Nội Dung
Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng gồm những lễ vật gì ?
Mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ nề, thợ xây ) nhằm tôn vinh và tưởng nhớ công ơn những người có công đối với việc xây dựng, phát triển gìn giữ nghề cho thế hệ sau mà tổ chức ngày giỗ tổ nghề truyền thống của địa phương.
Đồng thời, lễ cúng tổ nghề xây dựng bên cạnh việc tỏ lòng biết ơn thì còn cầu mong cho công việc làm nghề được suôn sẻ, buôn bán may mắn, tránh rủi ro.
Đối với nghề xây dựng ở Việt Nam, người sáng lập của nghề được dân gian suy tôn như ông Tổ của ngành xây dựng là Cao Lỗ.
Ngày cúng giỗ tổ nghề xây dựng ( thợ nề, thợ xây ).
Theo thông lệ truyền thống, vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm, ngành xây dựng nói chung và các công ty xây dựng nói riêng đều tổ chức lễ cúng tổ ngành xây dựng.
Giỗ Tổ nghề xây dựng còn thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn” và “tôn sư trọng đạo” để nhớ ơn các bậc tiền nhân có công truyền dạy nghề và đây cũng là dịp để khuyến khích, hỗ trợ nhau trong công việc.
Tổ nghề ngành xây dựng là ai?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu tổ nghề là gì? Tổ nghề được hiểu là những người có công sáng tạo nên 1 nghề nào đó có thể là nghề xây dựng, nghề may, nghề sân khấu, kịch, tuồng, chèo và những người có công lớn trong việc truyền bá, sáng lập, đưa nghề phát triển và truyền tụng lại cho những thế hệ con cháu tương lai.
Chính vì vậy, cúng tổ nghề không chỉ là nghi thức cúng người sáng lập ra nghề mà còn là lời biết ơn đối với những thế hệ đi trước đã có công gìn giữ nghề và truyền lại cho con cháu đời sau.
Cúng tổ nghề là việc làm thể hiện tấm lòng “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn” của bậc con cháu với thế hệ đi trước làm việc trong nghề. Đó là sự tôn trọng, ghi nhớ công ơn đối với những người đã có công giúp mình có được công ăn việc làm trong cuộc sống hiện tại. Những thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước gìn giữ nghề nghiệp cho con cháu trong tương lai. Đồng thời, nghi thức cúng giỗ tổ cũng được lưu truyền và trở thành truyền thống giỗ tổ nghề được tổ chức mỗi năm một lần.
Việc bày mâm cúng tổ nghề ngoài thể hiện lòng biết ơn thì còn là lời cầu mong, cho con cháu làm ăn trong nghề gặp nhiều may mắn, công việc thuận lợi, suôn sẻ, bình an tránh được những rủi ro đáng tiếc.
Nghề xây dựng là một ngành nghề lớn và rất phổ biến ở nước ta. Có thể nói, ngành xây dựng bao gồm những ngành nghề nhỏ khác như:
- Nghề mộc
- Nghề thợ xây ( thợ hồ, thợ nề)
- Nghề thợ cơ khí
Vậy tổ nghề của ngành xây dựng là ai? Tương truyền người đó chính là Cao Lỗ hay còn gọi là Lỗ Ban, là một người thợ mộc tài ba của đất nước Trung Hoa cổ đại. Ông từng sáng chế ra những tác phẩm tuyệt tác để đời như một con diều bằng gỗ chở người, có thể tận dụng hướng gió để bay sang nước địch thám thính tình hình, những dụng cụ trong ngành xây dựng như thước Lỗ Ban (được thiết kế dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng về thiên văn, địa lí kết hợp với 8 quẻ Bát Quái mà tạo thành)
Ngày 20 tháng Chạp âm lịch hàng năm được chọn làm ngày cúng giỗ tổ ngành xây dựng. Những người làm việc trong ngành xây dựng nói chung cần chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, tươm tất để dâng lên tổ nghề, mục đích cảm tạ tổ nghề và cầu mong tổ nghề phù hộ cho công việc được suôn sẻ, thuận lợi.
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng gồm những gì?
