Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn rõ hơn và chính xác hơn khi phân biệt được hai vị thần thổ công thổ địa và ông thần tài.
Xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng tâm linh của người Việt từ xưa đến nay. Hình tượng ông thần tài, thổ địa – thổ công chắc hẳn đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phân biệt rõ ràng giữa hai vị thần này; hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
- 1 Ông Thần Tài, Thổ Địa – Thổ Công có ý nghĩa thế nào trong văn hóa tâm linh
- 2 Nguồn gốc của hai vị thần thổ công – thổ địa và ông thần tài
- 3 Phân biệt sự khác nhau giữa ông thần tài và thổ địa – thổ công
- 4 Người ta thường cúng ông thần tài thổ địa vào những dịp nào
- 5 Trên bàn thờ ông thần tài thổ địa nên chọn cúng gì
- 6 Đơn vị cung cấp các loại mâm cỗ cúng trọn gói, chất lượng
Ông Thần Tài, Thổ Địa – Thổ Công có ý nghĩa thế nào trong văn hóa tâm linh
Trong bất kỳ một gia đình Việt nào cũng đều không thể thiếu đi bàn thờ thổ địa (thổ công) và ông thần tài. Không chỉ vậy mà còn xuất hiện ở nhiều hàng quán kinh doanh. Hai ông được coi là những vị thần cai quản đất đai, tiền bạc và của cải; là chỗ dựa niềm tin cho người Việt nói riêng cả những nước phương Đông nói chung. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền văn hóa tâm linh.

Theo quan niệm truyền thống tâm linh, người ta cho rằng, việc thờ cúng ông thần tài thổ địa trong nhà sẽ giúp mang lại được sự ấm no, yên ổn. Ông thổ địa – thổ công sẽ giúp trông coi nhà cửa; tránh sự quấy phá, đem lại may mắn và vững chắc cho gia chủ. Còn ông thần tài sẽ phù hộ cho của cải vật chất đủ đầy, phát triển thịnh vượng. Bởi vậy, việc thờ phụng sẽ giúp gia chủ có được sự an tâm; tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến khi được các vị thần phù hộ, giúp đỡ.
Nguồn gốc của hai vị thần thổ công – thổ địa và ông thần tài
Được biết đến là một văn hóa tâm linh truyền thống, cũng là niềm tự hào của người phương Đông. Nguồn gốc của hai vị thần này vốn được miêu tả, kể qua từ rất nhiều giai thoại khác nhau. Vậy hãy cùng chắt lọc và tìm hiểu xem rằng truyền thuyết nào là hợp lý nhất.
Thổ công – thổ địa là ai? Tại sao người ta lại thờ vị thần này?
Theo quan niệm truyền thuyết mà ông cha ta để lại; người ta cho rằng bất kỳ một mảnh đất nào hay bất cứ nơi đâu; thì cũng đều có người cai quản và người trông coi đất đai thì được gọi là ông thổ địa hay còn gọi là thần thổ công. Mà có đất đai thì mới làm ra được vật chất, của cải, cuộc sống mới yên bình, ấm no.
Dựa vào quan niệm này, thần thổ công trở thành một biểu tượng tâm linh được nhiều người tôn vinh, thờ phụng. Họ tin rằng, thần thổ công thổ địa sẽ giúp nuôi dưỡng và giữ gìn đất đai; sản sinh ra những may mắn cho gia đạo. Tùy vào sự tác động của mỗi văn hóa khác nhau; mà hình dạng của ông thổ địa – thổ công sẽ có những điểm rất riêng.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn quen thuộc nhất là hình ảnh một lão ông bụng phệ, dáng người to béo phúc hậu, nét mặt hiền lành và nụ cười tươi tắn. Khi nhìn ông ta cũng thấy được sự suôn sẻ, hanh thông; có cảm giác như mọi chuyện đều có thể rất dễ dàng và chẳng điều gì khó khăn.
