Nghi thức làm phép đất xây nhà ở

Nghi thức làm phép đất xây nhà ở là một trong những nghi thức cúng quan trọng ở nước ta. Dù có những đổi mới về hình thức song về cơ bản vẫn giữ nguyên yếu tố bản sắc. Vậy làm phép đất xây nhà ở là nghi thức gì? Cách chuẩn bị lễ vật chuẩn tập tục?

Nghi thức làm phép đất xây nhà ở là gì?

Nghi thức làm phép đất xây nhà ở có bản chất là nghi thức cúng động thổ.

Nghi thức làm phép đất xây nhà ở đã ra đời rất sớm. Chúng xuất hiện và lưu truyền trong dân gian. Được cho là du nhập vào Việt Nam trong dòng ảnh hưởng chung của nền văn minh phương Đông (Trung Hoa) xưa.

Tìm hiểu thêm:

Theo quan niệm dân gian, nhân sinh chịu ảnh hưởng và tác động sâu sắc của cả 3 giới: Thiên giới, Địa giới và Hạ giới. Chính bản thân 3 giới cũng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau.

Thiên giới là giới Tiên do các vị thần linh cai quản. Địa giới là giới âm do các vị thổ địa cai quản. Hạ giới là cõi trần tục con người sinh sống, là giới ở giữa hai cõi Thiên – Địa. Do đó, khi con người cất đất xây nhà, động chạm đến đất đai (trực tiếp của giới Địa) và tác động đến 3 giới; nhất định phải làm nghi thức thờ cúng. Với ý nghĩa là một hình thức cúng tâm linh; được dân gian gọi là cúng Động thổ hay làm phép đất xây nhà.

Ngoài xây nhà ở, tất cả những hình thức động chạm đất đai khác như cất đất xây công trình, công ty, nhà máy, doanh nghiệp, … Tất cả đều cần tiến hành cúng bái theo thủ tục tâm linh. Nếu xây công trình sẽ gọi là làm phép đất xây công trình. Cách gọi tên của nghi thức không cố định. Chúng có thể thay đổi theo vùng miền và quy mô. Song lại hội về một bản chất và mang những ý nghĩa nhất định.

>>  Bàn cúng thôi nôi bé trai đặt ở đâu? Ý nghĩa và các lưu ý cần thiết.

Ý nghĩa của nghi thức làm phép đất xây nhà ở

  • Khai báo: Ý nghĩa quan trọng nhất của nghi thức làm phép đất xây nhà ở là khai báo. Trình bày với các vị thần linh, thổ địa về sự xuất hiện của công trình nhà ở tại mảnh đất mới. Với ý nghĩa này, gia chủ không chỉ thỉnh lời trực tiếp với các vị thổ công, thổ địa; mà mở rộng ra là các vị thần linh, gia tiên hai bên nội ngoại.
  • Cầu may: Cầu mong những điều may mắn, suôn sẻ, thuận lợi tại thời điểm thực hiện nghi thức. Hơn nữa là cuộc sống của gia đình trong tương lai tại ngôi nhà mới; cũng là ý nghĩa rất quan trọng của lễ cúng Động thổ.

Việc thực hiện nghi thức với những ý nghĩa như vậy cho phép các thành viên trong gia đình tâm lý thoải mái, bình an. Đồng thời thể hiện sự tiếp nối truyền thống, nghi thức cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Thời điểm thích hợp nhất để làm phép đất xây nhà ở

Nhà ở được xem là một công trình xây dựng quan trọng nhất. Nó không chỉ quyết định đến tiền tài, vận mệnh của gia chủ. An cư rồi mới lập nghiệp, đó là nguyên tắc sống căn bản mà thời đại nào cũng nhắc đến. Do vậy, việc chọn ngày cúng, giờ cúng cho nghi thức làm phép đất xây nhà ở là thực sự cần thiết.

Có rất nhiều cách xem và chọn ngày, chọn giờ làm phép đất xây nhà ở. Tùy thuộc vào điều kiện vật chất và tinh thần của mỗi gia chủ.

Đối với bộ phận người tín tâm:

Nếu thành thạo tâm linh, địa lý, biết xem sách tử vi bạn hoàn toàn có thể tự xem tại nhà. Chọn ngày, chọn giờ phù hợp: Là các ngày Hoàng đạo, Giờ Hoàng đạo, phù hợp động thổ; Tránh các ngày khắc chủ, trùng tang, thất bát.