Chuẩn bị mâm lễ lớn nhỏ có thể khác nhau tùy quy mô của từng nhóm thợ và điều kiện kinh tế, tuy nhiên một mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng hoàn chỉnh cơ bản sẽ bao gồm những thức đồ lễ vật như sau:
- 1 đĩa trái cây ngũ quả tươi ngon
- 1 bình hoa cúc kim cương hoặc một bình hoa lay ơn tươi
- 1 thẻ nhang rồng phụng (khi thắp nên đốt 3 hoặc 5 que nhang, nên chọn số lẻ không nên chọn số chẵn vì số chẵn là số không may mắn theo thuyết âm dương)
- 2 cây đèn cầy
- 1 hũ muối, 1 hũ gạo
- Trà pha sẵn
- 1 chai rượu nếp
- 1 chai nước suối
- 1 đĩa trầu cau
- Giấy tiền cúng giỗ tổ nghề xây dựng được mua theo bộ đầy đủ
- 5 đĩa xôi, 5 đĩa chè
- 1 con gà trống luộc nguyên con, không cắt rời từng bộ phận
- 1 con heo quay
- 1 đĩa bánh bao hoặc 1 đĩa bánh hỏi, bánh chưng đều được
- 1 đĩa chả lụa
Lưu ý khi chọn lựa lễ vật cúng ông tổ nghề xây dựng.
Cần chọn những quả tươi ngon nhất, màu sắc rực rỡ đẹp mắt để kính dâng lên tổ nghề. Không chọn những quả nhỏ, méo mó, màu sắc không được tươi, có dấu hiệu thối hỏng.
Mâm ngũ quả cúng dâng lên tổ nghề ở miền Bắc thường gồm những loại quả như chuối xanh, bưởi, thanh long, xoài, đu đủ. Trong khi mâm ngũ quả ở miền Nam thường gồm dứa, dưa hấu, dừa, sung, mãng cầu.
Đĩa trầu cau cần bày biện đẹp mắt, lá trầu xanh, to, không chọn lá quá non hoặc quá già, cũng không chọn lá trầu đã ngả màu vàng. Lá trầu có sẵn vôi được quết sẵn. Chọn cau thì nên chọn quả to, đẹp, còn xanh, nếu còn râu thì càng đẹp mắt. Nếu không bày lá trầu và quả cau thì người cúng có thể têm trầu cánh phượng để bày sẵn lên mâm cúng.
Hoa cúc thể hiện cho sự trường thọ, ý muốn nghề nghiệp được kéo dài đến mãi về sau, lưu truyền nhiều đời con cháu. Hoa lay ơn ngay trong tên gọi có chữ ‘ơn” phần nào thể hiện lòng biết ơn của người trong ngành với tổ nghề của họ.
Nên chọn con gà trống to khỏe, lông mượt, cực khỏe, thịt săn chắc, phần mào to đẹp, các răng trên mào đều đặn. Gà cần khỏe mạnh, không khuyết tật, dù hay lờ đờ, có dấu hiệu của bệnh tật. Trước khi luộc cần xếp gà ở tư thế 2 cánh bắt chéo để sau khi luộc xong bày lên đĩa gà có hình dáng đẹp nhất.
Chọn con heo vừa tầm không nên quá to hoặc quá nhỏ, khoảng 3.5-4 kg là đẹp. Những làng nghề tổ chức cúng với quy mô lớn hơn thì có thể cúng cả con heo quay nặng từ 15- 20 kg.
Lưu ý gà luộc và heo quay là những món bắt buộc phải có trong mâm cúng giỗ tổ nghề. Dù làm đình đám hay đơn sơ thì người cúng cũng cần thành tâm chuẩn bị đầy đủ những thức đồ cơ bản nêu trên.
Nghi thức nhập môn trong ngày cúng giỗ tổ nghề xây dựng
Ngày cúng giỗ tổ còn là dịp để những thành viên mới vào nghề “ra mắt” tổ nghề. Nghi lễ cúng nhập môn cũng được tổ chức vào thời điểm này. Nghi thức này diễn ra như sau:
Những người mới vào nghề cần có sự chuẩn bị đồ lễ riêng để kính dâng lên tổ nghề bao gồm:
- 1 chú gà trống choai còn sống, nhìn đẹp mắt, to khỏe, lông mượt, mào đẹp, cựa chắc, to vừa tầm, không chọn gà khuyết tật, lờ đờ vì như vậy là không thể hiện sự tôn kính đối với tổ nghề sẽ bị tổ nghề quở trách khiến cho việc làm ăn không suôn sẻ.
- 1 chai rượu nếp trắng
- 1 thẻ nhang thơm
Khi tiến hành nghi thức cúng cần nghe theo sự sắp xếp của chủ lễ, đặt lễ cúng lên bàn thờ tổ và vái ba vái. Sau đó, chủ lễ sẽ thực hiện nghi thức tiếp nhận lễ vật của người mới và tiến hành rót rượu trao cho thợ mới 1 ly rượu trắng. Người thợ mới kính cẩn đón lấy và uống hết là đã hoàn thành thủ tục nhập môn, từ nay sẽ chính thức làm việc trong ngành này được tổ nghề chấp thuận. Người chủ lễ cũng chính là người thầy sẽ truyền nghề cho thợ mới học việc cũng cần uống cạn ly như một lời chấp thuận và hứa sẽ chỉ dạy môn đồ thật tận tình tận nghĩa.
