Lễ cúng Táo Quân – Sự khác biệt trong lễ vật của từng vùng miền

Cúng Táo Quân là phong tục truyền thống người dân Việt Nam. Để chuẩn bị mâm cỗ cần phải có gì? Cũng như ở từng vùng miền có sự khác biệt gì khi chuẩn bị mâm cỗ?

mam com cung dua ong tao ve troi 23 thang chap - Lễ cúng Táo Quân - Sự khác biệt trong lễ vật của từng vùng miền
Mâm cơm cúng ông táo

Trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam, việc thờ cúng Táo quân rất phổ biến và đã thành thông lệ phải thực hiện hàng năm. Cứ đúng ngày 23 tháng Chạp, bất kỳ gia đình nào cũng làm lễ để tiễn Ông Táo về trời bẩm báo tình hình trong 1 năm qua của gia đình mình với Ngọc hoàng. Và việc cúng Táo quân cần phải chuẩn bị những gì và có khác biệt gì trong các món lễ vật của từng vùng miền không? Tahy sẽ giải đáp cho các bạn.

Táo quân là ai?

Theo dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Hoa, nhưng được Việt hóa thành sự tích 2 ông 1 bà gồm Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp núc. Thế nhưng người dân vẫn thường gọi chung Táo quân hơn những tên gọi khác. 

cung dua ong tao ve troi - Lễ cúng Táo Quân - Sự khác biệt trong lễ vật của từng vùng miền
cúng đưa ông táo về trời | lễ cúng táo quân

Việc thờ thần bếp ở mỗi gia đình là tín ngưỡng có từ xa xưa với ngụ ý muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mọi người trong gia đình luôn yêu thương và trân quý nhau. Bàn thờ Táo Quân thường được đặt gần bếp, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Táo về trời. Do đó, các gia đình sẽ chuẩn bị lễ cúng để đưa ông Táo đi thật tươm tất với bài cúng cùng các lễ vật khác nhau.

Ý nghĩa cúng Táo Quân

Từ xưa đến nay, người dân ta luôn quan niệm rằng, năm mới mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng việc cúng Táo Quân vào ngày 23 tháng Chạp. Đến đêm 30 tháng Chạp lại cúng rước ông Táo trở về cùng gia đình đón năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Người Việt cho rằng, Táo Quân là nhân vật định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức có được là do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Đồng thời, nhân vật này cũng ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư và giữ bình yên cho gia đình.

Lễ vật cúng Táo Quân cần chuẩn bị những gì?

Nhìn chung, lễ vật cúng Táo Quân thường sẽ có:

  • Thịt lợn
  • Canh
  • Món xào
  • Xôi, chè
  • Mâm trái cây
  • 1 bình hoa
  • 1 đĩa gạo, muối
  • Đũa, chén
  • Trà, rượu
  • Cá chép
  • Mũ Ông Táo (2 chiếc có cánh chuồn dành cho Táo Ông, 1 chiếc không có cánh chuồn cho Táo bà)
  • Quần áo giấy cho Táo Quân: 2 bộ cho nam, 1 bộ cho nữ
  • Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ
  • Vàng mã
  • Bài văn khấn
>>  Cách chuẩn bị mâm cúng tất niên miền Trung chuyên nghiệp

Đối với các gia đình ăn có truyền thống ăn chay vào những dịp đặc biệt hoặc ăn chay trường thì như thế nào? Đừng lo lắng quá, vì tất cả đều sẽ giải quyết được. Các gia đình vẫn chuẩn bị những món lễ vật tương tự như lễ mặn. Nhưng thay vào đó là những món đồ chay làm từ rau củ.

Tuy nhiên, có 1 điều cần ghi nhớ rằng, dù cúng chay hay mặn thì gia đình cũng phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ. Những mâm cỗ cần được chuẩn bị tươm tất thì mới thể hiện được lòng thành của gia đình và như vậy Ông Táo mới có thể bẩm tấu chi tiết về tình hình gia đình mình cho Ngọc Hoàng trong suốt 1 năm.

