Ngày Rằm tháng 7 cúng gì mong cầu được bình an và may mắn

Ngày Rằm tháng 7 cúng gì nhiều khi trở thành nỗi băn khoăn của một số người. Đây là ngày lễ quan trọng trong năm tùy thuộc theo ý nghĩa mà chúng ta muốn hướng tới là gì.

Ngày Rằm tháng 7 cúng gì để mong cầu được bình an, may mắn; và thể hiện được tấm lòng thành kính của bản thân. Ngày rằm tháng 7 là ngày có ý nghĩa đặc biệt quan trọng; vừa là ngày lễ Vu Lan – báo hiếu cha mẹ, vừa là ngày cúng chúng sinh. Vậy nên đôi khi nhiều người không biết chọn cúng già trong ngày này. Chúng ta cần biết được ý nghĩa ngày Rằm tháng 7 cúng với mục đích và mong muốn gì để chọn lựa mâm cúng và lễ vật sao cho phù hợp. 

Ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, xá tội vong nhân có nguồn gốc từ đâu?

Theo tương truyền từ xa xưa đến nay, ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, tổ tiên. Đây là một truyền thống tốt đẹp trong văn hóa Việt bao đời nay; cũng như của một số nước thuộc Châu Á. 

Ngày vu lan báo hiếu là ngày nào
Ngày vu lan báo hiếu là ngày nào?

Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích Bồ Tát Mục Kiền Liên cứu mẹ từ ngục tăm tối. Âu cũng bởi lý do là Mục Kiền Liên là một người có được trời phú cho khả năng đặc biệt. Mẹ ông sau khi đã qua đời bà phải xuống ngạ quỷ vì tội lỗi đã phạm của mình. Khi ông dùng phép thần thông của mình cố gắng nhìn xuyên thấu; và đã thấy được những cảnh tượng đó, ông đã thực hiện ý định đưa cho mẹ mình bát cơm để bà ăn. 

Mẹ Mục Kiền Liên vốn là người có tính ích kỷ, không muốn chia sẻ cho ai nên khi con đưa cơm cho bà đã lấy tay che bát cơm và không để cho các hồn khác đụng vào, và không muốn san sẻ cùng ai. Ông Trời thấy được cảnh đó liền hóa cơm trong bát thành lửa nóng; đồng thời thiêu đốt bà khi bà đưa cơm lên miệng ăn. 

Mục Kiền Liên mặc dù có nhiều phép thần thông; nhưng vẫn không thể thắng nổi và bất lực không cứu nổi mẹ mình. Do nghiệp của bà quá lớn nên cũng khó lòng cứu được. Nhưng Đức Phật không tuyệt tình mà vẫn để cho 2 mẹ con có một lối thoát. Đức Phật chỉ cho Mục Kiền Liên cách để cứu mẹ mình chỉ có 1 mà thôi đó là nhờ đến sự hợp lực và tương trợ của 10 vị chư tăng ở 10 phương thì mới mong cầu để cứu thoát được mẹ ông.

>>  Cách lập bàn thờ thổ công và gia tiên như thế nào là đúng chuẩn?

Không hề nản lòng, Mục Kiền Liên đã nghe theo lời Đức Phật dạy và tìm kiếm đến sự trợ giúp của các vị chư tăng 10 phương. Ngài dùng lời thành tâm khẩn cầu của mình làm động lòng các vị. Chính nhờ tấm lòng hiếu kính chân thành của Mục Kiền Liên đã khiến các vị chư tăng động lòng.

Kết quả, các vị chư tăng hợp lực bởi cảm động trước sự hiếu kính của Mục Kiền Liên đã giúp ông cứu được mẹ. Hơn nữa, các cô hồn khác cũng được giải cứu.

Theo nhiều sách tâm linh ghi lại và dưới sự nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA lý giải. Ngày Rằm tháng 7 là thời điểm mà hằng năm Diêm Vương sẽ mở cửa để cô hồn không nơi nương tựa được trở về dương thế. Vậy nên, ngày Rằm tháng 7 còn xuất hiện tên gọi khác là ngày “xá tội vong nhân”. 