Bạn cũng có thể xem ngày, giờ cúng động thổ tốt qua thầy phong thuỷ. Đối với hình thức này thì gia chủ cần chuẩn bị lễ vật xem ngày (tùy tâm hoặc tùy tập tục của từng nơi).

Đối với bộ phận vô thần:

Các bạn có thể xem xét chọn ngày cúng không quá khắt khe.

Về giờ cúng, gia chủ có thể áp dụng khung giờ tốt lưu truyền trong dân gian: trước 11 giờ sáng là đẹp nhất.

Tuy nhiên trên thực tế, dù là bộ phận tín tâm hay những người ít tin vào thần linh, ma quỷ (thậm chí những gia đình theo chủ nghĩa vô thần) vẫn đều thường đi xem ngày. Với hy vọng về một ngày lễ làm phép đất xây nhà ở có thể diễn ra thuận lợi, suôn sẻ. Đồng nghĩa với những an lành, may mắn, phúc đức về sau tại ngôi nhà mới.

>>  Cách làm lồng đèn bằng ống hút

Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng cho lễ làm phép đất xây nhà ở

Mâm lễ vật đầy đủ cho lễ làm phép đất xây nhà ở

Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình cũng như thói quen, tập quán, văn hóa ở từng địa phương, mâm lễ vật cho lễ làm phép đất xây nhà ở sẽ được chuẩn bị không giống nhau. Tuy nhiên xét theo tính phổ thông nhất; mâm lễ cơ bản cho lễ động thổ xây nhà ở có thể chuẩn bị như sau:

  • Nhóm lễ vật tâm linh, bao gồm: 1 bao hương mới (khi thắp chỉ rút 3 thẻ hương), 2 cây nến đỏ hoặc 2 cây đèn cầy, bộ 3 hũ gạo – muối – nước (đổ đầy, sạch và mới); 1 đinh vàng hoa, bộ áo quan đầy đủ cho Thần linh màu đỏ bao gồm mũ – hài – và kiếm trắng; 1 đĩa trầu cau tươi bao gồm 1 quả cau và 1 lá trầu (để nguyên)
  • Nhóm lễ vật hoa quả, trà bánh bao gồm: 1 lọ hoa tươi (cắm 9 bông lẻ, có thể là hoa cúc, hoa đồng tiền hoặc hoa hồng đỏ); 1 lễ ngũ quả tươi; 3 chén trà, 3 chén rượu, 3 cây thuốc lá (có nơi sẽ chuẩn bị cả bao); bánh kẹo, mứt oản đỏ sắp theo số lẻ 3, 5, 7 hoặc 9 đều được
  • Nhóm lễ vật mặn: 5 bát cơm trắng, 1 bộ tam sên (nếu có điều kiện có thể chuẩn bị 1 con heo quay), 2 cái bánh chưng (hoặc 5 đĩa xôi nếp), 1 con gà trống luộc, 5 đĩa giò lụa.

Ngoài ra, trong mâm lễ phải sắp 7 bát trắng kèm 7 đôi đũa sạch. Nếu có điều kiện và thời gian hơn, gia chủ có thể sắp thêm lễ vật mặn, lễ bánh kẹo theo nguyên tắc số lẻ phù hợp.

Hướng dẫn sắp những mâm lễ quan trọng trong nghi thức làm phép đất xây nhà ở

Hướng dẫn sắp mâm ngũ quả

3 miền Bắc – Trung – Nam có trái quả đặc trưng không giống nhau. Điều này cũng đã quy định sự khác nhau trong lễ vật mâm ngũ quả truyền thống.

Về cơ bản, cả 3 miền đều tuân thủ nguyên tắc đại diện ngũ hành cho sắp mâm ngũ quả. Trong đó: Quả màu vàng sẽ đại diện cho hành Kim; quả màu xanh đại diện cho hành Mộc; quả màu trắng (hoặc màu đen) đại diện cho hành Thủy; quả màu đỏ đại diện cho hành Hỏa; quả màu đất, màu nâu, vàng cam sẽ đại diện cho hành Thổ.

