Quý bạn đọc có từng thắc mắc về ông Công ông Táo không? Họ là ai, vì sao phải thờ cúng họ? Cũng như nên cúng kiếng ông Công ông Táo vào ngày nào, cần cúng những gì. Thắc mắc sẽ được giải đáp giải đáp ngay bài viết bên dưới.
Nên cúng ông Công ông Táo ngày nào? Chúng ta cùng Thấy Là Thích tìm hiểu ở bài biết dưới đây nhé.

Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Nguồn gốc ông Công ông Táo
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam thì ông Công ông Táo có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ có xuất xứ từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam đã được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà”. Tức là 3 vị thần Đất, vị thần Nhà và vị thần Bếp núc. Mà cho đến ngày nay thường gọi là Táo Quân hay ông Táo bà Táo.
Người Việt Nam có một sự tích kể về nguồn gốc của ông Táo bà Táo này. Tương truyền rằng, có một người phụ nữ tên Thị Nhi và chồng là Trọng Cao. Tuy hai vợ chồng ăn ở mặn nồng, vô cùng yêu thương tha thiết với nhau. Nhưng sống với nhau mãi mà vẫn không có được với nhau đứa con nào. Vì vậy mà Trọng Cao hay vô cớ kiếm chuyện, rồi xô xát dằn vặt vợ. Khiến gia đình vốn hạnh phúc lại náo loạn cả ngày.
Vào một hôm nọ, Cao biến một chuyện nhỏ nhặt thành chuyện lớn rồi gây gổ với vợ. Thị Nhi chẳng những bị chồng đánh mà còn bị chồng đuổi đi. Sau đó Thị Nhi một mình lang thang đến xứ khác. Một thời gian sau thì gặp được một người đàn ông tên Phạm Lang. Họ dần dần phải lòng nhau rồi nên nghĩa vợ chồng. Còn Trọng Cao khi đã nguôi giận thì nảy sinh ân hận, lo lắng. Day dứt và nhớ quay quắt được một thời gian thì cũng lên đường tìm kiếm vợ.
Trọng Cao đi mãi tìm mãi đến khi hết gạo hết tiền phải làm một kẻ ăn xin. Nhưng dọc đường vẫn luôn không quên phải tìm kiếm vợ. Sau một khoảng thời gian dài thì cuối cùng Trọng Cao đã may mắn tìm được vợ.
Hôm đó Trọng Cao vì cơn đói mà vào một nhà để xin chút thức ăn. May mắn thay, chủ nhà chính là Thị Nhi. Phạm Lang đã đi vắng chỉ có mình Thị Nhi ở nhà. Thị Nhi làm sao có thể không nhận ra chứ? Nàng đã sớm nhận ra người ăn xin kia đúng là người chồng cũ của mình rồi. Vì tình nghĩa cũ, nàng thương tình mà mời Trọng Cao vào nhà rồi nấu cơm mời. Vào đúng lúc đó thì người chồng mới là Phạm Lang vừa trở về nhà. Thị Nhi không biết giải thích sao cho rõ, lại càng sợ Phạm Lang nghi oan mình. Cho nên liền đem giấu Trọng Cao vào dưới đống rơm rạ sau vườn nhà.
Chẳng may, vào đêm ấy Phạm Lang vì muốn lấy tro bón ruộng mà đã nổi lửa để đốt đống rơm rạ. Thấy lửa cháy ngày càng lớn, Thị Nhi sợ hãi nhưng vẫn lao mình vào đống lửa sáng rực để cứu Trọng Cao ra. Phạm Lang thấy vợ tự nhiên nhảy vào đống lửa. Dù kinh ngạc nhưng vẫn vì thương vợ nên cũng nhảy theo. Cuối cùng họ không ra được, cả ba người đều chết trong đám lửa đó.
Lúc còn sống, do 3 người sống có nghĩa có tình nên được Thượng đế thương tình. Ngài phong cho 3 người làm Định phúc Táo Quân. Phụ trách trông coi việc trong bếp thì giao cho người chồng mới ( tức là Phạm Lang) gọi là Thổ Công. Người chồng cũ là Trọng Cao trông coi việc trong nhà được gọi là Thổ Địa. Còn người vợ tên Thị Nhi thì gọi là Thổ Kỳ phụ trách trông coi việc chợ búa. Từ đó trách nhiệm của 3 người là định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ. Ngoài ra thì các vị Táo còn có bổn phận là ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư của gia chủ. Gìn giữ và duy trì bình yên cho tất cả mọi người trong nhà.
