Từ bao đời nay các thế hệ người Việt vẫn luôn không ngừng nỗ lực để duy trì những phong tục truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại. Đó là một trong những cách mà chúng ta thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và cũng là điều biểu hiện rõ nét nhất sự đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Phong tục thờ cúng tổ tiên chính là một trong những nét văn hóa truyền thống luôn đứng hàng đầu trong số rất nhiều các phong tục nổi tiếng tại nước ta.

Thờ cúng tổ tiên không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần của việc cúng lễ cho ông bà tổ tiên các đời trước đã khuất mà còn thể hiện được nhiều nét đẹp khác trong hệ tư tưởng, hệ tâm linh và là một tín ngưỡng vô cùng đặc sắc của người Việt. Chính bởi lẽ đó mà từ hàng ngàn năm nay dù đã phải trải qua vô số các biến động của lịch sử nhưng phong tục thờ cúng tổ tiên vẫn được duy trì và gìn giữ.
Mặc dù thờ cúng tổ tiên là phong tục lâu đời và gắn bó, thân thuộc với mỗi con người Việt Nam nhưng thực tế là không phải ai trong chúng ta cũng dành thời gian tìm hiểu và hiểu hết được phong tục tốt đẹp này. Những điều có thể bạn chưa biết liên quan đến phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt sẽ được trình bày ở phần dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Phong tục thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Việt
Trong quan niệm từ nhiều đởi nay của người Việt thì phong tục thờ cúng tổ tiên hay còn được nói một cách nôm na đó là phong tục lập bàn thờ cho những người thân đã khuất được đặt tại mỗi gia đình. Dù là người nghèo hay người giàu, người nổi tiếng, có địa vị trong xã hội hay là dân thường thì mỗi gia đình đều phải có bàn thờ gia tiên (hay bàn thờ để thực hiện việc thờ cúng ông bà tổ tiên nội ngoại hai bên) đặt ngay tại ngôi nhà mình đang ở.
Việc đặt bàn thờ gia tiên tại ngôi nhà mà mỗi người đang ở (không phân biệt nhà to hay bé, cao hay thấp) là điều vô cùng quan trọng bởi nó giúp cho chúng ta có thể thường xuyên tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên của mình thông qua việc cúng lễ, thắp hương vào những ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, hay ngày giỗ, ngày Tết trong năm…

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng không thể thiếu trong văn hóa và phong tục của người Việt. Đó là một hình thức giúp cho con người đang sống (là chúng ta) ở bất kỳ thời đại nào, bối cảnh lịch sử ra sao cũng đều có thể tưởng nhớ tới những người đã khuất ngay tại ngôi nhà của mình. Đến bất cứ gia đình nào chúng ta cũng thấy họ đều dành vị trí trang trọng nhất của ngôi nhà để đặt bàn thờ. Đó là điều khiến cho những người nước ngoài khi tới Việt Nam đều vô cùng kính nể nét văn hóa này của người Việt.
Có nhiều tài liệu lịch sử đã ghi lại những đánh giá, nhận xét của rất nhiều binh lính Pháp và Mỹ khi họ đến xâm chiếm Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh. Họ đều bất ngờ bởi gia đình nào cũng có bàn thờ ông bà tổ tiên và người Việt rất coi trọng phong tục thờ cúng tổ tiên. Điều đó đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người con đất Việt; nên họ có lòng yêu nước sâu sắc và luôn noi gương ông bà mình để sống, chiến đấu bảo vệ tự do, độc lập cho đất nước. Có lẽ đó là một trong nhiều yếu tố góp phần cho người Việt Nam; tạo nên chiến thắng vẻ vang của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Nguồn gốc hình thành phong tục thờ cúng tổ tiên
Một điều rất lạ lùng mà không phải ai cũng biết và cũng đưa ra được câu trả lời đó chính là phong tục thờ cúng tổ tiên không phải được hình thành từ một tôn giáo nào đó, một thể chế chính trị nào đó mà nguồn gốc của nó là xuất phát từ tấm lòng thành kính, từ đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ sự hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà.
Từ xưa ông bà ta đã có quan niệm và một niềm tin là dù đã mất đi, không còn phần xác nhưng phần hồn của những người đã khuất sẽ vẫn luôn hiện hữu trong cõi trần gian này và có thể tạo nên những ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu các đời sau. Con người ta sau khi chết đi chỉ dừng cuộc hành trình nơi hồng trần và bắt đầu một cuộc hành trình mới tại cõi vĩnh hằng. Linh hồn của những người đã khuất sẽ ngự trên bàn thờ nơi con cháu để di ảnh của họ để tiếp tục dõi theo con cháu.

