Nội Dung
Nguồn gốc, ý nghĩa và cáchchuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề nail chi tiết nhất
Mâm cúng giỗ tổ đóng vai trò rất quan trọng giúp người trong ngành có thể thuận lợi theo đuổi sự nghiệp. Vậy khi làm trong nghề tóc-nail, bạn cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng giỗ tổ nghề?
Nguồn gốc ra đời nghề tóc-nail
Mỗi ngành nghề lại gắn với một câu chuyện tương truyền khác nhau về tổ nghề của họ. Nghề tóc nêu có câu chuyện được tương truyền trong dân gian như sau:
“Xưa có hai ông cụ ngồi uống nước và trò chuyện với nhau về những công việc đàn bà có thể làm thì rất nhiều như nhuộm vải, may vá còn đàn ông thì lại chẳng có nghề nào. Một trong hai cụ ông đáp lại rằng muốn làm một nghề không mất quá nhiều công sức nhưng là một nghề quan trọng ai cũng cần đến. Khi đó các cụ đã nghĩ ra nghề cắt tóc hay hồi đó còn gọi là nghề thợ cao.
Mãi đến sau này khi người ta phát hiện ra một tấm bia có ghi nghề nghiệp là nghề làm đẹp cho con người, người ta mới tổ chức lễ cúng nhằm tưởng nhớ công lao chỉ dẫn cho con cháu của cụ.”
Mãi cho đến sau này thì thực tế cũng chứng minh số lượng người thợ cắt tóc là nam nhiều hơn so với nữ giới.
Một số ý kiến cho rằng, nghề tóc nail ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ thời pháp thuộc, khi đó con người mới được tiếp cận với các dụng cụ làm tóc, nail. Nhu cầu làm đẹp của con người thời đó cũng có những bước tiến vượt bậc nên nghề làm đẹp càng được ưa chuộng.
Cho đến những năm 1920-1930 ở Việt Nam, nghệ thuật tóc đã trở thành khái niệm mang tính xu hướng ở cả Hà Nội và Sài Gòn.
Chính vì vậy, đối với câu hỏi ông tổ nghề tóc-nail là ai đến nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, người trong ngành vẫn tổ chức mâm cúng giỗ tổ nghề nail đối với thánh sư của họ một cách thành tâm để cảm ơn những chỉ dẫn, những ngón nghề lưu truyền mà họ đã chỉ dạy cho con cháu.
Ý nghĩa của mâm cúng giỗ tổ nghề nail.
Mỗi ngành nghề lại có một tổ nghề khác nhau ví dụ như nghề thợ mộc thì có tổ nghề là Lỗ Ban, nghề thợ may thì có tổ nghề là Bà Nguyễn Thị Sen, nghề sân khấu thì có tới 3 vị tổ nghề là Tiên sư, Tổ sư, Thánh sư.
Nghề làm tóc cũng có Thánh sư riêng là người đã sáng tạo ra nghề làm tóc và lưu truyền cho con cháu đời sau.
Việc sửa soạn mâm cúng giỗ tổ nghề tóc – nail, đóng vai trò rất quan trọng, mang ý nghĩa tâm linh to lớn, cụ thể như:
- Để cảm ơn Thánh sư đã tạo ra một nghề nghiệp hữu ích giúp con cháu có công ăn việc làm, có cái nghề để kiếm cơm ăn áo mặc, giúp ích cho cộng đồng đặc biệt trong công cuộc làm đẹp
- Để cầu xin Thánh sư phù hộ cho tiệm tóc-nail làm ăn phát đạt, con cháu trong ngành nâng cao tay nghề để nhận được nhiều sự tín nhiệm từ khách hàng hơn.
Về mặt tinh thần, các chủ tiệm tóc-nail sau khi tổ chức mâm cúng giỗ tổ nghề tóc – nail xong sẽ cảm thấy thoải mái, an tâm hơn vì bản thân đã thể hiện được tấm lòng biết ơn đối với người đi trước cũng như cảm thấy tự tin vì có tổ nghề che chở, phù hộ trong công việc làm ăn.
Cúng giỗ tổ nghề còn thể hiện được nét đẹp truyền thống của nghề nói riêng và truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam ta nói riêng” vì vậy vẫn được lưu truyền qua biết bao thế hệ con cháu.
