Mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì?
Vì sao về nhà mới cần thực hiện lễ cúng nhập trạch? Mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì? Hướng dẫn các bước thực hiện lễ cúng nhập trạch.
Mỗi khi xây dựng xong một ngôi nhà mới cho gia đình mình chắc hẳn ai cũng cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Tuy nhiên, xây dựng xong là chưa đủ, bạn cần thực hiện một lễ cúng nhập trạch cho ngôi nhà của mình để cầu mong sự bình an cũng như việc làm ăn được thuận lợi.
Vậy một mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì? Bạn có thể tự tay chuẩn bị một mâm cúng với những món lễ vật một cách đơn giản không? Hãy cùng Tâm Linh Sài Gòn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!
Vì sao về nhà mới cần thực hiện lễ cúng nhập trạch.
Lễ cúng nhập trạch là một lễ được thực hiện rất nhiều trong đời sống của mọi người. Chúng đã xuất hiện từ rất lâu trong dân gian, được ông cha lưu truyền và được con cháu lưu giữ cho đến bận bây giờ. Cho đến ngày nay, lễ cúng nhập trạch vẫn được mọi người tổ chức và thực hiện.
Lễ cúng nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng về nhà mới của các gia đình. Bạn sẽ tổ chức lễ cúng này khi chuyển tới ở một ngôi nhà mới được xây dựng. Thông thường, khi các gia đình xây dựng hay sửa chữa xong một ngôi nhà, họ sẽ chọn một ngày tốt để thực hiện lễ cúng này.
Với hầu hết người dân Việt Nam, lễ cúng nhập trạch khi về nhà mới là một việc cần thiết và nhất định phải làm. Bởi đây là một nét văn hóa truyền thống đẹp mà ông bà đã cố gắng giữ gìn. Ngoài ra, việc thực hiện lễ cúng nhập trạch còn có nhiều ý nghĩa. Không chỉ quan trọng với gia chủ mà còn ý nghĩa với các thành viên trong gia đình.
Theo quan niệm của ông cha ta, mỗi một một mảnh đất sẽ có một các vị Thần linh và Thổ Địa cai quản. Mặc dù trước khi khởi công xây dựng mọi người vẫn thường tổ chức lễ cúng động thổ để xin phép các thần linh và bậc bề trên. Tuy nhiên, khi bạn đã hoàn thành xong việc xây dựng hay sửa chữa ngôi nhà thì bạn phải tổ chức lễ cúng nhập trạch. Đây được xem như một lễ cúng để bạn xin phép với Thổ Địa, tổ tiên về việc dọn về nhà mới để ở và sinh sống lâu dài.
Tiếp theo, việc thực hiện một lễ cúng trước khi về nhà mới cũng mang một ý nghĩa về những mong muốn của gia chủ. Mọi người luôn hy vọng gia đình sẽ được sống vui vẻ, hạnh phúc, con cái được mạnh khỏe và phát triển bình thường. Ngoài ra, lễ cúng này cũng được thực hiện với mong muốn thuận lợi trong làm ăn, kinh doanh, mọi thứ thuận buồm xuôi gió, tiền tài. Vì vậy, với tất cả mọi người lễ cúng nhập trạch hay lễ cúng về nhà mới là một việc vô cùng quan trong và nhất định phải thực hiện.
ĐẶT MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI TRỌN GÓI
Nhập Trạch - Về Nhà Mới
Lễ vật cúng đổi trả văn phòng trọn gói bao gồm những gì? Lễ vật cúng đổi trả văn phòng trọn gói có giá bao nhiêu? Hướng dẫn cách thực hiện lễ cúng đổi trả văn phòng chuẩn nhất. Dịch vụ cung cấp mâm cúng uy tín và chất lượng.
Nhập Trạch - Về Nhà Mới
Nhập trạch là một trong những nghi thức xưa của người Việt được lưu truyền đến ngày nay. Tổ chức lễ nhập trạch có ý nghĩa như thế nào? Mâm cúng nhập trạch về nhà mới đơn giản gồm những gì?
Mâm cúng khác
Mâm cúng nhà mới gồm những gì? Sử dụng bài văn khấn nào và chúng ta nên bố trí mâm cúng ra sao? Một vài thông tin chia sẻ giúp cho bạn có thể cúng về nhà mới đúng tâm linh.
Mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì?
