Cúng thần linh thổ địa là một nghi lễ cúng vô cùng quan trọng và quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt Nam. Bài viết này của Thay La Thich sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin cần thiết về mâm cúng thần linh thổ địa.

Nội Dung
Lý do cần phải tổ chức nghi lễ cúng thần linh thổ địa?
Theo quan niệm văn hóa tâm linh của người Việt Nam thì thần linh thổ địa chính là một vị thần chuyên cai quản khu vực mà gia đình đang sinh sống và làm việc. Từ xa xưa, thuở sơ khai lập địa, thì thần linh thổ địa đã cai quản; cũng như bảo vệ và phù hộ cho những gia đình đang sống ở khu vực đất đó.
Phong tục từ xa xưa, khi tổ chức nghi lễ cúng thần linh thổ địa, mọi người không chỉ báo danh về hoạt động của gia đình mình trên mảnh đất đó. Mà hoạt động dâng đàn trong nghi lễ cúng này còn là một phương thuốc tâm linh đặc biệt và có hiệu nghiệm rất cao. Đây cũng là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam, cần được thế hệ trẻ giữ gìn, bảo tồn và phát huy trong những thế hệ mai sau.
Tinh thần đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta không chỉ được mọi người thể hiện trong lối sống sinh hoạt thường ngày. Mà đạo lý tốt đẹp đó còn là một hành động ý nghĩa được thực hiện từ tấm lòng thành tâm của mỗi người, mỗi công dân. Giá trị về nét đẹp văn hóa tâm linh ấy sẽ giúp cho mỗi người thực hiện được tốt những nghĩa cử có giá trị cao đẹp.
Cúng thần linh thổ địa khi nào?
Ở Việt Nam có rất nhiều nghi lễ cúng được tổ chức trong năm, mỗi nghi lễ mang một ý nghĩa riêng về mặt tâm linh. Có những nghi lễ cúng được thực hiện vào mỗi tháng nhưng cũng có những nghi lễ cúng được tổ chức mỗi năm một lần. Đối với nghi lễ cúng thần linh thổ địa mọi người cần phải thực hiện theo các mốc thời gian sau đây:
Cúng thần linh thổ địa ngày mùng 1 âm lịch mỗi tháng
Mùng 1 âm lịch hàng tháng chính là ngày khởi đầu của một tháng mới. Khi tổ chức thực hiện nghi lễ cúng thần linh thổ địa vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng mọi người sẽ bày tỏ được tấm lòng biết ơn, sự cảm ơn của mình đối với các vị thần linh thổ địa đã có công ơn cưu mang; cũng như nâng đỡ gia đình. Vào ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng này, gia đình gia chủ cũng cầu mong các vị thần linh phù hộ cho gia đình mình luôn được bình an, may mắn cùng với vạn sự hanh thông thuận lợi trong tháng tới.
Cúng thần linh thổ địa vào ngày rằm tháng 7 âm lịch
Nghi lễ cúng thần linh thổ địa không chỉ được thực hiện vào mỗi ngày mùng một đầu tháng; mà còn được thực hiện vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm văn hóa tâm linh của người Việt Nam; thì vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là ngày Diêm Vương “Mở ngục”.
Ngày này không chỉ là ngày để gia đình gia chủ bày tỏ, thể hiện sự thành kính, tấm lòng biết ơn đối với các vị thần linh. Đây còn là ngày gia chủ bày tỏ sự cảm ơn tới những vị thần linh thổ địa. Nghi lễ cúng thần linh thổ địa ở Việt Nam vào tháng 7 âm lịch mang rất nhiều những ý nghĩa. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn chính là sự biết ơn của gia đình; cũng như nâng đỡ mỗi người trong gia đình.
Cúng thần linh thổ địa vào những ngày đầu năm
Các nghi lễ cúng ở Việt Nam đầu năm được người Việt Nam tổ chức rất trang trọng. Ông cha cho rằng các vị thần trong năm mới sẽ cai quản tiếp những vị thần ở năm cũ. Việc tổ chức nghi lễ cúng thần linh thổ địa đầu năm được xem là một nghi lễ ra mắt.
Ở Việt Nam, một một việc đại sự trong gia đình như mua nhà hay đổi xe, đổi vị trí của bàn thờ hay xây nhà;… thì gia đình gia chủ đều phải được thực hiện lễ cúng thần linh thổ địa . Tùy vào điều kiện từng gia đình mà nghi lễ cúng được tổ chức với quy mô khác nhau.
Cúng thần linh thổ địa dịp cuối năm
Nếu cúng thần linh thổ địa đầu năm nhằm để mong năm mới gia đình mọi sự hanh thông. Thì lễ cúng thần linh thổ địa dịp cuối năm là để bày tỏ tấm lòng thành kính. Cuối năm, dịp các vị thần linh thổ địa cai quản mảnh đất của gia đình; hay còn gọi là ông Công ông Táo sẽ về Chầu Trời; để nhằm báo cáo với Ngọc Hoàng về những công việc trải quan trong năm.
Gia chủ cũng sẽ thực hiện nghi lễ cúng thần linh thổ địa vào dịp lễ cuối năm để bày tỏ sự cảm ơn; tấm lòng thành kính với ông Công, ông Táo. Đồng thời đây cũng là dịp để cầu mong Ngài sẽ đại xá cho những lỗi lầm; hoặc điều không phải mà gia đình gia chủ đã thực hiện trong một năm vừa qua.