Như vậy, nguồn gốc ngày lễ Vu Lan, lễ cúng xá tội vong nhân có nguồn gốc từ điển tích như trên. Và từ bao đời nay người ta sẽ chọn ngày Rằm tháng 7 để làm lễ cúng Đức Phật, lễ cúng tổ tiên, còn đối với cúng cô hồn được thực hiện từ ngày 2 đến Rằm tháng 7 thì kết thúc. 

Lễ cúng Rằm tháng 7 có nguồn gốc từ lâu và đến bây giờ vẫn được con cháu giữ gìn và phát triển. Ngày này có ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt. Lễ cúng Rằm tháng 7 không thể làm chung cúng Đức Phật, lễ Vu Lan, lễ cúng cô hồn chung với nhau được, ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Vậy nên mọi người vẫn thắc mắc ngày Rằm tháng 7 cúng gì là điều không khó hiểu. 

Ngày Rằm tháng 7 cúng gì đúng chuẩn phong tục Việt?

Cách chuẩn bị mâm lễ cúng Rằm tháng 7 sao cho đúng và phù hợp nhất. Trước khi chuẩn bị lễ cúng cần xác định được đây là lễ cúng gì hay thực hiện lễ cúng cả 3. Bởi lẽ mỗi lễ cúng sẽ có đặc trưng riêng. 

Lễ cúng Đức Phật

Ta thấy có sự tham gia của Đức Phật giúp Mục Kiền Liên tìm ra cách cứu mẹ. Cho nên trong quan niệm từ xưa đến nay; những gia đình theo đạo Phật rất coi trọng lễ cúng Phật và ngày Rằm tháng 7. Lễ cúng này có ý nghĩa vừa tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật; vừa thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. 

>>  Cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi đơn giản đẹp mắt tại nhà

Khi chuẩn bị mâm lễ cúng Đức Phật vào ngày Rằm tháng 7, mọi người nên chuẩn bị những lễ vật cơ bản dưới đây. Nếu gia đình có điều kiện hơn thì có thể linh động các lễ vật nhưng vẫn cần đảm bảo gồm:

  • Xôi: Các loại xôi như xôi trắng, xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi vò hạt sen, xôi trắng ruốc…
  • Món mặn gồm: Giò chay, chả chay, nem chay, nem nấm, đậu hũ sốt nấm.
  • Canh: Canh nấm, canh các loại rau củ chay. 
  • Cải thìa sốt nấm hương.
  • Mâm cúng Phật: Như bao lễ cúng khác có thể có hương, đèn nến, hoa tươi, mâm ngũ quả…
Mâm cúng Phật ngày rằm, mùng 1 (Hình minh họa)

Lễ cúng tổ tiên, gia tiên

Đối với lễ cúng gia tiên cũng sẽ được thực hiện trong nhà giống như lễ cúng Phật. Các lễ vật được chọn có thể theo hướng cúng chay hoặc cúng mặn tùy thuộc từng gia đình và từng vùng miền. Hầu hết mọi người hay chọn lễ cúng mặn. Lễ cúng mặn không yêu cầu khắt khe về các món mà chọn món sao cho phù hợp. Có thể là những món truyền thống của gia đình, món mà ông bà, cha mẹ khi còn sống rất thích ăn. Nói chung cũng để tỏ lòng thành kính đối với ông bà, cha mẹ. 

Trên mâm cúng ngoài những món mặn; chúng ta cúng không thể thiếu những lễ vật cơ bản của ngày lễ cúng gia tiên. Đó là hương đèn, nến, hoa tươi, mâm quả, trà, vàng mã và các đồ tượng trưng được làm bằng giấy phục vụ nhu cầu cuộc sống như ở trần gian. 

Lễ cúng cô hồn

Mâm cúng cô hồn được tiến hành ở ngoài trời không giống như lễ cúng gia tiên. Thực chất lễ cúng cô hồn nhằm tỏ lòng từ bi và tấm lòng của người trần. Chọn thời điểm để làm lễ cúng cô hồn thường vào chiều tối từ ngày mùng 2 đến Rằm tháng 7. Lúc đó những cô hồn sẽ được Diêm Vương cho về hay còn gọi là được xá tội. 

