôi cho con vào sáng sớm hoặc chiều tối. Ngoài ra cũng có một số gia đình chọn giờ hợp với tuổi sinh của bé để cúng như sau:
Bé tuổi Tý: Trong khoảng từ 11 – 13 giờ
Bé tuổi Sửu: Trong khoảng 23 – 1 giờ sáng hôm sau
Bé tuổi Dần: Trong khoảng 1 – 3 giờ sáng hoặc 13 – 15 giờ chiều
Bé tuổi Mão: Trong khoảng 7 – 9 giờ sáng hoặc 19 – 21 giờ tối
Bé tuổi Thìn: Trong khoảng 21 – 23 giờ tối
Bé tuổi Tỵ: Trong khoảng 17 – 19 giờ tối
Bé tuổi Ngọ: Trong khoảng 15 – 17 giờ tối
Bé tuổi Mùi: Trong khoảng 23 giờ tối – 1 giờ sáng
Bé tuổi Thân: Trong khoảng 5 – 7 giờ sáng
Bé tuổi Dậu: Trong khoảng 3 – 5 giờ sáng
Bé tuổi Tuất: Trong khoảng 21 – 1 giờ sáng
Bé tuổi Hợi: Trong khoảng 9 – 11 giờ sáng
Chọn đồ vật trong lễ cúng thôi nôi
Sau khi cúng Mụ Bà, tiếp đó sẽ là nghi thức chọn nghề cho bé. Đây được xem là việc làm cần thiết để cầu may mắn, cũng như dự đoán sự nghiệp của bé sau này. Nhiều bố mẹ thường tin rằng, nghi thức này sẽ ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp của con mình. Qua nhiều thế hệ, nghi thức này vẫn còn được gìn giữ đến tận ngày nay.
Để thực hiện nghi thức chọn đồ vật này, các bậc phụ huynh thường chọn những món vật dụng như: bút, sách, máy tính, bóng, tiền…và đặt tất cả trên cùng 1 cái mâm. Sau đó đặt bé ngồi trước những món đồ này và chọn những gì bé thích. Theo quan niệm, nếu bé cầm món đồ vật nào đầu tiên thì đó là món đồ đại diện cho nghề nghiệp trong tương lai của bé.
Đây cũng là nghi thức cuối cùng trong toàn bộ buổi lễ cúng thôi nôi cho bé. Lúc này, khách mời trong bữa tiệc có thể tặng bé 1 món quà chúc mừng nào đó tùy ý thích.
Ý nghĩa của các món đồ bé bốc trong thôi nôi
Mỗi món đồ vật được dùng để bé bốc đều sẽ có ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Cụ thể như sau:
Máy tính cầm tay: Các bé sẽ có thể trở thành chuyên gia tài chính, nhân viên kế toán, nhân viên ngân hàng hoặc thương nhân thành công trong tương lai. Ngoài ra, những nghề nghiệp khác liên quan đến máy tính, chẳng hạn như nhà toán học, chuyên viên phân tích và nghiên cứu số liệu…
Ống nghe: Việc chọn ống nghe chứng tỏ bé có hứng thú với món đồ vật này. Trong tương lai, bé có thể trở thành bác sĩ, y tá hoặc chuyên viên chăm sóc sức khỏe, tư vấn tâm lý…
Sách: Vật dụng này thể hiện việc bé rất ham tìm tòi, học hỏi, luôn biết tự học để trau dồi thêm kiến thức cho bản thân. Trong tương lai, bé có thể là nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu…
Bút: Đây là vật dụng gắn liền với các công việc như viết lách. Nếu bé chọn bút trước tiên, tương lai bé có thể trở thành nhà giáo, nhà văn, nhà thơ hoặc phóng viên…
Máy bay, ô tô: Đa số các bé trai sẽ chọn món đồ này. Nếu máy bay hoặc ô tô là vật dụng được bé chọn lựa thì rất có thể trong tương lai bé sẽ là kỹ sư chế tạo ô tô, máy bay hoặc phi công. Thậm chí cũng có thể trở thành vận động viên đua xe chuyên nghiệp.
Micro: Vật dụng gắn liền với những công việc cần đến sự giao tiếp, kết nối và thường xuyên xuất hiện trước công chúng. Nếu chọn micro, rất có thể sau này bé sẽ trở thành nhà hùng biện, chính trị gia, phát thanh viên hoặc người dẫn chương trình…
Búp bê: Đây là món đồ chơi được khá nhiều các bé gái ưa thích. Chính vì vậy, nếu con gái bạn chọn búp bê, tương lai bé có thể bé sẽ theo nghiệp nuôi dạy trẻ, nhà thiết kế thời trang hoặc bất kỳ ngành nghề gì liên quan đến việc làm đẹp…
Gương, lược, kẹp tóc: Nếu chọn các món đồ này, bé sẽ thể hiện xu hướng quan tâm đến việc làm đẹp và chăm chút nhiều đến ngoại hình. Do đó trong tương lai, bé có thể cũng sẽ làm những công việc liên quan đến cái đẹp.
Đồ chơi nhà bếp: Nếu các bé chọn những món đồ này, trong tương bé sẽ trở thành đầu bếp xuất sắc.
Cho dù bé có chọn lựa bất kỳ món đồ gì, thì đó cũng chỉ để mang tính chất tham khảo. Không phải là yếu tố quyết định đến việc chọn lựa nghề nghiệp của bé sau này. Do đó cha mẹ không cần đặt nặng và lo nghĩ quá nhiều đến vấn đề này.
Những lưu ý khi làm tiệc thôi nôi cho bé
Ngoài việc chuẩn bị mâm cúng và bài khấn cho buổi lễ thôi nôi; cha mẹ cũng nên lưu ý đến một số chi tiết trong việc tổ chức thôi nôi cho bé như sau:
Khác với ngày sinh nhật, cúng thôi nôi thường được làm theo ngày âm. Với những năm có tháng nhuận, các mẹ tính ngày sớm hơn để tròn đủ 12 tháng.
Ở một số gia đình, thôi nôi là dịp để nhiều người thân thiết gặp mặt và hội tụ. Chính vì vậy, ta nên chuẩn bị nhiều món đồ chơi; đặt ở nơi thuận tiện cho các bé có thể chơi cùng nhau.
Nghi thức cúng và làm tiệc thôi nôi cho bé là trải nghiệm đáng nhớ của mỗi gia đình. Mong rằng với những chia sẻ liên quan đến việc thôi nôi có tính tháng nhuận hay không; cũng như lưu ý để có 1 buổi cúng thôi nôi tươm tất nhất mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp cho nhiều gia đình có thêm thông tin hơn. Nếu có nhu cầu đặt đồ cúng cho buổi lễ cúng thôi nôi của bé. Vui lòng liên hệ đến Nấu Tiệc Nhân Tâm để được tư vấn cụ thể trong thời gian sớm nhất.
[ thôi nôi tháng nhuận | hướng dẫn tính ngày thôi nôi tháng nhuận | lễ vật cúng thôi nôi | cúng thôi nôi gồm những gì | lưu ý khi cúng thôi nôi | cung thoi noi ]