Ông thần tài là vị thần gì? Tại sao người ta lại thờ vị thần này?
Từ tên gọi của ông, chắc hẳn rằng ta có thể dễ dàng đoán ra vị thần này có thiên mệnh gì; và tại sao lại được nhiều người tôn thờ, sùng bái đến vậy. Ông thần tài có truyền thuyết đến từ đất nước Trung Hoa, được coi là một vị thần mang đến của cải, vật chất và tài lộc cho gia chủ; giúp công việc làm ăn buôn bán được thuận lợi, như ý. Từ đây mà người ta thờ phụng vị thần này như một đời sống tâm linh vốn có, hình ảnh của ông thần tài được biết đến là người có râu dài, đội mũ, miệng cười tươi; và tay có cầm một cục vàng hay còn được gọi là kim ngân lượng đại diện cho tiền bạc, của cải.
Phân biệt sự khác nhau giữa ông thần tài và thổ địa – thổ công
Văn hóa thờ thần tài thổ địa chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với mỗi chúng ta; mà đôi khi lại còn quá quen thuộc và trở thành một lẽ hiển nhiên. Hai vị thần này luôn sánh vai cùng nhau, ngồi cùng bàn và được thờ chung. Chính vì vậy mà nhiều người vẫn khó phân biệt hai ông một cách tường tận, rõ ràng. Và thường đặt ra nghi vấn là tại sao hai ông lại được thờ chung?
Điểm tương đồng giữa vị thần thổ địa thổ công và ông thần tài
Khi được thờ chung trên cùng một bàn thờ, hai vị thần này cũng có những điểm tương đồng nhất định.
Thứ nhất là cả vị thần thổ công – thổ địa và cả ông thần tài đều là những bậc thần linh không có thật. Hai ông chỉ sống và tồn tại trong tâm thức người Việt; bước ra từ những truyền thuyết, quan niệm của người phương Đông. Nhờ có hai vị thần linh này mà người Việt ta có một chỗ dựa niềm tin vững chắc với những điều tốt đẹp.
Điểm tương đồng thứ hai của ông thần tài thổ địa đó chính là sự hiền lành, phúc hậu của hai ông. Rất hiếm có vị thần nào lại trông gần gũi, thân thiện và hiền hòa đến thế. Đều có một nụ cười tươi, nét mặt phúc hậu và đại diện cho những điều tốt đẹp sẽ đến.

Điểm khác biệt giữa vị thần thổ địa thổ công và ông thần tài
Từ hình dáng, dáng vẻ của hai ông chắc hẳn ai cũng đã phân biệt được những điểm khác nhau. Một ông thì to béo hơn, phúc hậu tràn đầy và nụ cười sảng khoái, tay cầm quạt mo chính là ông thổ địa. Còn ông thần tài dáng người thon hơn, vẻ mặt và nụ cười cũng hiền hòa, ấm áp. Ông thổ địa – thổ công là vị thần đại diện cho sự cai quản đất đai, trông coi nhà cửa. Với ông thần tài thì lại là biểu trưng của tiền tài, của cải; hỗ trợ công việc làm ăn tấn tới, phát đạt và gia đạo an khang.
Vậy thì hai ông có liên quan gì tới nhau mà lại được thờ chung? Có phải bạn rất thắc mắc vấn đề này phải không nào? Thực ra là không chỉ có sự liên quan mà còn là liên quan mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Trước nay, người ta có câu “Địa khả xuất hoàng kim” được dịch nghĩa đơn giản tức “Đất đai sẽ sinh ra ngọc tốt”.
Ở nước ta việc trồng trọt, chăn nuôi, làm nông nghiệp được coi là ngành nghề chính; và cũng là một ngành nghề truyền thống. Họ cho rằng, phải có đất đai để làm lụng, lao động thì mới có thể kiếm ra tiền bạc và dành dụm của cải; rõ ràng là nhờ đất có thể sinh ra tiền. Do vậy, vị thần thổ công – thổ địa đại diện cho đất đai và được hỗ trợ bởi ông thần tài đại diện cho tiền bạc. Hai điều này bổ trợ, gắn bó với nhau; và tạo nên một nét đẹp tâm linh độc đáo, sâu sắc.
