Mặc dù cùng tổ chức vào rằm tháng 7; tuy nhiên, có sự khác biệt giữa Lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn. Bao gồm cả về ý nghĩa, cách chuẩn bị đồ cúng, nghi thức cúng.
Vốn là 2 ngày lễ không thể thiếu trong tâm linh của người Việt từ bao đời nay. Thực tế, có không ít người nhầm lẫn giữa lễ Vu Lan báo hiếu và Lễ Cô Hồn là một. Hãy cùng Thấy Là Thích tìm hiểu về nguồn gốc và cách phân biệt Lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Đôi nét về Lễ Vu Lan báo hiếu
Ngày Rằm tháng 7 hằng năm được truyền tai nhau là ngày lễ báo hiếu cha mẹ hay còn gọi là lễ Vu Lan. Vì ngày lễ tính theo lịch âm, nên mỗi năm sẽ tương ứng với ngày dương khác nhau. Trong năm nay, Lễ Vu Lan theo lịch dương sẽ diễn ra vào ngày 15/8/2023.

Nguồn gốc
Nguồn gốc Lễ Vu Lan ra đời gắn với đệ tử của Đức Phật là Mục Kiền Liên. Vị tôn giả tu luyện đạt hạng thần thông đệ nhất, sở hữu nhiều phép thần thông. Nhờ nghe theo lời chỉ dạy của Đức Phật cúng chư tăng vào ngày rằm tháng 7. Chính ông đã tự cứu mẹ mình thoát khỏi ải khổ đau ở địa ngục. Từ đó ngày lễ Vu Lan được hình thành và duy trì cho đến ngày nay.
Theo tích ấy, cứ vào dịp rằm tháng 7, tất cả tín đồ Phật giáo đều thành tâm cúng bái, dâng phẩm vật lên Tam Bảo. Như một hình thức để báo hiếu, cầu nguyện cho đấng sinh thành được siêu thoát.
Lễ Vu Lan hiện nay đã được mở rộng hơn. Nó không chỉ dành cho Phật tử, mà còn được xem là mùa báo hiếu, báo ân, dành cho tất cả mọi người. Góp phần thể hiện sự biết ơn, công lao sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ. Một dịp hiếm hoi để chúng ta tưởng nhớ và có cơ hội tìm về cội nguồn của mình. Những điều thường làm trong lễ Vu Lan có thể kể đến là:
- Lễ cúng dường, lễ cầu siêu, làm phúc bố thí
- Lễ phóng sinh để tích phước, với mong muốn tăng phúc, hóa giải nghiệp
Sự khác biệt giữa Lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn còn nằm ở tục mỗi người thường cài lên áo một bông hồng. Những ai còn cha mẹ cài bông hồng đỏ. Bông hồng trắng cho những người đã mất cha (mẹ).

Ý nghĩa tết Vu Lan
Ý nghĩa tết Vu Lan chính là tưởng nhớ đến công ơn của những người đã sinh ra và nuôi dưỡng ta. Thể hiện lòng hiếu thảo hướng về ông bà tổ tiên. Đồng thời phù hợp với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.
Vào ngày này, những người con xa quê đều cố gắng trở về đoàn tụ cùng gia đình. Tại các chùa trên cả nước, Lễ Vu Lan được tổ chức rất long trọng, thu hút đông đảo mọi người tham gia.
Trong ngày lễ báo hiếu, nhà Phật thường khuyên mọi người nên ăn chay và tới chùa chiền thắp hương cầu khấn. Nếu có thời gian, bạn có thể tham dự buổi thuyết giảng giáo lý nhà Phật từ vị trụ trì. Tất cả hành động này đều nhằm cầu mong cho những người đã mất được yên nghỉ. Còn những người còn sống sẽ luôn vui khỏe.
Ngoài ra, trong Lễ Vu Lan còn có nghi thức phóng sinh. Việc làm thể hiện lòng nhân từ, tạo phước cho bản thân, gia đình. Đồng thời giúp người già, người cô đơn cảm nhận được sự ấm cúng và hạnh phúc hơn.
Tại mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cơm dâng lên Phật, thần linh và tổ tiên. Không thể thiếu những lời chúc và món quà dành tặng cho bậc cha mẹ.
Lễ cúng cô hồn là gì
Nguồn gốc
Nguồn gốc ra đời có khác biệt giữa Lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn. Theo đó, câu chuyện bắt nguồn về Lễ Cô Hồn có liên quan tới đại đệ tử của Đức Phật là Tôn giả A Nan Ðà. Xuất hiện cùng với một con quỷ mặt cháy.