Phong tục cúng ông Công ông Táo được diễn ra vào ngày nào?
Vào đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch tức là ngày 23 tháng 12 hằng năm. Thì chính là ngày mà Táo Quân cưỡi cá chép về trời. Ba vị Táo Quân sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả mọi việc làm tốt và những việc chưa tốt của con người trong một năm. Từ đó thì Thiên đình có thể định đoạt công tội của con người sau đó thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người dưới nhân gian. Đây là một truyền thuyết tồn lại rất lâu đời trong văn hóa người Việt Nam. Cũng là tín ngưỡng tâm linh đã lưu truyền và tồn tại trong mỗi con người Việt Nam.

Mỗi năm thì gia chủ đều sẽ làm lễ cúng tiễn đưa Ông Táo về chầu Trời. Lễ cúng được diễn ra vào chiều tối ngày 22 tháng Chạp ( 22/12) theo lịch âm. Theo quan niệm thì bởi vì vào đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã sớm về chầu Trời rồi. Nếu để chậm trễ sang ngày 23 mới cúng kiếng đưa Ông Táo về Trời. Thì Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật của gia chủ cũng như những lời thỉnh cầu của gia chủ.
Tuy nhiên thì cũng có nhiều người cúng vào ngày 23. Dù cúng sớm hay cúng trễ, dù lễ vật thịnh soạn hay đơn giản, dù cúng ngày 22 hay ngày 23. Thì quan trọng nhất vẫn là lòng thâm tâm cầu khẩn của gia chủ. Tùy theo quan niệm mỗi người, mỗi nhà, mỗi vùng miền mà có ngày cúng, cách cúng, lễ vật cúng sao cho phù hợp với từng điều kiện và tình hình thực tế nhất định.
Bởi vì lý do đó, mà cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo hằng năm là người Việt sẽ làm lễ cúng kiếng để đưa Táo Quân về chầu trời. Kèm theo một phong tục mạng đậm màu sắc tín ngưỡng nhân gian chính là cúng cá chép. Theo quan niệm thì các vị Táo Quân về trời bằng cách cưỡi cá chép. Cho nên họ cúng cá chép sống hay thả phóng sinh cá chép. Với ngụ ý để các vị Táo Quân sẽ có cá chép để cưỡi về trời.
Vào ngày này thì người dân thường chuẩn bị hai con hoặc 3 con cá chép còn sống. Sau đó thả trong chậu nước đặt vào mâm lễ vật cúng cùng với các đồ lễ khác. Sau khi đã cúng kiếng xong thì sẽ đem thả cá ở sông, ao, hồ. Đây là một nghi thức mang ý nghĩa là “phóng sinh” với hy vọng cá chép có thể đưa ông Táo về trời.
Lễ vật cần chuẩn bị vào ngày cúng ông Công ông Táo
Những lễ vật cần chuẩn bị để cúng Táo Công gồm có các món sau:
- Mũ ông Công gồm có hai mũ đàn ông dành cho Táo ông và một mũ đàn bà dành cho Táo bà. Chiếc mũ dành cho các Táo ông thì phải có hai cánh chuồn. Còn mũ dành cho bà Táo thì không có cánh chuồn trên mũ.Những chiếc mũ này sẽ được làm thủ công tỉ mỉ. Các mũ đều được gắn trang sức lộng lẫy cùng với các gương nhỏ hình tròn sáng lóng lánh. Còn có rất nhiều những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ được trang trí trên mũ.
- Hương hay còn gọi là nhang, cùng với đèn nến, giấy tiền vàng mã.
- Một lọ hoa tươi, một mâm ngũ quả tươi
- Ba bộ mũ áo bằng giấy, hia hài của Táo Quân
- Cá chép còn sống từ 1 đến 3 con
Cùng với nhiều lễ vật khác, tùy vào từng điều kiện và tình hình thực tế mà gia chủ có thể cúng đơn giản hoặc cúng kiếng cầu kỳ đều được. Ngoài các món lễ vật trên thì có thể cúng thêm nước trà, rượu, chè xôi, thịt lợn ( heo), bánh,… Có thể cúng chay hay cúng mặn đều được.