Mặc dù mỗi một lễ cúng có một ý nghĩa riêng, mục đích riêng, tuy nhiên những món lễ vật trong mâm cúng sẽ tương tự nhau. Mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì? Chúng sẽ bao gồm những lễ vật quen thuộc và đơn giản, bạn có thể chuẩn bị một cách dễ dàng. Vì vậy, bạn không phải quá lo lắng về một mâm cúng cho lễ nhập trạch.
Mâm cúng cho lễ nhập trạch thường có nhiều loại khác nhau. Thông thường, sự khác biệt này là do khác về vùng miền, thói quen chọn lễ vật để cúng. Bạn có thể tham khảo một mâm cúng cho lễ nhập trạch đơn giản như sau:
- 1 bình hoa tươi. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại hoa nào. Thông thường, mọi người sẽ chọn hoa cúc vàng, hoa hồng đỏ, hoa ly,…để đặt vào mâm cúng.
- 1 chai rượu. Bạn nên chọn rượu nếp để cúng.
- 1 bó hương để thắp (hay còn gọi là nhang)
- 2 cây nến to. Bạn cũng có thể sử dụng đèn cầy để thay thế.
- 1 đĩa trầu cau. Tuy nhiên, khi chuẩn bị trầu cau, bạn cần chọn những lá trầu đẹp mắt, không chọn lá đã bị rách, quả cau to và đẹp.
- 1 đĩa xôi lớn. Chọn bất kỳ loại xôi nào bạn muốn như xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi đậu phộng, xôi nếp cẩm,… Thông thường, mọi người sẽ chọn xôi gấc để tạo được màu đỏ đẹp mắt, mang đến sự may mắn và phù hợp với việc về nhà mới.
- 3 hoặc 5 chén chè. Ở một số vùng miền sẽ thay thế chè bằng cháo trắng hay cơm trắng.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- 1 bộ tam sên. Bộ tam sên bao gồm 3 món khác nhau. Chúng là thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc. Bạn cần chú ý, khi chọn cua nên bỏ qua những con bị gãy càng, tôm nguyên con không được mất đầu.
- 1 con gà trống luộc được bắt chéo cánh. Nên chọn con gà vừa phải, không chọn con gà trống có kích thước quá nhỏ.
- Thịt heo quay. Nếu có điều kiện bạn có thể đặt nguyên 1 con heo sữa quay. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện bạn chỉ cần đặt 1 đĩa thịt heo quay vào mâm cúng.
- 1 chén gạo tẻ.
- 1 chén muối hạt sạch.
- 3 hũ muối, gạo, nước
- Tiền vàng mã.
Mâm ngũ quả. Đĩa này sẽ bao gồm 5 loại hoa quả khác nhau. Bạn có thể chọn 5 loại trái cây bất kỳ để đặt vào. Thông thường, mọi người sẽ chọn trong các loại quả sau: nải chuối, quả táo, quả cam, quả thanh long, quả dưa hấu, quả xoài, quả hồng,…
Đây là một mâm cúng khá đơn giản mà được nhiều người chuẩn bị khi thực hiện lễ cúng nhập trạch cho gia đình mình. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn phải chuẩn bị giống tất cả các món lễ vật như trên. Bạn có thể bớt một số món như heo quay, chè,… cũng như bạn có thể thêm một số món lễ vật khác như bánh chưng, bánh hỏi, bánh lọc, bánh nậm, tôm luộc, cua luộc,…
Phần lớn, mâm cúng nhập trạch cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế gia đình. Thế nhưng, bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi lễ cúng về nhà mới này chủ yếu là ở tấm lòng của gia chủ dành cho các vị Thần linh, Thổ Địa cũng như tổ tiên ông bà.
Chuẩn bị văn khấn lễ nhập trạch nhà về nhà mới, chung cư, căn hộ.
Đối với truyền thống tâm linh của người Việt thì mỗi một nghi thức cúng lễ đều sẽ có 1 bài văn khấn riêng biệt. Những bài văn khấn này sẽ thay lời của gia chủ thỉnh đến các vị quan thần linh, kêu cầu các quan thần linh chứng giám cho cả gia đình. Lễ nhập trạch nhà chung cư cũng không ngoại lệ, cũng sẽ có bài văn khấn dành riêng cho nghi thức này.
Riêng lễ nhập trạch nhà chung cư thì cần phải có 2 bài văn khấn. Một là văn khấn xin phép các vị thần linh cho gia chủ được nhập trạch và một bài văn khấn mời các cụ gia tiên tiền tổ khi nhập trạch.