Vào một buổi tối khi đang ngồi trong tịnh thất thì Đức A Nan Đà thấy một con ngạ quỷ khô gầy, cổ dài nhỏ. Nó vào nói rằng 3 ngày nữa ông sẽ chết và trở thành bộ dạng quỷ như nó.
Quỷ đói còn nói thêm, nếu muốn tránh khỏi điềm xấu này. Ngày mai ông phải thí cho mỗi con một hộc đồ ăn. Kèm theo cúng dường Tam Bảo để lũ ngạ quỷ tái sinh vào cõi trên, mà ông cũng được hưởng phúc tăng thọ.
Tôn giả A Nan Đà sau đó đã đem chuyện bạch với Ðức Phật và được truyền dạy cho bài chú Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni. Nghe theo lời báo đó, A Nan Đà đã làm theo và may mắn thoát được kiếp nạn.
Ý nghĩa
Theo tục lệ dân gian, cúng cô hồn được xem là Phóng diệm khẩu. Có thể hiểu rộng là xá tội vong nhân, hay cúng thí cho cô hồn, những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa. Một nghi thức nhân văn, bên cạnh việc thắp hương cho tổ tiên. Các gia đình còn cầu nguyện cho những vong linh ẩn dật cô độc được đầu thai; thay vì vất vưởng không chốn dung thân ở nhân gian ngày này qua ngày khác.
Sự khác biệt về mâm cúng giữa lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn
Trong mâm cúng lễ Vu Lan cần sự cầu kỳ, chỉn chu, đầy đủ những lễ vật. Có thể là mâm cúng chay hoặc mặn tùy theo hoàn cảnh của người cúng. Về cơ bản, mâm cúng được chia thành:
Cúng Phật
Mâm cúng Vu Lan cúng Phật tại nhà, đơn giản chỉ cần chuẩn bị cơm chay hoặc mâm ngũ quả. Chú ý nên được làm vào ban ngày là tốt nhất.
Cúng thần linh và gia tiên
Lễ cúng Thần linh gồm gà trống nguyên con, xôi hoặc bánh chưng, rượu, chè, trái cây, bình hoa tươi.
Lễ cúng gia tiên nên có mâm cơm tươm tất. Có thể kể đến là xôi, gà, canh, cá kho. Bổ sung thêm những món ăn mà người đã khuất thường dùng. Ngoài ra, mâm cúng còn có thêm tiền vàng, vật dụng bằng giấy cúng cho người cõi âm như quần áo, trang sức, nhà cửa, xe cộ. Mục đích để người đã mất có điều kiện sống tiện nghi như khi ở dương trần.
Đối với mâm cỗ chay thanh tịnh, chắc chắn không thể thiếu xôi, giò chả, nem, các món xào, món canh. Nên nhớ nguyên liệu 100% phải là đồ chay thuần.
Trong khi lễ cúng cô hồn với ý nghĩa đơn thuần là bố thí làm phúc. Không yêu cầu cao về lễ vật cúng cầu kỳ. Nếu gia đình không có điều kiện và muốn tối giản hóa thì chỉ cần chuẩn bị hương, hoa, đèn, xôi chè, bỏng ngô, khoai luộc, mía, một ít vàng mã tiền giấy là được.