Linh hồn của ông bà tổ tiên đã khuất ngự trên bàn thờ không chỉ để con cháu tưởng nhớ đến họ thông qua những ngày cúng lễ mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng khác. Thứ nhất là để che chở, phù hộ cho con cháu sẽ gặp được nhiều may mắn, thuận lợi, bình an trong cuộc sống. Thứ hai là để răn đe, quở phạt những tội lỗi mà con cháu đã gây ra để họ quay trở về con đường lương thiện, sống làm một người có ích.
Quan niệm trần sao thì âm vậy của người Việt được bộc lộ rất rõ qua phong tục thờ cúng tổ tiên. Điều này khiến cho hai thế giới có thể giao hòa với nhau vì thông qua lễ cúng con cháu thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình tới tổ tiên, còn tổ tiên đã khuất sẽ ngự trên bàn thờ để nhận lễ vật mà con cháu dâng cúng.
Dù nguồn gốc của phong tục thờ cúng tổ tiên không được ghi chép nhiều trong các tài liệu lịch sử và không phải ai cũng biết nhưng điều đó đâu quan trọng. Bởi sự phổ biến của phong tục này đã khiến cho nó đời đời được nhớ đến và trở nên quan trọng trong đời sống của người dân Việt từ ngàn đời nay mới là điều quan trọng nhất.
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt và những điều có thể bạn chưa biết
Ngay từ lúc còn bé chúng ta đều thấy ông bà, cha mẹ mình đến ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tết; và nhất là ngày giỗ tổ tiên đều sửa soạn mâm lễ cúng chu đáo; và tiến hành việc cúng lễ theo đúng truyền thống cha ông để lại. Sự hấp thụ nền văn hóa, tín ngưỡng này; từ nhỏ đã giúp cho các thế hệ người Việt hình thành tấm lòng thành kính một cách thấm nhuần, sâu sắc.
Đối với người Việt thì bàn thờ là được coi là thế giới thu nhỏ dành cho những người đã khuất. Và việc bày trí trên bàn thờ; phải tuân thủ theo những hình tượng biểu tượng cho Mặt Trăng, Mặt Trời và các vì Tinh Tú. Chính vì lẽ đó mà trên bàn thờ không thể thiếu được hai cây nến; (hoặc hai cây đèn) để cân đối ở phía hai bên tượng trưng cho Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi muốn thỉnh cầu hay sám hối với ông bà tổ tiên; chúng ta đều cần phải thắp nến, bật đèn trươc rồi mới thắp hương.
Bát hương được đặt chính giữa tại bàn thờ mang ý nghĩa tượng trưng cho các vì Tinh Tú nên trên bát hương phải có một cây trụ đặt ở chính giữa thường xuyên dùng để cắm hương vòng (cây trục này biểu tượng cho trục của vũ trụ). Khi chúng ta thắp hương thì khói của hương sẽ bay lên và đem theo những lời khấn nguyện của chúng ta đến với ông bà tổ tiên.
Khi thắp hương thì người Việt quan niệm chỉ thắp hương số lẻ mà không thắp số chẵn. Bởi ông cha ta cho rằng khi thắp hương số lẻ là thể hiện sự giao hòa của người trần sống trên dương thế với người âm. Lúc cắm hương cũng phải cắm cho thẳng, không được để cây hương bị siêu đổ vì có thể tàn hương rơi xuống bàn thờ nếu gặp vật bắt lửa sẽ gây ra hỏa hoạn.
Tất cả những sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mỗi con người đều được thể hiện một cách sống động qua phong tục thờ cúng tổ tiên. Bởi ngay từ khi chúng ta sinh ra thì cha mẹ đã thắp hương tạ ơn ông bà tổ tiên cho chúng ta được ra đời khỏe mạnh thông qua lễ cúng đầy tháng, đầy năm…Trong quá trình trưởng thành chúng ta đều cần báo cáo với ông bà tổ tiên về những việc mình làm từ học tập, đi làm, kết hôn, lập nghiệp…Chính từ những điều tưởng như nhỏ nhặt này nhưng lại góp phần không nhỏ trong việc duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên được phát triển như ngày nay.
Mâm cúng là điều không thể thiếu trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
Xuất phát từ quan điểm trần sao thì âm vậy mà vào những ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ Tết và đặc biệt là ngày giỗ mà các thế hệ con cháu của người Việt đều tập trung lại để tiến hành việc cúng lễ cho ông bà tổ tiên. Có thể nói mâm cúng là một trong những điều không thể thiếu trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, bởi trước con cháu làm lễ cúng tổ tiên, sau là thụ lộc để cầu xin sự ban phước của ông bà tổ tiên.
Tùy thuộc vào quan điểm của từng gia đình, của mỗi vùng miền mà mâm cúng có nhiều sự khác biệt. Thường thì mâm cúng vào ngày mùng 1 và ngày rằm sẽ đơn giản hơn so với mâm cúng vào ngày giỗ và ngày lễ Tết. Lễ vật trong mâm cúng ngày mùng 1, ngày rằm có thể chỉ gồm hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, hoa tươi…nhưng vào ngày giỗ, ngày Tết thì các lễ vật được sắm sẽ nhiều hơn còn thêm cả phẩm oản, xôi, chè, rượu, nước ngọt, gà luộc, thịt quay…Đặc biệt vào ngày giỗ, ngày Tết thì các gia đình còn làm thêm cả những món ăn mặn để cúng lễ tổ tiên.
Các món ăn mặn được dâng lên cúng lễ tổ tiên vào ngày giỗ, ngày Tết cũng rất đa dạng và thường mọi người sẽ chọn các món ăn truyền thống như bánh chưng, giò chả, nem rán, canh, rau xào… Những món này đều được trình bày đẹp mắt về hình thức và đảm bảo độ tươi ngon.
Để biết thêm những điều khác nữa có liên quan đến phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cũng như để đặt được mâm cúng trọn gói trong ngày mùng 1, ngày rằm, ngày giỗ hay lễ Tết cúng ông bà tổ tiên với chất lượng tốt nhất, hình thức đẹp mắt nhất và mức giá thành hợp lý nhất thì bạn hãy liên hệ với Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm.