Nội Dung
Sự tích Tết Trung Thu có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa ra sao?
Vì sao lại có Tết Trung Thu? Sự tích Tết Trung Thu được bắt nguồn từ như thế nào? Vậy để hiểu thêm nhiều hơn về chủ đề này, bạn nên theo dõi bài viết bên dưới.

Gắn liền với tuổi thơ, dường như không có đứa trẻ nào là không biết đến ngày tết Trung thu. Vào ngày này, trẻ con được người lớn tặng cho rất nhiều quà bánh. Hơn thế nữa, đây là dịp giúp chúng có thể cùng tham gia các hoạt động như “phá cỗ”, múa lân, rước đèn, ngắm trăng, … vô cùng ý nghĩa. Sự tích tết Trung thu xuất hiện từ rất lâu đời và đến nay ngày nay đã trở thành một ngày lễ truyền thống và điểm tô thêm vẻ đẹp cho nền văn hóa người Việt.
Tết Trung thu mang ý nghĩa sâu sắc đến mọi nhà
Vào ngày này những đứa trẻ nhỏ vô cùng thích thú, mong đợi vì nhận được nhiều món quà, đồ chơi từ người lớn. Có thể là đèn ông sao, trống, … được thưởng thức món bánh Trung thu hấp dẫn mà chỉ trong suốt một năm mới có được. Bên cạnh đó, chúng còn được tham gia các hoạt động ý nghĩa khác như làm đèn lồng, rước đèn, xem múa lân, phá cỗ, … Đây là dịp mà các bạn nhỏ có được cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị và ý nghĩa này.
Hơn hết, đây cũng là cơ hội để cho các thành viên trong gia đình có dịp ngồi lại bên nhau, quây quần, sum họp để cùng nhau trò chuyện, kể cho nhau nghe về những câu chuyện của cuộc sống. Bên những tách trà nóng cùng với những chiếc bánh thơm lừng, họ gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp về một tương lai hạnh phúc, thành công.
Mặt khác, ngày Rằm tháng Tám là thời điểm đẹp nhất để mọi người có thể nhìn trăng mà dự đoán về tình hình mùa vụ và quốc gia trong giai đoạn sau. Theo quan niệm của ông bà xưa, nếu như mặt trăng ngày đó sáng màu vàng thì năm đấy sẽ trúng mùa tằm tơ, trăng sáng màu xanh hoặc lục thì năm đó có thể có thiên tai, nếu màu cam thì quốc gia sẽ được thịnh trị và bình an.
Hình ảnh ánh trăng như biểu tượng cho tất cả những điều mong ước tốt đẹp nhất mà người dân mong muốn được gửi đến. Một cuộc sống ấm no – hạnh phúc, một gia đình sum vầy – vẹn toàn, một tương lai tươi sáng – bình an. Vì thế mà ánh trăng ngày Trung thu có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với người dân. Chắc có lẽ vì thế mà cái tên gọi tết Đoàn Viên từ đó được ra đời.
Những sự tích tết Trung thu thú vị trong dân gian
Tương truyền trong dân gian có rất nhiều câu chuyện để giải thích về sự tích tết Trung thu, mỗi một câu chuyện lại mang một ý nghĩa vô cùng thú vị. Vô tình tạo nên một “bức tranh” sự tích tết Trung thu độc đáo và hấp dẫn.
Sự tích tết Trung thu bắt nguồn từ việc nhà vua đi dạo chơi vào ngày Rằm tháng Tám
Câu chuyện được bắt đầu vào thời nhà Đường là vua Đường Minh Hoàng một lần đi dạo chơi tại vườn Ngự Uyển của cung đình vào đêm trăng rằm của tháng Tám. Tại đây, nhà vua đã gặp được tên đạo sĩ La Công Viễn (Diệp Pháp Thiện) và ông có phép đưa nhà vua một lần lên cung trăng. Cảnh trí được trang trí vô cùng đẹp, đẹp hơn cả những gì mà nhà vua đã từng được nhìn thấy ở trần gian. Cùng với đó là những tiên nữ xinh đẹp, thướt tha hoà cùng với âm thanh, ánh sáng huyền diệu cùng nhau múa hát. Tạo nên một bức tranh lễ hội sống động, thú vị. Trong khi đó, vua mãi mê hân hoan thưởng thức tiên cảnh mà gần quên rằng trời đã gần sáng. Khi ra về, ngài còn cảm thấy luyến tiếc và bồi hồi.