Thời gian, địa điểm tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề nail.
Mỗi ngành nghề lại có thời gian và địa điểm tổ chức lễ cúng tổ khác nhau ví dụ như lễ cúng tổ nghề thợ mộc diễn ra vào 20 tháng Chạp (hoặc 13 tháng 6 âm lịch hàng năm), lễ cúng giỗ tổ nghề sân khấu được tổ chức vào ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm, lễ cúng giỗ tổ ngành kinh doanh được tổ chức từ mùng 10-15 tháng 3 âm lịch hàng năm, lễ cúng giỗ tổ ngành may thì tổ chức vào 12 tháng 12 âm lịch.
Đối với ngành tóc-nail, ngày tổ chức cúng giỗ tổ là ngày 16 tháng 3 âm lịch. Trong ngày này, mỗi người con cháu theo ngành thường tập trung sửa soạn mâm cúng để bày tỏ lòng thành sâu sắc với ông tổ nghề tóc.
Mâm cúng thường được chuẩn bị từ sáng sớm để buổi cúng lễ có thể tiến hành ngay trong buổi sáng. Nên tránh cúng vào buổi chiều vì nếu lễ cúng kéo dài đến chiều tối, âm khí thịnh hơn sẽ không tốt cho việc cúng kiếng lễ bái.
Nếu lễ cúng diễn ra vào buổi sáng thì có thể kết thúc trong buổi sáng hay chiều tùy theo quy mô của buổi cúng bái.
Địa điểm tổ chức lễ cúng thường là ở ngay trong tiệm tóc, nail, nơi những người trong ngành làm việc và hoạt động, mang đến dịch vụ chăm sóc khách hàng mỗi ngày. Đây là địa điểm thích hợp nhất vì không gian vừa mang đến cảm giác ấm cúng, thoải mái, vừa giúp cho tổ nghề có thể chứng kiến hoạt động làm ăn kinh doanh của con cháu, từ đó phù hộ độ trì cho con cháu làm ăn phát đạt hơn, chỉ dẫn cho con cháu để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong nghề.
Vậy những người chủ tiệm tóc-nail, người đại diện tổ chức mâm cúng giỗ tổ đã biết mình cần chuẩn bị những lễ vật gì chưa? Dưới đây là gợi ý về mâm cúng lễ vật đầy đủ với ông tổ nghề tóc-nail của chúng tôi.
Những lễ vật chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề nail ?
Mâm cúng tổ không cần quá cầu kì nhưng phải thể hiện được tấm lòng của người cúng đối với tổ nghề. Một số lễ vật cơ bản cần có trong mâm cúng như:
- 1 đĩa trái cây
- 1 bình hoa cúc kim cương hoặc hoa lay ơn
- 1 thẻ nhang rồng phụng
- 2 cây đèn cầy
- 1 hũ muối, 1 hũ gạo
- Trà pha sẵn chia vào các chén nhỏ
- 1 chai rượu nếp
- 1 chai nước suối
- 1 đĩa trầu cau
- Giấy tiền cúng giỗ tổ nghề xây dựng
- 1 đĩa xôi (cúng xôi đỗ hoặc xôi gấc vì chúng có ý nghĩa về mặt tâm linh và thẩm mỹ)
- 1 con gà trống luộc nguyên con
- 1 con heo quay cỡ nhỏ, to tùy thuộc vào quy mô và điều kiện của người cúng
- 1 đĩa bánh bao hoặc 1 đĩa bánh hỏi, 1 đĩa bánh chưng đều được tùy theo người sắp xếp đồ cúng có thể mua được loại bánh gì.
- 1 đĩa chả lụa
Lưu ý khi chuẩn bị mâm lễ vật cúng tổ nghề nail.
Mâm cúng là một phần thể hiện sự thành tâm của con người nên những người trong ngành tóc-nail khi chuẩn bị đồ cúng cho tổ nghề cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ, chu đáo nhất có thể.