Sau khi đã chuẩn bị xong văn khấn lễ nhập trạch, gia chủ cần phải chuẩn bị mâm lễ cúng đầy đủ, sau đó sắp xếp mâm cúng tại nơi có thể lấy nhiều ánh sáng nhất trong nhà. Thường thì vị trí mà nhiều ánh sáng nhất ở chung cư chính là phía ban công. Các bạn nên đặt mâm cúng tại đây.
Gia chủ sẽ thay mặt toàn thể gia đình ăn mặc chỉnh tề, đứng trước mâm cúng, thắp hương và tiến hành đọc văn khấn. Văn khấn cần phải được đọc to, rõ ràng, mạch lạc, trong quá trình đọc văn khấn cần phải nêu tên tuổi đầy đủ của các thành viên trong gia đình. Có như vậy thì các vị thần linh mới có thể chứng giám được lòng thành tâm của cả gia đình.
Một điều lưu ý khi làm lễ nhập trạch nhà chung cư chính là cần phải hoàn tất các thủ tục trước 3 giờ chiều. Cần phải tránh thực hiện nghi thức này vào ban đêm sẽ gây ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình.
Hướng dẫn các bước thực hiện lễ cúng nhập trạch
Nếu bạn là một người mới thực hiện lễ cúng nhập trạch lần đầu hay gia đình bạn không ai có kinh nghiệm trong việc này thì bạn cần đặc biệt tìm hiểu kỹ về quy thực hiện. Bạn phải biết các bước theo thứ tự để tổ chức một lễ cúng nhập trạch đúng nhất, logic và hợp lý nhất. Điều này sẽ giúp bạn tổ chức lễ về nhà mới được trọn vẹn và hoàn chỉnh nhất, không gặp phải bất kỳ một trở ngại nào.
Bước 1: Trước tiên, khi thực hiện bất cứ hành động hay công việc gì bạn phải đốt một lò than. Sau khi đốt đỏ lửa, bạn hãy đặt lò than này vào chính giữa cửa ra vào.
Bước 2: Tiếp theo, bạn sẽ phải chuẩn bị mâm cúng lễ nhập trạch. Bạn cần chú ý rằng các món lễ vật trong mâm cúng bạn phải chuẩn bị từ trước. Vào giờ thực hiện lễ cúng bạn chỉ cần đặt chúng vào mâm cúng. Các món lễ vật nên đặt một cách gọn gàng, ngăn nắp, tạo nên được sự kính trọng với bậc bề trên.
Bước 3: Chủ của ngôi nhà sẽ là người đầu tiên bước qua lò than. Bước theo thứ tự chân trái bước trước, chân phải bước sau. Trong lúc bước, tay của gia chủ cần phải cầm theo một bát hương hay bài vị của gia tiên.
Bước 4: Những thành viên còn lại trong gia đình cũng lần lượt bước qua lò than từng người một. Trong tay của những người này cũng nên cầm trên tay những món đồ vật mang lại may mắn cho gia đình.
Bước 5: Gia chủ sau khi bước vào trong ngôi nhà sẽ bật điện cũng như mở tất cả các cánh cửa. Điều này được mọi người ví như việc khai thông không khí trong ngôi nhà cũng như đánh thức ngôi nhà khi gia đình bạn bước vào.
Bước 6: Sau khi đã khai thông không khí, bạn và các thành viên trong gia đình sẽ chia thành 2 nhóm thực hiện 2 công việc khác nhau. Một nhóm sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, các bàn thờ khác như ông Táo, Thần Tài, thổ Địa. Nhóm còn lại sẽ bày mâm cúng lễ nhập trạch vào đúng vị trí để cúng. Thông thường, mâm cúng này sẽ được đặt ở giữa nhà, hướng của mâm cũng sẽ tùy thuộc vào tuổi, mệnh của gia chủ để mang lại sự may mắn hơn.
Bước 7: Một người đại diện cho gia đình sẽ thắp hương và tiến hành lễ cúng. Những thành viên còn lại sẽ đứng phía sau, tay chắp lại đứng nghiêm trang. Người đại diện sẽ đọc bài văn khấn của lễ cúng nhập trạch. Bài văn khấn có thể học thuộc từ trước hoặc chép ra một tờ giấy để đọc.
Bước 8: Sau khi đã đọc xong bài văn khấn, chủ nhà sẽ phải bật bếp trong nhà để nấu nước sôi. Nên để nước được sôi trong 5 – 7 phút. Sau đó dùng nước đã nấu sôi đó để pha một ấm trà. Việc nấu nước và pha trà này là việc nhất định phải làm trong lễ cúng nhập trạch. Chúng mang ý nghĩa của sự khai hỏa, tạo nên sức sống của ngôi nhà khi bạn dọn vào ở.