Vì còn vấn vương trên cung trăng, nhà vua đã chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y. Cứ vào đêm ngày tháng 8 hằng năm, ông lại ra lệnh cho toàn dân được bày tiệc, tổ chức lễ hội, rước đèn. Ông cùng Dương Quý Phi uống rượu, thưởng thức đoàn cung nữ muốn hát vui chơi. Từ đó, ngày Rằm tháng Tám hằng năm, dân gian thường tổ chức rước đèn và bày tiệc, xem nó như một phong tục truyền thống qua nhiều năm.
Sự tích tết Trung thu gắn liền với sự tích chị Hằng Nga
Nhắc đến Trung thu là không thể quên nhân vật chị Hằng Nga – hình ảnh luôn đi liền với các bạn nhỏ khi liên tưởng đến. Người ta cho rằng, sự tích tết Trung thu có liên quan đến chuyện của vợ chồng anh Hậu Nghệ và chị Hằng Nga. Cả hai là hai vị thần bất tử, được sống trên cung trăng. Tuy nhiên, vì lòng đố kỵ và ghen ghét của những người xấu mà anh Hậu Nghệ đã bị đày xuống trần gian và làm dân thường. Sau đó không lâu, vì tài năng vốn có của mình anh đã giúp cho Ngọc Hoàng làm nên việc quan trọng và được ban tặng một viên bất tử và dặn sau một năm mới được uống.

Anh mang về nhà cất và dặn Hằng Nga không được mở ra. Nhân lúc anh không có ở nhà, chị Hằng Nga đã lén lấy là uống viên thuốc. Anh Hậu Nghệ không kịp ngăn cản lại, thế là chị Hằng Nga bay lên mặt trăng và không thể nào xuống lại trần gian được.
Ở dưới trần gian, anh Hậu Nghệ rất nhớ thương vợ và quyết định xây nên một lầu đài và đặt tên là “dương”. Trên đó, chị Hằng Nga cũng đã xây dựng một căn lâu đài tên “Âm” bằng nỗi nhớ của mình. Và cứ vào ngày Rằm tháng Tám hằng năm, anh Hậu Nghệ và chị Hằng Nga lại được về đoàn tụ trong hạnh phúc. Có lẽ đây cũng là lý do để giải thích vì sao ngày này thường có ý nghĩa cho sự đoàn viên, sum họp.
Sự tích chú Cuội cung trăng
Chú Cuội – chị Hằng là hai nhân vật “huyền thoại” gắn liền với tuổi thơ của những đứa trẻ Việt Nam khi nhắc đến ngày tết Trung thu. Chuyện xưa kể rằng, Hằng Nga là tiên nữ trên trời, xinh đẹp, yêu trẻ con vì thế mà hay thường xuống trần chơi dù không được cho phép. Một hôm, trên trời tổ chức cuộc thi làm bánh ngon, nếu được đoạt giải thì sẽ có trọng thưởng. Vì thế mà nàng quyết định xuống trần để hỏi thăm và vô tình gặp được Cuội.

Anh Cuội là một người chuyên nói dóc. Anh chỉ Hằng Nga bỏ tất cả nguyên liệu rồi đem nướng lên nhưng kỳ lạ thay lại ra được một món bánh vô cùng thơm ngon. Sau đó, nàng quyết định mang chiếc bánh về dự thi. Nhưng anh Cuội không muốn Hằng Nga đi nên lấy hết sức để níu giữ nàng lại. Tuy nhiên, với sức mạnh diệu kỳ đã kéo cả anh Cuội và cây đa đầu làng lên cung trăng. Trên đây nhìn xuống, Cuội tỏ ra buồn bã vì nhớ nhà, nhớ lũ trẻ nô đùa vui chơi.
Còn chiếc bánh của Hằng Nga cũng được đoạt giải và lấy tên là “bánh Trung Thu”. Sau khi có điều ước, nàng đã ước cho mình và anh Cuội cứ vào ngày Rằm tháng Tám hằng năm sẽ được xuống trần gian để vui chơi cùng những em nhỏ. Chính vì thế, ngày tết Trung thu hay còn được gọi là tết Thiếu nhi và luôn đi liền với hình ảnh chú Cuội và chị Hằng Nga.
Một số phong tục của ngày tết Trung Thu
Khi nhắc đến tết Trung thu, người ta thường nghĩ ngay đến rất nhiều phong tục đặc biệt và độc đáo, không phải dịp lễ tết nào chúng ta cũng được trải nghiệm. Chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về một số phong tục của ngày tết Trung thu bên dưới.
Phong tục về chơi đèn lồng
Có một điều đặc biệt mà chúng ta không thể quên được khi những ngày tết Trung thu cận kề, đó là những chiếc đèn lồng đầy màu sắc rực rỡ dưới ánh trăng sáng vàng của ngày Rằm tháng 8. Những chiếc đèn lồng được xem như hình ảnh tượng trưng gắn liền với ngày tết Trung thu. Thường thì vào gần ngày lễ này, người dân sẽ treo những chiếc đèn lồng ở trước nhà nhưng một lời cầu mong sự bình an, may mắn đến với gia đình của mình. Bên cạnh đó còn có một loại hình đèn khác cũng rất là phổ biến, chính là đèn hoa đăng. Đối với đèn này, họ còn ghi những điều ước nguyện của mình lên những chiếc đèn rồi thả chúng trên những bờ sông để lời nguyện được mang đi xa.

Đèn lồng ở Việt Nam thường được làm cho các em nhỏ chơi nhân dịp Trung thu. Chúng được làm thủ công từ những thanh tre, với nhiều hình thù khác nhau như ngôi sao, con cá, bông hoa, … Bao bọc bằng nhiều chất liệu có thể là giấy vò, giấy kính, … rồi điểm tô bằng những hoa văn, màu sắc sặc sỡ hơn. Tạo nên nhiều hình thù độc đáo với ý nghĩa cầu mong sự ấm no và hạnh phúc của gia đình.
Phong tục phá cỗ Trung thu
Hình ảnh mâm cỗ trong tết Trung thu được cùng để cúng trăng và trời đất, nguyện cầu mong sự tốt lành đến với gia đình, công việc làm ăn suôn sẻ trong tươi lai. Thường thì tuỳ vào điều kiện của gia đình mà mâm cỗ được chuẩn bị đầy đủ bánh kẹo, hoa quả, … Đến khi ánh trăng vừa lên đến đỉnh đầu thì mọi người sẽ cùng nhau “phá cỗ”, ngồi lại cùng nhau thưởng thức hương vị của ngày tết Trung thu của năm.
Phong tục ngắm trăng Trung thu
Đêm ngày Rằm tháng 8 được xem là thời điểm mặt trăng đẹp nhất trong một năm. Những gia đình thường cùng nhau quây quần, sum họp lại vừa ăn bánh, uống trà và ngắm nhìn ánh trăng trên bầu trời. Dáng trăng tròn đầy đặn, ánh trăng sáng rực cả một vùng trời, soi rõ cả những vật xung quanh như thể hiện sự no đủ, đầm ấm và hạnh phúc của người dân. Dưới ánh trăng, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh ông bà, cha mẹ sẽ kể cho những đứa trẻ nhỏ trong gia đình nghe câu chuyện về giai thoại sự tích Chú Cuội trên cung trăng.

Phong tục ăn bánh Trung thu – món bánh đặc trưng
Nếu như nói đèn lồng là hình ảnh biểu trưng cho ngày lễ tết Trung thu thì món bánh Trung thu được xem là “hương vị đặc trưng” của ngày này. Dường như đây đã trở thành món ăn không thể thiếu của mọi nhà khi ngày lễ đến. Ngày nay, bánh Trung thu có hai loại phổ biến là bánh nướng và bánh dẻo với dạng hình tròn – hình vuông độc đáo. Tuy nhiên, chúng có một ý nghĩa chung là thể hiện sự đoàn tụ và hoà thuận của một gia đình. Ông bà quan niệm, nếu như miếng bánh được cắt càng đều thì gia đình càng trở nên hạnh phúc và hoà thuận hơn. Ngày nay, bánh Trung thu còn được là lựa chọn để biếu, tặng cho người thân hay đối tác như một lời chúc sự may mắn và bình an đến với những người mình quý trọng.
Phong tục múa lân
Đã là lễ hội thì làm sao có thể thiếu được những tiếng trống rộn ràng, những điệu múa nhộn nhịp được. Hình ảnh của con Lân như tượng trưng cho những điềm lành, điều may mắn vì thế mà hình thức múa Lân của đêm Trung thu mang ý nghĩa đem đến những điều tốt lành đến cho mọi nhà. Thường thì đội Lân sẽ ghé từng nhà để nhảy múa, khắp ngõ phố, xóm làng đâu đâu cũng nghe nhộn nhịp tiếng trống, tiếng chiêng rền vang.
Sự tích tết Trung thu thật chất có rất nhiều biến thể khác nhau. Mong rằng những hoạt động tốt đẹp và ý nghĩa này sẽ còn được giữ mãi theo thời gian cho những thế hệ mai sau. Những thông tin mà bài viết cung cấp, hy vọng giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về ngày lễ tết đặc biệt này nhé!