Sự khác biệt về nghi thức giữa lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn
Khác biệt giữa Lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn tiếp theo đó là về nghi thức. Ngoài mâm cúng, trong Lễ Vu Lan nhiều gia đình thường tới chùa đọc kinh. Đặc biệt là hình ảnh bông hồng cài áo khi tham dự.
Vào ngày này, có người còn mua vật phẩm phong thủy để cầu may. Hoặc mua quà tặng ông bà, bố mẹ. Với lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an.
Còn Lễ Cô Hồn được thực hiện tại nhà, gắn với tục giật cô hồn. Theo quan niệm từ các cụ ngày xưa cho rằng, càng nhiều người tranh giành mâm cúng sẽ càng mang lại may mắn cho gia chủ.
Gợi ý cách làm một số món cỗ chay đơn giản nhất
Nem chay rán
Nguyên liệu gần giống với nem thịt. Chỉ khác là không dùng thịt, mà thay thế bằng rau củ.
– Các bước sơ chế:
- Nấm ngâm mềm, cắt sợi
- Cà rốt, xu hào thái hạt lựu
- Mì căn, miến sau khi ngâm nở thì xé nhỏ
- Xay nhuyễn đậu hũ
– Chế biến
Phi hành thơm, cho nguyên liệu đã sơ chế trên vào xào cùng, nêm muối vừa ăn. Đợi tới khi nguyên liệu chín, bạn đổ ra tô, trộn miến, đậu đảo đều và nêm lại gia vị. Tiến hành gói nem như thông thường. Sau đó chiên nem ngập trong dầu cho vàng giòn.
Miến xào chay
Đa phần chúng ta sẽ xào miến với thịt, măng. Nhưng với món chay, bạn chỉ xào với rau củ. Nguyên liệu cần có là các loại rau củ đậu que, nấm rơm, súp lơ. Tùy vào khẩu vị bạn cho thêm cà rốt, đậu phụ, ớt, hành ngò.
– Sơ chế
- Miến ngâm vào nước cho mềm rồi cắt vừa miệng
- Gọt rửa sạch nấm rơm rồi ngâm với nước muối pha loãng.
- Cà rốt cắt lát hoặc bào sợ
- Đậu que cắt đôi
- Đậu hũ chiên vàng, cắt dọc nhỏ.
Phi hành thơm rồi cho rau củ xào xơ. Tiếp đến cho nấm rơm, đậu hũ nêm chút muối. Khi hỗn hợp chín mới cho miến xào cùng. Đợi vài phút miến chín tới thì bày ra đĩa, rắc hành ngò lên trên

Giò chay
Nguyên liệu làm giò chay bao gồm váng đậu, tỏi tây. Gia vị cần có là muối, đường, tiêu, hạt nêm, nước mắm, baking soda. 2 thành phần quan trọng khác lá chuối và lạt buộc.
– Sơ chế
Đầu tiên, bạn ngâm váng đậu vào nước ấm cho mềm. Sau đó vớt rửa sạch, thái nhỏ.
Một phần váng đậu còn lại cho vào xoong đun sôi cùng nước. Khoảng 20 phút sau, bạn vớt để ráo.
– Chế biến
- Tỏi tây thái nhỏ phi cùng hành thơm.
- Cho váng đậu đã nấu sôi vào xào cùng
- Váng đậu ngâm nước thì vớt ra miếng vải và vắt kiệt nước. Bạn nêm chút muối, mắm vừa ăn.
- Cho váng đậu vào lá chuối đã trải sẵn rồi bó chặt
- Tiếp tục cho vào nồi nước sôi luộc trong một giờ rồi vớt ra để nguội là xong
Xôi dừa hoặc xôi bắp
Bạn cần chuẩn bị gạo nếp, 1 quả dừa, dừa sợi, nước cốt dừa, vừng, đường, muối, dầu ăn.
– Chế biến
- Vo sạch gạo, ngâm trong nước dừa qua đêm hoặc vài tiếng.
- Vớt gạo ra rửa sạch, trộn cùng chút muối và để ráo.
- Trộn thêm chút dầu ăn và đem đi đồ
- Trộn đường với dừa
- Rang vừng, giã nhỏ
- Khi xôi chín thì rưới nước cốt dừa và phủ kín dừa sợi lên
- Đun tiếp khoảng 5 phút thì cho xôi ra khỏi chõ, trộn đều xôi với dừa.
- Đợi xôi nguội thì rắc vừng lên, đóng khuôn đẹp mắt
Đặt mâm cúng trọn gói ở đâu?
Nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian chuẩn bị mâm lễ cúng thì cũng đừng lo lắng. Dịch vụ cung cấp đồ chúng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn chuẩn bị từ a-z. Trong số những đơn vị uy tín hàng đầu hiện nay, phải kể đến Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm.
Dịch vụ chất lượng, chăm sóc khách hàng chu đáo, cùng mức giá tuyệt vời. Chúng tôi nhận soạn mâm cúng đầy đủ, trang trí đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Toàn bộ nguyên liệu sử dụng đều an toàn với sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, nơi đây còn tư vấn cho bạn nghi thức, bài khấn bày tỏ được lòng thành, cũng như mang lại tài lộc may mắn.
Nếu quý khách còn thắc mắc nào về sự khác biệt giữa Lễ Vu Lan và Lễ Cô Hồn xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được giải đáp.