Ngoài ra, tại các vùng miền của nước ta vẫn có những cách chuẩn bị lễ vật riêng biệt như sau:

Miền Bắc

Người dân ở miền Bắc thường cúng Táo Quân khá sớm, bắt đầu từ 20 và trễ nhất là trưa 23 thì mọi nghi thức cúng phải hoàn tất. Bởi người dân tại đây quan niệm sau giờ đó thì Ông Táo đã bay về trời và không còn ở dương gian nữa. Ngoài việc chuẩn bị cá chép, vàng mã như thường lệ, nhiều vùng ở miền Bắc còn chuẩn bị thêm chè để Ông Táo lên trời báo cáo cho “ngọt” giọng.

Bàn thờ Táo Quân của người miền Bắc thường bày cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó gồm bộ mũ, hia. Khi đã cúng xong, họ đốt vàng mã và tiễn ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao, sau đó thay ba ông đầu rau mới vào bếp và cả bộ mũ trên bàn thờ. 

Người dân cũng chuẩn bị thêm cá chép để trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ hóa rồng và đưa Ông Táo về trời. Sau khi cúng xong, con cá chép này sẽ được thả xuống ao, hồ phóng sinh.

Đối với cá chép cúng Ông Táo, bạn không cần chọn loại cá to, chỉ cần chọn những con khỏe mạnh, màu sắc bắt mắt, toàn thân nguyên vẹn và không trầy xước. 

Miền Trung

Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo Quân sẽ lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp rất long trọng. Việc đầu tiên chắc chắn sẽ là lau lư hương và thay cát, lau dọn sạch sẽ bàn thờ Ông Táo. Sau khi cúng xong, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường.

>>  Đặt mâm cúng cô hồn giá rẻ nhưng chất lượng ở đâu?

Tiếp đó, họ sẽ rước tượng Ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu năm mới. Ngoài ra, người dân ở Huế còn có tục dựng cây nêu trước sân nhà hoặc sân đình vào ngày 23 tháng Chạp.

Miền Nam

Ngoài những lễ vật chính vừa được liệt kê ở trên, người miền Nam còn có thêm 1 đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và 1 bộ cò – ngựa làm bằng giấy, không khung tre. Người dân miền Nam thường cúng ông Công ông Táo về buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20h đến 23h.

Người Sài Gòn cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình dùng xong bữa tối, không nấu nướng hay đụng chạm gì đến bếp nữa thì mới cúng tiễn Ông Táo đi gặp Ngọc Hoàng.

Gợi ý các món ăn chuẩn bị cho ngày cúng Táo Quân

Gà luộc

Một trong những món ăn bắt buộc phải có trong các nghi thức cúng và dễ thực hiện là gà luộc. Thịt gà sau khi luộc xong vẫn giữ được vị thanh ngọt tự nhiên của thịt, da gà vàng ươm bắt mắt.

Xôi

Tương tự như gà, xôi cũng là món ăn thường xuất hiện trong các lễ cúng và khá quen thuộc với mọi người. Trong đó, xôi ngũ sắc thường được chọn là món để bày trên các mâm cỗ cúng. Xôi là sự kết hợp hài hòa giữa nhiều màu sắc tươi sáng và tương phản tạo nên sức cuốn hút.

Từng hạt nếp thơm sẽ được trộn với nước màu tự nhiên từ lá dứa, gấc, lá cẩm, nghệ và nước cốt dừa…Món xôi vừa đơn giản lại còn rất thơm ngon sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải xiêu lòng chỉ sau 1 lần ăn thử.

Thịt bò xào

Món xào giúp hương vị mâm cỗ thêm phần hài hòa và đó cũng là lựa chọn đơn giản nhưng rất tuyệt vời cho các gia đình. Thịt bò giàu chất dinh dưỡng có thể xào cùng hành tây hoặc cà chua tùy thích. Tuy nguyên liệu chuẩn bị đôi khi sẽ có sự khác biệt, thế nhưng cách chế biến lại không có quá nhiều sự thay đổi.

Canh

Các món canh dường như đã quá quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình. Một chén canh nóng sẽ làm tăng thêm hương vị thơm ngon của bữa cơm. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà chế biến từng món canh khác nhau. Bạn có thể thử nấu canh xương cùng với các loại rau củ. Sự kết hợp đó sẽ mang đến hương vị thanh ngọt tự nhiên cho tổng thể món canh.

