Cách thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam

Tìm hiểu về phong tục thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam. Những ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên. Cách thờ cúng tổ tiên của người Việt mà bạn chưa biết đến.

gia tien mung 1 - Cách thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam
Cách thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

Thờ cúng tổ tiên được xem là một phong tục tập quán từ thời xa xưa của người Việt Nam. Hầu hết, trong các ngôi nhà của người Việt đều có một bàn thờ riêng; để thờ cúng những người đã khuất trong dòng họ. Cách thờ cúng tổ tiên cũng được mọi người tìm hiểu; sao cho phù hợp và thể hiện được tấm lòng của mình một cách rõ ràng nhất.

Tìm hiểu thêm

SẢN PHẨM KHÁC

Tìm hiểu về phong tục thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam

Thờ cúng tổ tiên là gì?

Theo quan niệm của ông cha ta, mỗi một con người đều có tổ tiên, dòng họ của mình. Phải có những bậc ông bà thì mới có thế hệ con cháu phía sau. Thờ cúng tổ tiên chính là một hình thức lễ nghi hay thực hiện cúng bái của các bậc con cháu dành cho tổ tiên của mình. Việc thờ cúng này được đa số người dân Việt Nam thực hiện và chúng bắt đầu từ thời xa xưa.

Cách thờ cúng tổ tiên được thực hiện dựa trên câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Do đó, các con cháu sẽ thờ cúng tổ tiên ông bà bởi họ đã sinh thành và tạo nên cuộc sống cho con cháu. Tổ tiên sẽ là những người nằm ở những thế hệ đầu tiên của một dòng họ.

Nguồn gốc của việc con cháu thờ cúng tổ tiên

Phong tục thờ cúng tổ tiên ông bà của người Việt Nam bắt nguồn từ một nền kinh tế nông nghiệp. Trong một xã hội ở thời kỳ phụ quyền xa xưa. Lúc ấy, khi Nho giáo bắt đầu du nhập vào văn hóa của người Việt; chữ hiếu trong quan niệm của mỗi người được đề cao. Từ đó, việc thờ cúng tổ tiên có một nền tảng vững chắc; bắt đầu phổ biến và mở rộng.

>>  Cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng cho bé trai và gái

Vào thế kỷ thứ 15, trong thời gian Nho giáo có vị trí ưu thế trong xã hội; triều đình nhà Lê đã thể chế hóa vấn đề người dân thờ cúng tổ tiên ông bà. Trong bộ luật Hồng Đức, việc con cháu thực hiện thờ cúng ông bà cũng được quy định rõ. Con cháu phải có trách nghiệm thờ cúng tổ tiên 5 đời: Cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ. Ngoài ra, còn một quy định cũng nói lên được sự tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên. Đó là việc ruộng hương hỏa, cơ sở kinh tế thực hiện mục đích thờ cúng tổ tiên sẽ không được bán; dù con cháu có nghèo khổ đến đâu.

Vào thời kỳ nhà Nguyễn, nghi thức thờ cúng tổ tiên được ghi trong sách “Thọ mai gia lễ”. Cách thờ cúng tổ tiên không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy; không cần nhiều món lễ vật quý hiếm. Việc thờ cúng quan trọng nhất vẫn nằm ở tấm lòng của người thờ cúng; chỉ cần có tâm thì một nén hương lên bàn thờ tổ tiên trong các dịp lễ là đủ.

cach bay ban tho gia tien ngay tet 2 - Cách thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam
Cách thờ cúng tổ tiên

Những ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

Việc thờ cúng tổ tiên ông bà là một trong những vấn đề quan trọng được mọi người đề cao. Bởi chúng mang nhiều ý nghĩa khác nhau và tác động lớn đến tâm tư của mọi người.

Nét đẹp truyền thống của văn hóa người Việt

Thờ cúng tổ tiên ông bà được xem là một trong những phong tục tập quán lâu đời. Chúng đã xuất hiện từ rất lâu và được truyền từ đời này sang đời khác. Chính vì vậy, việc thờ cúng này đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt. Mọi người luôn tự hào về một nét đẹp tuyệt vời và nhân văn đến vậy.

Cách thờ cúng tổ tiên của con cháu cũng là một trong những tiêu chí để mọi người đánh giá chuẩn mực đạo đức và cách làm người của mỗi một gia đình. Nó cũng liên quan đến đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Chính vì vậy, có thể nói việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa lớn; không chỉ với con cháu và còn có ý nghĩa với xã hội.

Tưởng nhớ đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên

Bàn thờ là một trong những nơi để đặt ảnh và lư hương của người đã mất. Chúng được xem như là một thế giới thu nhỏ của tổ tiên, ông bà, những bậc bề trên đã khuất. Bởi vậy, việc thờ cúng tổ tiên cũng là cách để con cháu tưởng nhớ đến những người này. Đặc biệt là những người mới mất; những người có sự kết nối về tình cảm chặt chẽ với những người ở lại như cha mẹ – con cái, anh – chị – em, ông bà – con cháu,…

Do đó, phần lớn trong các gia đình người Việt; luôn có những bàn thờ để thờ cúng những người đã mất trong dòng họ. Việc này giúp những người ở lại nguôi ngoai được nỗi nhớ, giảm bớt được sự đau buồn. Thờ cúng cũng là cách mà mọi người thể hiện được nỗi nhớ của mình với tổ tiên, ông bà. Chúng đề cao vị trí vô cùng quan trọng của họ trong lòng mọi người.

>>  Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề may chất lượng

Thể hiện sự biết ơn, tôn kính với những bậc bề trên

Người Việt Nam luôn sống và đề cao những công lao của những bậc đi trước. Họ luôn thực hiện theo câu nói “Uống nước nhớ nguồn”. Nếu không có sự hy sinh của người đi trước; thì sẽ không có những ngày tháng như hôm nay của những người đi sau. Việc con cháu thờ cúng ông bà tổ tiên cũng nhằm thể hiện sự biết ơn, tôn kính với những bậc bề trên.

Thông thường, vào mỗi dịp lễ tết hay những ngày kỵ giỗ; các gia đình luôn làm những mâm cơm nhỏ đặt lên bàn thờ để dâng lên các bậc bề trên; thể hiện được sự kính trọng của mình. Ngoài ra, mỗi khi thực hiện một công việc nào đó quan trọng như: xây nhà mới, cúng thôi nôi cho trẻ, mua xe mới,…mọi người đều thắp hương; dâng lễ để thông báo với các bậc bề trên trong dòng họ để chung vui cùng gia đình.

Cách thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam

Mỗi một gia đình có một cách thờ cúng tổ tiên khác nhau. Việc này tùy thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó sẽ có một số yếu tố như: kinh tế của từng gia đình, diện tích tổng của ngôi nhà hay diện tích phòng thờ, thói quen hay phong tục thờ cúng theo mỗi vùng miền,…Tuy nhiên, phần lớn cách thờ cúng tổ tiên đều được thực hiện dựa trên những cái cơ bản nhất.

Vị trí đặt bàn thờ trong ngôi nhà

Đầu tiên, khi nói đến cách thờ cúng tổ tiên phải nhắc đến vị trí đặt bàn thờ trong ngôi nhà của người dân. Thông thường, tại mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên sẽ được đặt ở vị trí trang trọng nhất. Phần lớn, các gia đình sẽ chọn gian nhà chính để đặt bàn thờ, chúng cũng là phòng khách của ngôi nhà. Tuy nhiên, với một số gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn thì sẽ xây thành hai gian chính, trong đó một gian để đặt bàn thờ, còn một gian sẽ dùng để tiếp khách.

phong tuc tho cung to tien cua nguoi viet - Cách thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt

Một số gia đình lại coi trọng vấn đề hướng đặt bàn thờ, bởi họ quan niệm chọn được một hướng phù hợp với gia chủ sẽ mang lại nhiều may mắn và phúc đức cho gia đình. Thông thường, với những gia đình theo đạo Phật thì sẽ chọn hướng Nam, vì đây là hướng của bát nhã, chúng còn được gọi là hướng trí tuệ, hướng của sự vững mạnh, tràn đầy sinh khí. Tuy nhiên, cũng có một số gia đình chọn hướng Tây bởi vì hướng này hợp với sự đối đãi trong vấn đề âm dương. Đặt bàn thờ theo hướng này sẽ được bình yên, người thân được bảo vệ.

>>  Mâm lễ cúng động thổ xây nhà theo truyền thống Việt

Việc chọn hướng đặt bàn thờ sẽ tùy thuộc vào quan niệm và thói quen của mỗi người, mỗi nhà hay mỗi vùng miền. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình khó có thể chọn hướng đặt bàn thờ, bởi chúng sẽ phụ thuộc vào hướng nhà, diện tích ngôi nhà, diện tích của phòng thờ,…

Cách sắp xếp trên bàn thờ tổ tiên ông bà

Đối với những người đã khuất, luôn có một di ảnh cùng một lư hương dùng để thắp nhang. Do đó, gia đình bạn thờ cúng bao nhiêu người thì cần phải chuẩn bị bấy nhiêu lư hương. Riêng ảnh thờ, bạn có thể đặt ảnh của một số người thuộc thế hệ gần với bạn nhất như cha mẹ, ông bà,..

Tiếp theo, khi sắp xếp các lư hương của tổ tiên ông bà, bạn phải đặt theo trình tự cao thấp theo đúng vai vế trong gia đình. Những người có vị thế càng lớn sẽ được đặt ở vị trí cao nhất. Sau đó sẽ thấp dần theo vị thế của những người thấp hơn. Những người cùng vai vế với nhau sẽ nằm ở cùng một độ cao và cùng hàng. Việc phân chia này vừa thể hiện được tôn trọng với những bậc bề trên vừa tạo nên sự gọn gàng, logic trên bàn thờ cúng.

Lư hương là một vật thể hiện cho sự tinh tú. Trên mỗi lư hương sẽ có một cây trụ để cắm hương vòng, chúng được tượng trưng cho trục của vũ trụ. Hai bên ở góc ngoài cũng được trang bị thêm 2 cây đèn cầy tượng trưng cho Mặt Trời và Mặt Trăng, trong đó, bên trái là Mặt Trời, bên phải là Mặt Trăng. Vào các dịp kỵ giỗ lễ tết, khi mọi người đốt nến và thắp hương cho tổ tiên, ông bà, những mong muốn và nguyện cầu của mọi người sẽ đi theo các vòng khói hương để chuyển đến các bậc bề trên, tổ tiên, ông bà.

Các món lễ vật sử dụng để thờ cúng

Theo quan niệm của người xưa, bàn thờ tổ tiên ông bà là một nơi trang trọng, cần sự thanh tịnh và bình yên. Do đó, mọi người thường xuyên sử dụng các lễ vật chay trên các khay đựng ngay trước bàn thờ. Chúng có thể là các loại trái cây, các loại bánh kẹo hay nước uống,… Những món lễ vật này sẽ được sử dụng để thắp hương vào những ngày thông thường, cúng rằm hay cúng mùng 1 hằng tháng.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp các gia đình sử dụng lễ vật mặn để dâng lên các bậc bề trên, tổ tiên, ông bà. Đó là những ngày kỵ, giỗ, những ngày lễ lớn hay những dịp cầu mong sự bình an cho gia đình. Bạn sẽ cần sử dụng một chiếc bàn nhỏ, đặt ở phía trước và thấp hơn bàn thờ chính để đặt các món lễ vật mặn này. Thế nhưng, với những gia đình có bàn thờ chính khá rộng lớn và chiếm phần lớn diện tích của gian phòng thì bạn cũng có thể đặt những món lễ vật mặn này lên trên bàn thờ chính một cách gọn gàng và cẩn thận.

Cách thờ cúng tổ tiên sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dù bạn có thực hiện giống hay khác với mọi người, thì chỉ cần bạn thật tâm thờ cúng, mọi thứ đều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, một số cách sắp xếp bản trên bàn thờ bạn cũng cần phải tuân theo.