Bước 9: Sau khi hương đã tàn được 2 phần 3 cây hương, bạn có thể thực hiện đốt tiền vàng. Lấy rượu, chén gạo và muối rải xung quanh. Riêng ba hũ gạo muối nước bạn phải giữ lại, chúng sẽ được đặt trên bàn thờ của ông Táo. Những hũ này sẽ tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc.
Bước 10: Bạn đã có thể kết thúc lễ cúng nhập trạch và có thể mang những món lễ vật đã chuẩn bị vào bên trong ngôi nhà. Sau đó, bạn có thể tổ chức một buổi tiệc nhỏ với gia đình và bạn bè để chúc mừng việc về nhà mới. Những món lễ vật trong mâm cúng nhập trạch bạn có thể sử dụng để đãi với khách mời. Chúng được xem như lộc của tổ tiên, Thần linh sau khi đã thực hiện xong lễ cúng.
Nghi thức lễ nhập trạch nhà mới, chung cư, căn hộ.
Lễ nhập trạch về nhà mới, chung cư cũng giống như những nghi thức lễ nghi khác, cũng sẽ bao gồm các bước cơ bản như: lựa chọn ngày giờ đẹp để tổ chức lễ, sắm sửa lễ vật đầy đủ, sắp mâm lễ cúng cẩn thận, chuẩn bị văn khấn và thực hiện nghi lễ. Mỗi một bước đều yêu cầu gia chủ phải chuẩn bị thật cẩn thận, phải bày tỏ được lòng thành tâm của chính mình cũng như các thành viên trong gia đình.
Lựa chọn ngày giờ đẹp để làm lễ nhập trạch nhà về nhà mới.
Theo truyền thống tâm linh của người Việt Nam thì khi làm bất cứ việc trọng đại gì cũng cần phải xem xét lựa chọn ngày giờ đẹp để thức hiện. Có như vậy thì mọi việc mới có thể diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Việc tìm ngày đẹp để làm lễ nhập trạch nhà chung cư sẽ giúp cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình được mạnh khỏe, vạn sự như ý, vạn điều hanh thông.
Để có thể lựa chọn được ngày đẹp các bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau đây:
- Chọn ngày làm lễ nhập trạch dựa theo cung giờ hoàng đạo. Trong một tháng sẽ có một số ngày đẹp gọi là ngày hoàng đạo, mọi việc được thực hiện vào những ngày này sẽ diễn ra được suôn sẻ hơn.
- Chọn ngày giờ dựa theo tuổi của gia chủ: cũng có rất nhiều gia đình đã tìm đến các thầy phong thủy để có thể lựa chọn được một ngày đẹp để làm lễ. Đối với mỗi người, mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những ngày đẹp thích hợp.
- Chọn ngày đẹp qua các ứng dụng phong thủy trên điện thoại. Nếu bạn quá bận rộn với công việc thì đây cũng là một giải pháp tương đối thích hợp.
Một số lưu ý khi lựa chọn ngày làm lễ nhập trạch về nhà mới.
Một năm sẽ có 12 tháng và mỗi tháng sẽ có 1 ngày xung khắc đối với việc làm lễ nhập trạch về nhà mới, chung cư. Vì vậy mà các bạn cần lưu ý tránh những ngày trong các tháng như sau:
- Tránh ngày ngọ trong tháng giêng
- Tránh ngày mùi trong tháng hai
- Tránh ngày thân trong tháng ba
- Tránh ngày dậu trong tháng tư
- Tránh ngày tuất trong tháng năm
- Tránh ngày hợi trong tháng sáu
- Tránh ngày tý trong tháng bảy
- Tránh ngày sửu trong tháng tám
- Tránh ngày dần trong tháng chín
- Tránh ngày mão trong tháng mười
- Tránh ngày thìn trong tháng mười một
- Tránh ngày tỵ trong tháng mười hai
Ngoài những ngày trong tháng mà chúng tôi đã liệt kê ở trên thì các bạn cũng cần phải tránh những ngày nguyệt kỵ trong tháng, nghĩa là các ngày có số cộng lại bằng 5. Bởi theo quan niệm của ông cha ta thì con số 5 là con số nửa đầu, nửa đoạn. Vì vậy những việc gì làm vào ngày này đều sẽ dang dở và không được hoàn tất. Như vậy các bạn sẽ cần phải tránh các ngày 5, 14 và 23 trong tháng không được làm lễ nhập trạch về nhà mới, chung cư, căn hộ.