Tuy nhiên, về lễ vật cúng kiếng và cách cúng kiếng đối với từng vùng miền sẽ có sự khác biệt nhất định. Miền Bắc sẽ khác với miền Trung, cũng sẽ không giống với miền Nam. Ngoài ra thì mỗi khu vực hay mỗi nhà lại có cách cúng kiếng và yêu cầu về lễ vật cúng kiếng cũng không giống nhau.
Ngoài các món lễ vật kể trên thì chủ có thể cúng thêm nhiều thứ khác. Cũng có thể dựa vào điều kiện và tình hình thực tế mà lượt bỏ đi một số món lễ vật không quá cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành tâm cầu khẩn của gia chủ, còn lễ vật cúng thì không quá quan trọng.
Quan niệm về ngày cúng ông Công ông Táo
Người Việt Nam thường quan niệm rằng Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng. Tất cả những sự kiện đã xảy ra trong một năm vừa qua ở dưới nhân gian. Từ đó định đoạt và phán xét những công tội của loài người. Rồi đưa ra những hình phạt, phần thưởng xứng đáng và công bằng với loài người. Bởi vì quan niệm đó mà người Việt Nam hằng năm đều làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời rất thịnh soạn.
Với mong muốn và hy vọng Táo Quân sẽ thưa với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp nhất. Còn lại những điều không được may may mắn và những chuyện không tốt sẽ được Táo Quân báo cáo nhẹ đi. Việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa được lưu truyền lại và biến thành một phong tục cho đến ngày nay.
Ngoài ra thì trong tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam. Có quan niệm cho rằng ba vị Thần Táo có quyền lực định đoạt vận mệnh cát hung và phước đức cho gia đình của họ. Họ tin rằng phước đức mà họ nhận được là do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.
Với mong muốn 3 vị Táo Quân sẽ tiếp tục phù hộ cho gia đình mình được thêm nhiều điều may mắn. Tiếp tục che chở họ khỏi những điều xấu xa, bất hạnh. Ngăn trở những thế lực tà ma ngoại đạo làm ảnh hưởng đến họ. Cho nên vào ngày 23 tháng chạp hằng năm. Tức là ngày 23 tháng 12 theo lịch âm thì người Việt Nam dù bận rộn đến đâu. Thì họ cũng sẽ dành thời gian và làm lễ cúng kiếng để tiễn đưa ông Táo về trời.
Họ vi vọng sẽ được phù hộ và độ trì của các thần linh. Hi vọng sang năm mới thì gia đình họ sẽ được bình an, hạnh phúc và cuộc sống suôn sẻ. Không bị bất kỳ điều gì gây cản trở đến với họ và tất cả thành viên trong gia đình họ.
Đặt mâm cúng ông Công ông Táo trọn gói ở đâu?
Từ lâu thì ông Công ông Táo hay còn gọi là ông bà Táo Quân. Thì họ vẫn luôn là những vị thần linh gần gũi và tồn tại tại trong tâm linh tín ngưỡng của mỗi một người dân Việt Nam. Cũng như phong tục cúng tết ông Táo từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Tín ngưỡng tâm linh được tôn thờ này mang rất nhiều giá trị truyền thống và giá trị nhân văn.
Trong dịp cuối năm bận rộn, chắc hẳn không có nhiều thời gian chuẩn bị các lễ vật, mâm lễ cúng kiếng được đủ đầy. Thấu hiểu điều đó, Đồ Cúng Nhân Tâm là một đơn vị cung cấp các dịch vụ về cúng kiếng, đồ cúng, mâm cúng, mâm cỗ,… Đảm bảo có thể hài lòng quý khách hàng dù bất cứ miền nào trên đất nước Việt Nam. Hãy liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm khi có bất cứ nhu cầu về các dịch vụ đồ cúng nhé.
[cúng ông Công ông Táo ngày nào | hướng dẫn cúng ông Công ông Táo | lễ vật cúng Ông Táo | bài văn khấn cúng ông Công ông Táo | lưu ý khi cúng ông Táo ]