Đĩa trái cây gồm 5 loại quả khác nhau, nên chọn số 5 vì là số lẻ mang lại sự may mắn cũng như có ý nghĩa đặc biệt trong âm dương ngũ hành. Một số loại quả mà bạn có thể tham khảo để chọn mua như: chuối xanh, bưởi vàng, táo đỏ, lê trắng, sung, dừa, dưa hấu, đu đủ, thanh long.
Chọn quả cần chọn quả tươi ngon, to đẹp, không dập nát hoặc có dấu hiệu thối hỏng thì mâm cúng mới thơm và đẹp, thể hiện lòng thành của con cháu.
Vì chúng thể hiện sự biết ơn và mong cầu cho nghề nghiệp được lưu truyền mãi. Nên chọn hoa tươi, đẹp, không nên cúng hoa khô, hoa giả hoặc hoa dập nát, chuyển sang màu đen trông mất thẩm mỹ và không thể hiện sự chỉn chu, thành tâm của người cúng.
Khi đốt nhang cần đốt số cây nhang là số lẻ như 3,5 vì đây là những con số mang lại may mắn, không nên đốt 2 hoặc 4 cây nhang.
Gà sau khi thịt moi hết nội tạng được xếp bắt chéo hai cánh và để đầu ngẩng cao trước khi cho vào nồi luộc. Nên chọn con gà trống to khỏe, có mẫu mã đẹp mắt để cúng dâng lên tổ nghề
Thực hiện quy trình cúng giỗ tổ nghề tóc-nail như thế nào?
Với những người chưa có kinh nghiệm làm người đại diện để tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề tóc-nail thì có thể tham khảo quy trình cúng, thực hiện nghi lễ sau đây để làm cho đúng chuẩn:
Sắm sửa lễ vật, chỉ định người cúng tổ nghề nail.
Người cúng tổ nghề tóc-nail cần phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, thạo tay nghề và được những người khác trong nhóm tôn sùng là người giỏi nhất. Họ sẽ là đại điện để thay mặt các anh chị em khác trong nghề dâng lễ cúng Thánh sư.
Bước chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, tươm tất đóng vai trò quan trọng. Thực tế, mọi người có thể phân chia nhau ra để đi sắm sửa đồ lễ sao cho lễ vật được chuẩn bị nhanh chóng nhất và ai ai cũng góp công sức trong lễ cúng tổ này.
Nghi thức cúng giỗ tổ nghề nail.
Khi mâm cúng được bày biện sẵn sàng, người đại diện sẽ ăn mặc chỉnh tề để đứng ra cúng bái, khấn tạ thần linh, cầu mong thần linh, tổ nghề phù hộ che chở.
Lễ cúng cần diễn ra có trật tự và tôn nghiêm thì mới được tổ nghề chứng giám và phù hộ cho việc làm ăn được thuận lợi, phát đạt, công việc hanh thông, mang đến những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cho khách hàng.
Bài văn khấn giỗ tổ nghề có thể được nhẩm thuộc từ trước để đọc cho trôi chảy hoặc được ghi chép ra một mảnh giấy để đảm bảo độ chính xác. Giọng khấn vái cần phải nghiêm túc, thành tâm, đọc rõ ràng chứ không được cười cợt trong lúc đọc.
Sau khi đọc xong văn khấn thì cúi lạy rồi lui ra ngoài. Đợi hết tuần nhang thì đem tiền vàng ra đốt, nếu viết văn khấn ra giấy thì nên đốt cúng luôn, tránh tình trạng sau buổi lễ vứt bỏ tờ văn khấn vào nơi ô uế.
Cuối cùng, người đại diện sẽ xin để thụ hưởng lễ vật, những anh chị em trong ngành nail sẽ cùng san sẻ với nhau để hưởng lộc từ ông tổ nghề.
Cúng giỗ tổ nghề nail hay bất kì ngành nghề nào khác đều cần phải có sự tỉ mỉ, chi tiết trong công đoạn chuẩn bị, thực hiện nghi thức cúng thì mới thể hiện được tấm lòng của người cúng bái.
Hy vọng những chia sẻ trên đây về hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề tóc, nail đã mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích. Khách hàng có thể tham khảo và liên hệ đặt đồ cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm để quá trình chuẩn bị mâm cúng tổ nghề diễn ra chu toàn nhất.