Không chỉ thế các bạn cũng cần phải tránh không nên cúng nhập trạch vào ngày tam nương cụ thể là các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27. Vào ngày tam nương Ngọc Hoàng sẽ phái tam nương xuống trần gian để thử lòng con người. Vì vậy mọi công việc diễn ra vào những ngày này sẽ không được diễn ra suôn sẻ.
Chọn hướng thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch về nhà mới.
Phong thủy là một vấn đề rất khó lý giải trong quan niệm tâm linh của người Việt Nam. Vậy nên khi làm bất cứ việc gì liên quan đến xây dựng thì gia chủ rất coi trọng các vấn đề về phong thủy. Việc làm lễ nhập trạch nhà mới, chung cư, căn hộ cũng vậy, cũng cần phải tránh một số ngày dựa theo hướng căn hộ như sau:
- Căn hộ thuộc hướng Đông chúng ta cần tránh các ngày Dậu, Sửu, Tỵ. Bởi những ngày này thuộc hệ Kim khắc với hệ Mộc thuộc hướng Đông.
- Căn hộ thuộc hướng Tây cần tránh các ngày Mùi, Hợi, Mão. Những ngày này thuộc hệ Mộc tương khắc với hệ Kim thuộc hướng Tây.
- Căn hộ thuộc hướng Nam cần tránh ngày Tý, Thân, Thìn thuộc hệ Thủy bởi hướng Nam thuộc hệ Hỏa.
- Căn hộ thuộc hướng Bắc cần tránh ngày Dần, Ngọ, Tuất thuộc hệ Hỏa, tương khắc với hệ Thủy của hướng Bắc.
Xông xua đuổi vận khí không may khi nhập trạch về nhà mới.
Đây chính là nghi thức cuối cùng trong lễ nhập trạch. Việc thực hiện nghi thức xông nhà sẽ giúp cho các bạn xua đuổi được vận may không tốt tồn tại trong nhà từ trước đó. Các bạn có thể sử dụng các dung dịch tinh chất được kết hợp từ các hương liệu như bồ kết, trầm, nhang thơm để xông nhà.
Khi tiến hành xông nhà cần phải xông từ đằng sau ra đằng trước và phải mở thông các cửa trong nhà để vận xui sẽ theo làn khói bay ra ngoài. Không chỉ thế, việc xông nhà sẽ giúp cho nhà cửa của bạn trở nên sạch sẽ hơn, tẩy uế được hơi ẩm mốc trong nhà.
Gia chủ tuổi Dần có làm lễ nhập trạch được không và quan niệm trong phong thủy.
Tuổi Dần là tuổi có tính cách mạnh mẽ và có sự quyết đoán. Thông thường, người tuổi Dần mang tố chất của một người đứng đầu, lãnh đạo, luôn có sự nhiệt huyết và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn.
Gia chủ tuổi Dần có làm lễ nhập trạch được không, đây chính là một quan niệm khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn. Mọi người vẫn đặt nặng vấn đề tuổi tác trong việc làm lễ nhập trạch bởi lẽ, theo người xưa, nếu làm lễ nhập trạch thành công thì gia chủ sẽ nhận được nhiều may mắn, thành công, khỏe mạnh, bình an.
Tuổi Dần theo phong thủy gắn liền với Hổ cho nên thể hiện sự hung hăng, có thể mang đến những hiểm họa cho ngôi nhà mới. Cho nên, có một số ý kiến cho rằng người tuổi Dần không nên tham gia vào lễ nhập trạch.
Một quan niệm khác về vấn đề này là do tính cách người tuổi Dần quá mạnh mẽ, nóng tính, bảo thủ nên dễ dẫn đến sự cãi vã, mâu thuẫn, bất đồng. Vì vậy nên cũng có người ý kiến, tuổi Dần không nên làm lễ nhập trạch để hạn chế tình huống xấu xảy ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề gia chủ tuổi Dần có làm lễ nhập trạch được không. Cũng chưa có cơ sở nào chứng minh chính xác gia chủ tuổi Dần không được làm lễ nhập trạch.
Gia chủ tuổi Dần có làm lễ nhập trạch được không?
Nhập trạch nhà mới là một trong những nhu cầu tất yếu đối với những chủ nhà đã xây dựng xong ngôi nhà của mình. Dù cho bạn là người tuổi nào đi chăng nữa, thì bạn vẫn mong muốn được vào nhà mới sớm nhất có thể. Tuổi tác không phải là yếu tố quyết định đến sự may mắn và thành công của bất kỳ ai.
Quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm yêu thương, lo lắng, sẻ chia từ các thành viên trong gia đình, sự nỗ lực, cố gắng trong công việc. Dù là tuổi Dần hay bất cứ tuổi gì cũng có thể làm lễ nhập trạch, chỉ cần chọn đúng ngày, đúng thời điểm, làm lễ đúng cách thì mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ và thành công tốt đẹp.
Hiện nay, không có sơ sở khoa học nào chứng minh tuổi Dần không thể làm lễ nhập trạch, và vấn đề này phụ thuộc lớn vào quan niệm của mỗi cá nhân gia chủ.
Một số cách để gia chủ tuổi Dần làm lễ nhập trạch.
Theo thực tế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về việc tổ chức lễ nhập trạch cho gia chủ tuổi Dần.
Nếu như mọi người vẫn còn e ngại trong việc gia chủ tuổi Dần có làm lễ nhập trạch được không thì vẫn còn một số cách để thực hiện thành công lễ nhập trạch mà gia chủ tuổi Dần không cần phải trực tiếp bắt tay vào làm, không cần sự kiêng kị.
Nếu gia chủ hoặc người thân trong gia đình không có kinh nghiệm trong việc làm lễ nhập trạch cho gia chủ tuổi Dần, thì có thể tìm đến các gói dịch vụ có uy tín, chất lượng để làm lễ nhập trạch.
Khi thuê được dịch vụ làm lễ nhập trạch chuyên nghiệp, gia chủ tuổi Dần không cần lo sợ điều gì mà còn giảm bớt được gánh nặng công việc, giúp mọi người trong gia đình cảm thấy vui vẻ hơn và thoải mái hơn.
Muốn biết gia chủ tuổi Dần có làm lễ nhập trạch được không, bạn có thể tham khảo thêm nhiều nguồn khác nhau để có thể lựa chọn ngày tốt nhất làm lễ nhập trạch, phù hợp với vận mệnh, phong thủy và đặc biệt là phù hợp với gia chủ tuổi Dần.
Mượn tuổi của những người thân trong gia đình để làm lễ nhập trạch thay cho gia chủ tuổi Dần. Đây là một trong những cách làm khá hay được nhiều người áp dụng.
Với cách này, người gia chủ tuổi Dần có thể lánh mặt đi lúc làm lễ nhập trạch. Sau khi thực hiện hoàn tất các thủ tục nhập trạch, gia chủ tuổi Dần có thể cùng mọi người phụ dọn sắp xếp các đồ đạc, vật dụng trong nhà để cho buổi làm lễ nhập trạch được diễn ra thành công tốt đẹp, hoàn hảo nhất.
Đặt mâm cúng nhập trạch về nhà mới tron gói ở đâu uy tín và chất lượng.
Quá trình dọn về nhà mới chắc chắn sẽ có nhiều việc, nhiều công đoạn mà bạn cần thực hiện. Do đó, nhiều người sẽ không có đủ thời gian để chuẩn bị một mâm cúng nhập trạch hoàn chỉnh. Khi đó, dịch vụ cung cấp các mâm cúng là một sự lựa chọn sáng suốt. Đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ mang đến cho bạn một mâm cúng với đầy đủ các loại lễ vật cần thiết cho lễ cúng nhập trạch. Chất lượng dịch vụ luôn được đặt lên hàng đầu.
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ sắp lễ trọn gói, hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Nhân Tâm để được tư vấn trực tiếp. Đến đây các bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình về thủ tục của từng nghi lễ cúng bái khác nhau. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ giải thích tường tận cho khách hàng tại vì sao lại phải cần những lễ vật như thế. Tránh tình trạng khách hàng nghi ngờ trung tâm bày vẽ quá nhiều lễ vật không cần thiết.
Chúng tôi làm việc liên quan đến vấn đề tâm linh vì vậy luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu, nói không với việc sắp lễ không hợp lý, tránh lãng phí cho gia chủ. Về chất lượng lễ vật thì các bạn có thể hoàn toàn yên tâm, bởi chúng tôi cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm, có giấy chứng nhận đi kèm.
Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy liên hệ ngay với chúng tôi Đồ Cúng Nhân Tâm để được phục vụ nhiệt tình và chu đáo. Chúc quý khách mọi điều may mắn.
Trên đây là câu trả lời cho bạn về câu hỏi mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì? Hy vọng chúng đã mang lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho bạn.