Các bước tiến hành nghi thức cúng giỗ tổ nghề xây dựng
Thời gian tổ chức lễ cúng.
Lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng thường được tổ chức vào sáng ngày 20 tháng Chạp hàng năm. Nên tổ chức lễ từ buổi sáng sớm chứ không nên để chiều mới tổ chức. Vì có những lễ cúng có thể kéo dài từ sáng tới chiều mới kết thúc. Nếu như cúng từ chiều có thể đến tối muộn mới xong, vào buổi tối âm khí tích tụ nhiều thường không thích hợp cho việc cúng bái.
Địa điểm tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề xây dựng.
Lễ cúng tổ nghề xây dựng thường được diễn ra ngay tại nơi làm việc của nhóm thợ đó. Tổ chức tại đây sẽ dễ tụ họp anh em làm việc trong ngành hơn, đồng thời để cho tổ nghề có thể chứng giám cho công việc làm ăn, phù hộ cho việc làm ăn được thuận lợi.
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thức đồ cần thiết để bày biện trong mâm cúng (anh em trong nhóm thợ có thể chia nhau đi mua đồ cúng, cùng góp công góp sức để thể hiện lòng thành cũng như giúp cho việc chuẩn bị mâm cúng được nhanh chóng, tươm tất, đầy đủ hơn, tránh xảy ra thiếu sót) thì mâm cúng cần được bày biện ngay ngắn, đẹp mắt trên bàn sơn gỗ đỏ có đặt miếng gỗ ghi chữ “Tổ sư” trên bàn.
Mâm cúng được hoàn tất thì các anh em trong nhóm cần tập trung đứng trước bàn cúng để thành tâm khấn vái. Người đứng đầu nhóm sẽ lên hương đèn và đại diện làm lễ khấn vái.
Bài văn khấn cúng tổ nghề xây dựng.
Người chủ trì bắt đầu đọc bài văn khấn giỗ tổ nghề có nội dung chính xoay quanh việc cảm ơn tổ nghề xây dựng đã sáng tạo ra nghề, giúp con cháu có công ăn việc làm, kiếm được cơm ăn áo mặc, nuôi được bản thân và gia đình và có được đời sống sung túc, giúp ích cho xã hội. Đồng thời, người đại diện cúng cũng sẽ cầu mong tổ nghề phù hộ độ trì cho con cháu, giúp đỡ con cháu trong việc làm ăn sao cho ngày càng được thuận lợi, phát đạt, suôn sẻ, bình an để có thể gắn bó với nghề lâu dài và truyền lại cho con cháu đời sau.
Sau khi đọc bài văn khấn to, rõ ràng, chủ lễ và các anh em trong nhóm vái 3 vái rồi lùi xuống. Lưu ý trong thời gian làm lễ mọi người cần nghiêm túc, giữ im lặng, không cười cợt để thể hiện lòng thành tâm của mình với tổ nghề. Trang phục cũng cần được chỉnh đốn gọn gàng, lịch sự.
Lễ cúng tổ nghề hoàn tất, hóa vàng và tạ lễ.
Lễ cúng hoàn tất, trong thời gian chờ nhang cháy hết và tổ nghề thụ hưởng lễ vật, anh em ngành xây dựng ngồi lại quây quần nói chuyện, chia sẻ những kinh nghiệm làm nghề với nhau, từ đó có thể học hỏi được những bài học quý báu. Đây cũng là dịp ý nghĩa để người trong ngành có thể hiểu nhau hơn, cảm thông với nhau nhiều hơn, và hiểu nhau hơn để giúp đỡ nhau trong công việc sau này.
Khi nhang đã cháy hết, người đứng đầu nhóm thợ sẽ đem tiền vàng đi đốt để tổ nghề nhận lễ vật rồi mới xin hạ mâm cúng để anh em cùng hưởng lộc.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây về mâm cúng giỗ tổ nghề xây dựng, bạn đã hiểu hơn cần chuẩn bị những gì và tiến hành lễ cúng như thế nào. Tham khảo những món đồ cúng giỗ tổ nghề tại Đồ Cúng Nhân Tâm để có được dịch vụ đồ cúng lễ tốt, chỉn chu và tươm tất nhất.