Người ta thường cúng ông thần tài thổ địa vào những dịp nào
Bất cứ một gia đình Việt nào cũng đều sẽ có bàn thờ phụng vị thần thổ công thổ địa và ông thần tài. Đặc biệt là với những hộ kinh doanh buôn bán; bàn thờ của hai ông lại càng hoành tráng và thịnh soạn hơn. Bàn thờ của hai ông thường được đặt ở những chỗ khuất và thấp; đặt ở phòng khách, hướng ra ngoài cửa. Vào hầu hết tất cả các dịp lễ dù lớn hay nhỏ trong năm; thì các hộ gia đình cũng đều chuẩn bị lễ vật để dâng lên ông thần tài và ông thổ địa.
Trên bàn thờ ông thần tài thổ địa nên chọn cúng gì
Mỗi dịp lễ cúng dù to hay nhỏ; bạn vẫn nên chuẩn bị đồ cúng cho bàn thờ hai ông. Tùy vào từng điều kiện và hoàn cảnh gia đình mà có thể chọn lựa lễ vật cho phù hợp nhất. Quan trọng vẫn là lòng thành kính và tôn trọng của gia chủ đối với các bậc thần linh. Đối với những dịp lễ cúng nhỏ; bạn có thể chuẩn bị đơn giản như mâm ngũ quả trái cây, hương hoa bình thường.
Còn với những gia đình có điều kiện hơn; họ thường cúng rượu thịt và đặc biệt là bộ tam sên. Với những dịp lễ lớn và hoành tráng thì người ta sẽ bày mâm cúng với đồ mặn như gà luộc, thịt heo quay hay là một mâm cơm đơn giản, có trái cây, hoa tươi và chưng bánh kẹo ngọt. Đặc biệt hơn là vào ngày xin vía thần tài. Có một phong tục tâm linh đó là mua vàng về cúng; rồi dùng vàng để đeo để cầu xin may mắn, công việc làm ăn được buôn may, bán đắt, thuận lợi và hanh thông. Lễ vật thường thấy nhất trong ngày này đó là cúng bộ tam sên để tỏ lòng thành.
Thường thì khi cúng ông thần tài thổ địa thổ công thì người ta vẫn sẽ ưu tiên cúng mặn. Vì hai ông hiếm khi ăn chay, hoặc có thể bạn cúng trái cây, bánh kẹo, xôi, chè cũng được. Nên chọn những đồ cúng tươi ngon, sạch sẽ và đẹp mắt để nâng giá trị tôn nghiêm của bàn thờ cúng và cần phải thành tâm. Mọi ước mong mới có thể linh nghiệm, nhận được sự giúp đỡ từ thần linh.
Đơn vị cung cấp các loại mâm cỗ cúng trọn gói, chất lượng
Nhân đây, xin giới thiệu đến quý bạn đọc đơn vị cung cấp mâm cỗ cúng trong nhiều dịp lễ trọn gói chất lượng. Đồ Cúng Nhân Tâm cung cấp đồ cúng ngon, sạch và an toàn thực phẩm; nhận đặt theo yêu cầu như các dịp đầy tháng, thôi nôi cho bé, dịp lễ cúng khai trương, động thổ, thi công;… Với mức phí cạnh tranh thị trường, trọn gói, đảm bảo mâm cúng đúng nghi thức, chuẩn tâm linh. Để có thể tham khảo thông tin và được hỗ trợ tư vấn tận tình về dịch vụ mâm cúng, đồ cúng tại khu vực miền nam; xin vui lòng liên hệ hoặc truy cập website của Đồ Cúng Nhân Tâm.