Nem rán

Phần nhân để làm nem được sơ chế từ các loại nguyên liệu như: Thịt băm, cà rốt, nấm mèo, trứng gà…cuộn lại bằng lớp bánh tráng mềm. Sau khi chiên vàng lớp bánh tráng bên ngoài sẽ giòn, thơm, phần nhân bên trong chín vừa phải và đậm đà. 

>>  Đưa ông táo về trời ngày mấy 2023 và chuẩn bị lễ vật gì?

Bắp cải cuộn thịt

Nếu đã chuẩn bị nhiều món thịt rồi thì bây giờ hãy chuẩn bị thêm 1 món có rau để làm tăng thêm hương vị cho mâm cỗ nhé! Bắp cải với phần lá có kích thước lớn và dày sẽ được dùng để gói thịt gà hoặc thịt heo băm. Phần cải nên được chần sơ qua với nước sôi, cuộn 1 lượng thịt vừa phải bên trong và cố định bằng hành lá.

Với món này, các bạn có thể hấp chín và chấm nước mắm tỏi ớt hoặc dùng để nấu canh cũng là lựa chọn hoàn hảo.

Sử dụng dịch vụ chuẩn bị mâm cúng được không?

Nhiều người cho rằng việc sử dụng dịch vụ đặt trước sẽ không thể hiện được thành ý của gia đình đến các vị thần linh. Do đó, họ hạn chế việc đặt trước các món lễ vật từ những dịch vụ bên ngoài. 

Thế nhưng, đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì những dịch vụ này không chỉ giúp bạn chuẩn bị mâm cúng thơm ngon, chất lượng mà còn hỗ trợ cung cấp thông tin về các nghi thức, nhằm giúp bạn có được lễ cúng hoàn chỉnh và tươm tất hơn.

Trong quá trình tự chuẩn bị đồ cúng không ít các gia đình thường bỏ sót hoặc chuẩn bị đồ cúng không hợp lý. Với những trường hợp đó, các bạn có thể giải quyết dễ dàng bằng cách đặt gói dịch vụ của những đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực chuẩn bị đồ cúng.

Chính vì vậy, nếu không có quá nhiều thời gian hoặc không biết cách chuẩn bị lễ vật cúng Ông Táo sao cho chỉn chu nhất. Tốt hơn hết, các bạn nên đặt mâm lễ vật tại những dịch vụ chuẩn bị đồ cúng.

Dịch chuẩn bị mâm cúng Táo Quân uy tín nhất hiện nay

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Đồ Cúng Nhân Tâm là nơi có thể chuẩn bị những món lễ vật cúng cho những dịp đặc biệt theo đúng hương vị của các vùng miền. Tất cả những lễ vật sẽ được chúng tôi chuẩn bị từ sự am hiểu của mình và gửi đến quý khách hàng.

Cách thức và nghi lễ cúng Táo Quân sẽ hơi phức tạp đối với những ai chưa từng thực hiện. Do đó, Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ giúp đỡ khách hàng thực hiện những nghi thức cúng một cách tận tình, cũng như hỗ trợ bày mâm cúng sao cho hợp lý và khoa học nhất.

Ở thời điểm hiện tại, Đồ Cúng Nhân Tâm có hỗ trợ các khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng cho các dịp quan trọng theo đúng hương vị vùng miền. Từ lễ vật cho đến hỗ trợ những bước thực hiện cúng cần thiết, nhằm giúp các gia đình có lễ cúng tươm tất và đúng nghi thức nhất.

Và đó là những thông tin về việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Táo Quân như thế nào và những khác biệt trong cách chuẩn bị lễ vật cho từng vùng miền. Nếu có nhu cầu đặt mâm cỗ, vui lòng liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm qua hotline để được tư vấn gói dịch vụ phù hợp nhất.

[ Lễ cúng táo quân, mâm cúng táo quân, bài cúng ông công ông táo, cúng táo quân về trời cần những gì, mâm cúng ông công ông táo càn những gì ]