Hiển thị tất cả 2 kết quả

Bạn đã biết cách chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm chuẩn 3 Miền chưa?

Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của năm. Trong ngày cuối năm, người ta thường dọn dẹp mọi thứ trước ngày 30 Tết. Và đến ngày 30 Tết sẽ cúng tất niên.

Bên cạnh quan niệm “ tống cựu nghênh tân” thì tập tục chuẩn bị mâm cúng Tất niên cũng là một việc làm truyền thống của tất cả các gia đình. Tùy thuộc vào tập quán sinh hoạt thì mỗi vùng miền có các bày trí, chuẩn bị mâm cúng tất niên khác nhau. Bài viết sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin về mâm cúng tất niên miền Bắc, Miền Trung, Miền nam.

Ý nghĩa của việc cúng tất niên cuối năm

Với người Việt Nam bữa cơm tất niên là khoảnh khắc quan trọng của mỗi người dịp cuối năm. Đó là bữa cơm cuối cùng của năm cũ, là lúc cả nhà đoàn viên. Ngoài ra còn giúp gia đình thêm gắn kết các thế hệ với nhau. Theo truyền thống từ xưa đến nay, gia đình nào càng đầy đủ các thành viên thì gia đình đó càng đầy lộc, gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. 

Bên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, lễ cúng tất niên còn mang ý nghĩa là khoảnh khắc tạm biệt năm cũ, chuẩn bị đón năm mới. Người nhà thực hiện nghi thức đón ông Công, ông Táo trở về sau chuyến đi chầu trời báo cáo nhiệm vụ. Các ông lại tiếp tục trông coi việc bếp núc cho gia chủ. Sau lễ cúng tất niên là lúc cả nhà quây quần xem táo quân, chương trình ca nhạc,…để cùng chờ đợi đến khoảnh khắc giao thừa đón chào năm mới.

Ngày tất niên, mọi việc quan trọng thường đều liên quan đến lễ Tết. Dù vất vả, bận rộn nhưng hầu như ai cũng vui vẻ, háo hức. Thường thì ai cũng muốn chuẩn bị cho lễ Tết Nguyên đán trọn vẹn, chu đáo. Đó là một nét văn hóa tốt đẹp cần lưu truyền về sau.

Mâm Cúng Tất Niên

Mâm Cúng Tất Niên Miền Bắc

Không chỉ trong tư gia, nhiều công ty, cửa hàng cũng tiến hành lễ cúng Tất niên chào đón năm mới. Theo phong tục của người Việt, trước lễ đón giao thừa người dân thường cúng Tất niên để tiễn năm cũ, chào năm mới.

Mâm Cúng Tất Niên

Mâm Cúng Tất Niên Miền Nam

Mâm cúng Tất niên ở cửa hàng thường đơn giản hơn ở nhà. Lễ vật cúng Tất niên theo tục miền Nam chủ yếu là “giàu làm kép, hẹp làm đơn”. Bài cúng Tất niên ở cửa hàng, doanh nghiệp cũng không có nhiều phức tạp.

Nên cúng Tất niên cuối năm vào thời điểm nào?

Tết đoàn viên được xem là ý nghĩa quan trọng nhất của những ngày cuối năm cũ đón năm mới. Cứ vào những dịp này, trên mọi miền đất nước nói chung; nhà nhà đều nô nức chuẩn bị mâm cỗ để cúng cuối năm. Đi đến đâu cũng thấy nô nức quần áo mới, khói hương thơm, đèn cầy thắp sáng…Không khí trở nên ấm cúng, người đi người về tấp nập. Ngay cả đến những người nước ngoài cũng rất hào hứng trước không khí này ở Việt Nam.

Lễ cúng Tất niên được hiểu là lễ cúng để thông báo với ông bà tổ tiên về những việc đã hoàn thành trong năm. Đồng thời dành những lời cảm tạ đến tổ tiên, tổ nghề đã phù hộ, che chở cho cả gia đình, dòng họ trong suốt một năm dài. Lễ cúng tất niên trở thành tục lệ truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình. Ở Miền Bắc lễ cúng tất niên cũng rất quan trọng. Được chuẩn bị chu toàn từng món ăn, nhành hoa, vật trang trí… Lễ cúng tất niên được tổ chức nào ngày cuối cùng của năm cũ. Được tính theo Âm lịch, có thể là 29 hoặc 30 tháng Chạp.

Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng Tất niên như thế nào?

Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Trước ngày cúng tất niên, các thành viên trong gia đình phải cùng nhau lau chùi nhà cửa, bàn ghế, bàn thờ…thật cẩn thận và sạch sẽ. Sau đó trang trí nhà cửa với tranh ngày tết, đặc biệt không thể thiếu hoa mai, cành đào, chậu quất…Có thể đi chợ Tết mua những món đồ cần thiết như bánh kẹo, quà, trái cây vừa dùng cho đãi khách vừa để trang trí trên bàn thờ. Sau khi xong xuôi, cả nhà lại cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu và chế biến các món cần thiết cho mâm cỗ cúng tất niên.

Cách bày trí mâm cúng Tất niên

Dù là một tập tục vô cùng quan trọng vào dịp cuối năm của mọi gia đình ở Miền Bắc nhưng lễ vật mâm cúng Tất niên cũng không cần cầu kỳ, tốn kém quá mức. Chủ yếu là lòng thành kính của người còn sống dành cho những người đã khuất.

Ngoài ra còn phải quan tâm đến việc cúng các vị thần như thổ địa, thần tài,…những vị thần đã phù hộ, bảo vệ cho gia chủ. Thông thường, người ta sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ đủ đầy. Một mâm cúng ở bàn thờ gia tiên đặt trong nhà. Một mâm cúng đất trời đặt ở khoảng sân trước nhà. Mâm cỗ gồm những gì thì phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi nhà. Không nên quá lãng phí, cũng không nên quá qua loa, tùy tiện.

Cách trang trí mâm cúng tất niên ở Miến Bắc luôn đề cao sự trang nghiêm, ấm cúng, đầy đủ thành viên trong gia đình. 

  • Trước hết lễ vật không thể thiếu của lễ cúng là hương và đèn. Những nén hương tượng trưng cho sự kết hợp giữa âm dương. Đèn tượng trưng cho ánh sáng của mặt Trăng, mặt Trời. Luôn luôn phải có 2 cây đèn thắp sáng ở 2 bên bàn thờ trong suốt lễ cúng. Sau đó người dân Miền Bắc sẽ chuẩn bị những vệt phẩm khác.
  • Mâm ngũ quả: Người miền Bắc tuân theo thuyết Ngũ hành khi trưng bày mâm ngũ quả. Ngũ hành trong quan niệm phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì vậy mâm ngũ quả thường có 5 màu. Màu trắng tượng trưng cho Kim, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, màu đỏ là hành Hỏa, Thổ là màu vàng. Người miền Bắc quan niệm chuối là loại trái cây không thể thiếu trong ngày Tết. Tiếp theo là các loại trái cây nhỏ có màu sắc sáng như nho, cam, mận, táo…Đặc biệt người miền Bắc rất quan trọng loại đĩa để đựng trái cây. Họ thường dùng đĩa tròn, để cầu mong sự tròn đầy, no đủ, sung túc trong suốt một năm dài.
  • Hoa tươi, giấy tiền vàng mã, rượu, trà, trầu cau hay bánh chưng cũng là những món lễ vật cần chuẩn bị để ngày Tết thêm đủ đầy, sung túc. Cùng với truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy được lưu truyền từ bao đời nay, chiếc bánh chưng, bánh giầy đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho một nền văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Bên ngoài của chiếc bánh được gói bằng lá dong, một loại lá gói có sẵn trong tự nhiên. Phía bên trong là các thành phần từ gạo nếp có nhân là đậu xanh, hành lá, thịt heo,… Tất cả đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc. Điều đó thể hiện sự biết ơn trời đất, ông bà tổ tiên đã truyền lại những gì tinh tú nhất. Trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, mùa màng bội thu đem lại cuộc sống no đủ cho con người..

Mâm cơm cúng Tất niên có thể cúng chay hoặc mặn. Tùy theo khẩu vị truyền thống của từng gia đình. Mâm cỗ Tết miền Bắc có 4 bát và 4 đĩa. Con số này tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa, 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Bốn đĩa bao gồm các loại thức ăn được chế biến từ thịt gà, thịt lợn, giò lụa, chả quế. Nhiều gia đình còn chu đáo chuẩn bị thêm đĩa thịt đông – món ăn đặc trưng của miền Bắc.