Không giống mâm cúng Phật hay cúng gia tiên, mâm cúng cô hồn sẽ không dùng các mặn vì người xưa quan niệm cúng món mặn sẽ khơi dậy lòng tham của các cô hồn. Thay vì cúng mặn người ta sẽ chọn cúng cháo trắng, gạo, nước, các món chay. Nếu có điều kiện hơn thì dùng hoa quả, bánh kẹo như: 

  • 5 loại hoa quả theo mùa.
  • Các loại bánh kẹo: Bim bim, bánh gạo, kẹo, thạch, bỏng ngô, bỏng gạo…
  • 12 bát con cháo trắng nấu loãng.
  • Quần áo chúng sinh bằng giấy.
  • Tiền vàng.
  • Nước lọc.
  • 3 nén hương và 2 ngọn nến nhỏ.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối trắng.
  • 12 cục đường thẻ.
>>  Cúng xe mới đặt hướng nào mới tốt

Về lễ cúng chúng sinh hay cúng cô hồn; sau khi cúng xong, gia chủ sẽ đem gạo muối rải ra đường, hóa vàng mã. Đồ ăn sẽ được chia và phân phát cho người nghèo, người vô gia cư; hoặc những người khác đến lấy. Người ta cho rằng càng nhiều người giật đồ ăn thì sẽ càng may mắn. 

Đôi điều lưu ý khi tiến hành lễ cúng Rằm tháng 7

Địa điểm: Mâm cúng Phật và gia tiên được tiến hành trang trọng nơi bàn thờ trong nhà. Mâm cúng chúng sinh cần được đặt ngoài trời, thường ngoài sân hoặc cách trước cửa; hoặc đưa đến chùa để cô hồn không quấy phá.

Khi tung gạo, muối ra đường thì cần tung từ trong ra ngoài. Ý nghĩa muốn cho các cô hồn được no đủ; không gây rối cho cuộc sống của ta. Tung ngược lại hành đồng này người ta hiểu là rước vong vào nhà gây điều không tốt. 

Thứ tự mâm cúng: Mâm cúng Phật ở trên cao nhất; mâm cúng thần linh ở giữa rồi cuối cùng đến mâm cúng gia tiên. 

Ghi tên người nhận: Trên các đồ vật mà chúng ta muốn đốt cho người thân hoặc đích danh ai đó; ta cần ghi tên vì trong ngày này có rất nhiều linh hồn lang thang có thể cướp đồ. Hơn nữa, bài văn khấn cần được đọc theo tuần tự thờ thần linh rồi mới nhắc đến tên hương hồn người nhận. 

Dịch vụ hỗ trợ: Ngày Rằm tháng 7 cúng gì?

Thông qua những thông tin trên về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Rằm tháng 7; chúng ta đã hiểu được sơ bộ về ngày quan trọng này. Do vậy, tùy thuộc vào nhu cầu lễ cúng ta tiến hành theo hướng nào để chuẩn bị lễ vật sao cho phù hợp.

Trong đó, quý khách nếu quá bận rộn với công việc thì đừng quá lo lắng. Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ cung cấp cho quý khách trọn gói mâm cúng Rằm tháng 7; với các mức giá phù hợp điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. 

Không chỉ cung cấp mâm cúng Phật, cúng gia tiên, cúng cô hồn; Đồ Cúng Nhân Tâm còn cung cấp đầy đủ các mâm cúng khác như cúng khai trương, đầy tháng, lên nhà mới, dỡ nhà, động thổ.

Tóm lại, các lễ cúng nhất là cúng Rằm tháng 7 mục đích và ý nghĩa cuối cùng cũng là để mong cầu bình an, may mắn và mọi sự trong cuộc sống được thuận lợi. Nếu như các bạn có điều kiện để chuẩn bị mâm lễ cúng là tốt nhất; nhưng không có nghĩa đặt mâm cúng không chứng tỏ được tấm lòng thành kính của mình. Quan trọng nhất không phải là hình thức mà chính là ở tâm của mỗi chúng ta.