Mỗi một nghi lễ cúng thần linh thổ địa tổ chức đầu năm, cuối năm hay đầu tháng đều mang một ý nghĩa khác nhau. Do đó, gia đình gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý đối với những mốc thời gian cúng. Cũng như cách để tổ chức, chuẩn bị nghi lễ cúng thần linh thổ địa.

Lễ vật cúng thần linh thổ địa
Để có được một nghi lễ cúng đầy đủ lễ vật tươm tất và ý nghĩa; bày tỏ được trọn vẹn, đầy đủ tấm lòng của gia đình gia chủ. Quan trọng nhất gia chủ cần thực hiện đó chính là sắm sửa,chuẩn bị những lễ vật.
Mâm lễ cúng này sẽ được tổ chức thực hiện tùy vào điều kiện về tài chính của gia đình. Miễn sao cho các lễ vật cần phải được những lễ vật cơ bản cần thiết; và đặc biệt là sắm sửa từ tận tấm lòng thành tại tâm của gia đình gia chủ. Có như vật thì mọi việc mới may mắn và hanh thông.
Chuẩn bị các lễ vật sau:
– Hương: Đây là lễ vật đầu tiên và quan trọng không thể thiếu trên mỗi mâm cúng bái. Không chỉ là nghi lễ cúng thần linh thổ địa mà tất cả các nghi lễ cúng khác; hương chính là lễ vật mở đầu cho nghi lễ cúng. Đặc biệt đối với nghi lễ cúng thần linh thổ địa; gia đình gia chủ nên chọn những loại hương rồng. Hương rồng sẽ có mùi hương vừa phải, dịu nhẹ để. Khi sử dụng hương thơm của nó không quá gắt hương để gây hại đối với sức khỏe.
– Hoa tươi: Một lọ hoa tươi cũng là một lễ vật cơ bản và phổ biến đối với tất cả các nghi lễ cúng ở Việt Nam. Đối với hoa tươi trên các mâm cúng; đặc biệt là nghi lễ cúng thần linh gia chủ cần phải chuẩn bị hoa tươi. Hoa tươi được quan niệm là lễ vật sẽ đem lại lộc cho gia đình gia chủ. Theo truyền thống của người Việt Nam; hoa cúng được sử dụng phổ biến là các loại hoa như hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ;… để bày biện trên mâm cúng với hi vọng cầu mong sự may mắn.
– Trái cây: trái cây cũng giống như hoa tươi, không được dùng quả nhựa. Gia đình gia chủ nên sử dụng 5 loại quả khác nhau. Có màu sắc khác nhau và mang một ý nghĩa riêng để bày lên mâm cúng gọi là đĩa ngũ quả.
– Nước màu trắng: gia đình gia chủ hãy sử dụng nước làm lễ cũng là các loại nước đun sôi. Sau đó để nguội hoặc những loại nước khoáng được đóng chai sẵn. Đặc biệt là không nên sử dụng nước lã tự nhiên để thờ cúng.
– Gạo tẻ và muối trắng: trên mâm lễ cúng thần linh thổ địa, gia đình gia chủ cần chuẩn bị gồm 1 đĩa gạo tẻ cùng với 1 đĩa đựng muối trắng, sạch. Lễ muối cùng với gạo được đưa lên trên mâm lễ vật thờ cúng. Đây được xem là nghi lễ vật cúng mang lại nhiều sự may mắn.
– Rượu trắng: rượu cũng là một lễ vật không thể thiếu trong nghi lễ cúng thần linh thổ địa. Gia đình gia chủ cần phải đặt một chai rượu trắng nhỏ; có kích thước giống với chai nước trắng trên mâm lễ. Người trực tiếp tổ chức nghi lễ cúng có thể rót đầy ra những chiếc chén nhỏ trên mâm.
– Vàng mã và tiền: đây là những lễ vật sử dụng để dâng cúng thổ công thổ địa phổ biến; và quan trọng nhằm dâng lên các vị thần linh. Đây là lễ vật thể hiện sự thành tâm thành kính của gia chủ.
Cách tổ chức cúng thần linh thổ địa ở Việt Nam muốn được chuẩn theo truyền thống, phong tục. Trước hết gia đình gia chủ cần phải sắm đầy đủ tất cả những lễ vật cơ bản trên. Điều này sẽ làm cho gia đình gia chủ sẽ có được buổi lễ trang trọng.
Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng phát triển; mọi gia đình đều chú trọng vào vấn đề tâm linh thì đặt ra vấn đề là nhu cầu về mâm cúng. Nhiều gia đình bận rộn không có khả năng chuẩn bị lễ vật; hoặc không tự tay chuẩn bị lễ vật thì sử dụng dịch vụ của các đơn vị đồ cúng. Bài viết này chúng tôi giới thiệu với mọi người dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng Nhân Tâm.
[ Mâm cúng thần linh thổ địa | bài văn khấn cúng Thần Linh Thổ Địa | hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng thần linh thổ địa | mâm ngũ quả cúng thổ địa | bộ tam sên cúng Thần Tài ]