Trong mâm cúng tất niên miền Bắc, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm các món như:

  • Móng giò hầm măng lưỡi lợn
  • Canh bóng nấu thập cẩm
  • Miến nấu lòng gà
  • Thịt đông, thịt gà luộc
  • Giò lụa, giò xào

Nộm và dưa hành muối…. Ngoài ra còn các món quen thuộc dùng để tráng miệng, thường là các loại mứt. Chẳng hạn mứt sen, mứt quất, mứt gừng, mứt táo… Thường được bày vào một đĩa nhỏ khiến mâm cỗ Tết vừa đa dạng, lại đẹp mắt.

Ngày nay khi quá bận rộn không còn đủ thời gian để chuẩn bị mâm cúng Tất niên nhiều gia đình đã chọn thuê dịch vụ cung cấp mâm cúng nấu sẵn. Điều này giúp gia đình vừa hoàn thành các công việc cuối năm vừa sở hữu một mâm cúng Tất niên đủ đầy. 

Nghi lễ cúng tất niên cuối năm

Nghi lễ cúng tất niên thường được chủ gia đình cúng vái và đọc văn khấn. Sau đó tất cả các thành viên trong gia đình cùng dùng cơm tất niên. Bữa cơm gia đình cuối năm sẽ đủ đầy, đầm ấm hơn khi đầy đủ các thành viên. Trong bữa ăn mọi người không nên nói về những chuyện buồn đã qua mà nên nói về những chuyện vui vẻ, cùng thảo luận về kế hoạch tương lai. Quyết tâm thực hiện những việc quan trọng trong năm mới, tạo một không khí gia đình hạnh phúc. Gia đình là món quà vô giá nên cuối năm dù có bận rộn thì hãy cùng trở về gia đình để ăn bữa cơm tất niên nhé!

Đặt mâm cúng Tất niên uy tín ở đâu?

Như bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết về quá trình chuẩn bị hoàn tất lễ cúng tất niên cho ngày Tết. Quá trình chuẩn bị không quá tốn kém nhưng khá vất vả bởi lượng công việc cuối năm quá nhiều. Để lo chu đáo mọi việc thật sự rất vất vả. Thấu hiểu tâm tình của các khách hàng dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm đã ra đời. Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ cung cấp mâm cúng cho ngày Tết, đặc biệt là cúng tất niên. Đảm bảo đầy đủ các lễ vật theo truyền thống của người dân Miền Bắc.

Các bạn có thể an tâm hơn khi biết chúng tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành dịch vụ cung cấp mâm cúng tất niên. Đồ Cúng Nhân Tâm làm dịch vụ với giá cả công khai, cạnh tranh trên thị trường. Và luôn mong muốn dành nhiều ưu đãi, khuyến mãi cho những khách hàng thân thiết. Các nhân viên của công ty chúng tôi luôn được đào tạo nghiệp vụ thường xuyên, bổ sung kiến thức về phong tục tập quán từng vùng miền để phục vụ mọi nhu cầu của quý khách. Mặt khác, chúng tôi có thể tiến hành trang trí, trình bày mâm cỗ giúp quý khách tiết kiệm được nhiều thời gian quý báu.

Ngoài ra, chúng tôi tuyệt đối đảm bảo các nguyên liệu, lương thực, thực phẩm đều rõ ràng về nguồn gốc, thành phần. Nguyên liệu được lựa chọn đều tươi mới và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu gia đình mong muốn có một nghi lễ cúng tất niên tươm tắc, đủ đầy. Mọi chi tiết có thể liên hệ số hotline của Đồ Cúng Nhân Tâm để được giải đáp cụ thể.

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho quý khách nhiều thông tin liên quan đến việc cúng tất niên ở Miền Bắc. Từ ý nghĩa, cách chuẩn bị các vật lễ đến tiến trình thực hiện nghi lễ cúng tất niên. Đồng thời hẹn gặp lại quý khách ở một dịch vụ cúng lễ trong năm nay.