Gợi ý mâm ngũ quả miền Bắc hiện nay, bao gồm 5 loại quả là:

  • 1 quả bưởi vàng
  • 1 nải chuối xanh
  • 1 chùm nho (hoặc quả lê)
  • 1 quả thanh long
  • 1 quả hồng xiêm
>>  Đồ cúng mụ cho bé trai, bé gái miền Bắc

Gợi ý mâm ngũ quả miền Trung:

  • 1 quả bưởi vàng
  • 1 nải chuối xanh
  • 1 quả mận to
  • 1 quả dưa hấu
  • 1 quả dứa (hoặc cam)

Gợi ý mâm ngũ quả miền Nam (tính nguyên tắc ngũ hành mang tính tương đối):

  • 1 quả mãng cầu
  • 1 chùm sung nếp
  • 1 trái dừa tươi
  • 1 trái đu đủ chín
  • 1 trái xoài

Hướng dẫn sắp mâm lễ tam sanh

Mâm lễ tam sanh hay còn gọi là mâm lễ tam sinh là một trong những lễ vật mặn phổ biến nhất hiện nay, đại diện cho sự tồn tại no đủ, may mắn.

Mâm lễ tam sanh có đặc tính là bao gồm 3 lễ vật đại diện cho 3 loài sinh sống ở 3 không gian sống khác nhau: 1 loài sống ở mặt đất, 1 loài sống trên mặt đất và 1 loài sống dưới nước.

Mâm lễ gợi ý:

  • 1 miếng thịt lợn luộc: Chọn thịt 3 chỉ mua từ sáng sớm để tươi nguyên, bao gồm cả phần da (bì), phần thịt mỡ và phần thịt nạc
  • 1 quả trứng gà luộc
  • 1 con tôm luộc hoặc cua hấp: Chọn tôm (cua) to. Nếu tôm (cua) kích thước trung bình có thể sắp 3 con.

Hướng dẫn luộc gà ngon

Để luộc gà ngon nhất cho mâm lễ làm phép đất xây nhà ở, bạn nên làm thật sạch gà sao cho phần da gà sau khi thao tác hết lông và các bộ phận bỏ đi không bị nhũn. Tiến hành luộc ngay để gà không bị ôi.

Các bạn sắp gà vào nước lạnh cùng 1 lúc, sao cho nước ngập toàn bộ gà, nếu cổ gà cao quá, trong khi luộc bạn phải để ý theo dõi, lấy đũa cả nhấn đầu và cổ gà xuống để đảm bảo chín đều.

Căn thời gian luộc gà vừa chín tới, thông thường sẽ khoảng 20 – 30 phút là vừa đẹp (tùy kích thước gà).

Khi chín vớt ra rổ thưa, để ráo nước. Lưu ý dựng đứng cổ gà để khi sắp lễ có mâm lễ gà đẹp hơn.

(Phần tiết gà đổ vào khi nước sôi).

Hướng dẫn đặt trái quả và bình hoa trong mâm lễ

Theo quy tắc, lễ ngũ quả sẽ được đặt ở hướng Tây.

Lễ hoa tươi (bình hoa cắm 9 bông lẻ) sẽ được đặt ở hướng Đông.

Bộ 3 lễ: Hũ gạo, hũ muối và hũ nước

Chuẩn bị 3 hũ có kích thước bằng nhau, bao gồm:

  • Hũ gạo: 1 hũ gạo tươi đổ đầy, đảm bảo là gạo vừa xay xát, không trần qua nước.
  • Hũ muối: Muối tinh, muối sạch, muối mới được lấy từ bao ra.
  • Hũ nước: Đổ đầy, nước lọc sạch.

Lưu ý: Đối với bộ 3 lễ vật hũ gạo, hũ muối, hũ nước sau khi cúng gia chủ có thể rải tại vị trí thờ cúng.

Vậy là bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về nghi thức làm phép đất xây nhà ở. Hy vọng với bài viết này gia đình nào cũng có thể tự chuẩn bị nghi thức cúng một cách hoàn chỉnh nhất. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm về Dịch vụ cung cấp mâm cúng chất lượng cao của chúng tôi trên trang Đồ Cúng Nhân Tâm.

[ làm phép đất xây nhà | hướng dẫn làm phép đất xây nhà | lễ vật cúng làm phép đất xây nhà | ngày làm phép đất xây nhà tốt | lưu ý khi làm phép đất xây nhà | bài văn khấn cúng làm phép đất xây nhà ]