Nội Dung
Mâm cúng Rằm tháng 7 đầy đủ và chuẩn phong tục Việt.
Việc chuẩn bị lễ vật để cúng vào ngày rằm hàng tháng (tính theo lịch âm) là một trong những phong tục đã được lưu truyền từ lâu đời tại nước ta, cho đến nay vẫn được các gia đình gìn giữ, phát triển. Một năm tuy có 12 tháng để bạn cúng rằm nhưng đa phần mọi người đều rất chú trọng đến việc cúng rằm tháng Giêng, tháng 7 và tháng Chạp. Trong số đó thì ngày rằm tháng 7 có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hệ tư tưởng tâm linh từ bao đời nay của người Việt.
[ mâm cúng cô hồn, mâm cúng cô hồn đơn giản, mâm cúng cô hồn mùng 2 16,mâm cúng chúng sinh, bài cúng rằm tháng 7 ngoài trời, mâm cúng cô hồn tháng 7 ]
Mâm cúng cần phải chuẩn bị vào ngày rằm tháng 7 cũng có sự khác biệt so với mâm cúng của những ngày rằm khác, không chỉ bởi ở yếu tố lễ vật mà còn bởi yếu tố về tâm linh nữa. Và những điều khám phá thú vị có liên quan đến mâm cúng rằm tháng 7 ở phần dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tục lệ cổ truyền này.
Vì Sao Nên Cúng Rằm Tháng 7 Trước Ngày 15 Âm Lịch.
Mỗi một người Việt Nam lại có cách hiểu về ngày rằm tháng 7 riêng theo suy nghĩ, quan niệm của mình. Nhưng đa phần mọi người đều hiểu một cách nôm na rằng ngày rằm tháng 7 theo phong tục truyền lại từ lâu đời còn được gọi là ngày lễ Vu Lan hay ngày xá tội vong nhân.
Vào ngày rằm tháng 7 thì Diêm Vương – người cai quản địa ngục sẽ mở cửa địa ngục để ban hành lệnh ân xá cho những vong linh ở dưới đó được phép lên trên dương thế. Đa phần đó là các vong linh không có nhân thân lo việc cúng bái ở trên trần gian, không có nhà cửa và nơi nương tựa. Việc làm này là một cơ hội dành cho các vong linh, cô hồn đó có thể được hưởng sự xá tội, được thoát khỏi cảnh từ đày nơi địa ngục và đến với cảnh giới cực lạc, an lành. Chính vì điều này mà rằm tháng 7 còn được gọi với cái tên khác là rắm cúng cho các cô hồn.
Ngoài ra, rằm tháng 7 còn lễ ngày lễ vô cùng quan trọng đối với người Việt Nam vì đây là dịp mà con cái sẽ dành thời gian tưởng nhớ đến cha mẹ đã khuất của mình cũng như báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Bởi làm người thì chữ “Hiếu” luôn cần phải đặt lên hàng đầu.
Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày rằm tháng 7.
Không phải tự nhiên mà ngày rằm tháng 7 lại có vai trò quan trọng như vậy trong cuộc sống tâm linh của người Việt. Điều này có liên quan đến nguồn gốc và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7. Mặc dù đã từ hàng ngàn năm nay, truyền từ đời này sang đời khác nhưng ai ai cũng đều biết đến (dù ít dù nhiều) nguồn gốc của truyện ngài Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ ra khỏi kiếp ngã quỷ.
Tương truyền rằng mẹ của ngài Bồ tát Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề khi sống trên dương thế đã làm rất nhiều việc ác nên khi chết bị đày vào địa ngục sống kiếp ngã quỷ. Con trai của bà là Bồ tát Mục Kiền Liên thì lại tu thành chính quả nên sau khi đã tu luyện được phép thần thông thì Ngài đã dùng mắt nhìn khắp cõi Trời, Đất để tìm kiếm mẹ mình. Và Ngài thấy mẹ đang bị đói khát, khổ sở hành hạ nơi địa ngục.
Thương mẹ Ngài Mục Kiền Liên đem bát cơm xuống địa ngục cho mẹ ăn. Tuy nhiên bát cơm khi đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. Và để cứu mẹ thoát khỏi cảnh đọa đày nơi địa ngục thì Ngài Mục Kiền Liên đã hợp lực nhờ chư tăng mười phương cúng lễ cho mẹ mình theo lời Phật dạy. Nhờ sự giúp đỡ của các chư tăng mà mẹ Ngài Mục Kiền Liên đã được giải thoát khỏi kiếp ngã quỷ.
Từ sự tích đó mà trải qua bao đời này ngày rằm tháng 7 được gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây là ngày mà mỗi người con cần phải dành thời gian để quan tâm, báo hiếu cha mẹ của mình (dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời) bằng những hành động khác nhau.
Cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng rằm tháng 7.
Trước đây việc chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 ở các vùng miền của nước ta có sự khác biệt đôi chút do tập quán. Nhưng trong nhiều năm trở lại đây sự khác biệt này đã được giảm bớt dần khi mà mọi người, mọi nhà đều có xu hướng chuẩn bị mâm cúng chay vào ngày rằm tháng 7.
Những món ăn được bày biện trên mâm cúng chay vào ngày rằm tháng 7 thường chỉ là các món khá đơn giản như nem chay, xôi vò hạt sen, gỏi cuốn, canh rau củ quả, rau xào…Hiện tại, thị trường đồ chay ở nước ta khá phát triển nên bạn có thể chuẩn bị thêm nhiều món chay khác như gà chay, cá chay, chân giò chay, canh mọc chay, giò chay…
Nhu cầu thưởng thức các món ăn chay tại Việt Nam đang có chiều hướng tăng cao khi con người đã cảm thấy chán ngán với những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất đạm. Chính bởi vậy mà việc cúng mâm cơm chay vào ngày rằm tháng 7 đang được phát triển tại nước ta, dù bạn đặt cúng tại ban Phật hay bạn thần linh, gia tiên cũng đều được.
Bên cạnh việc làm mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 thì có nhiều gia đình vẫn song song làm mâm cỗ mặn và chuẩn bị những lễ vật khác nữa trong mâm cúng rằm. Nếu là mâm cỗ mặn thì thường mọi người sẽ chuẩn bị những món ăn truyền thống của dân tộc như bánh chưng (bánh tét), nem rán, các loại giò, canh măng, nộm, gà luộc…Tùy theo quan niệm mỗi gia đình và các vùng miền lại có những món ăn đặc sản khác nhau.
Và các gia đình còn chuẩn bị một số lễ vật sau khi cúng rằm tháng 7:
- Đĩa trái cây với 5 loại trái cây (thường chọn loại trái cây có màu sắc tươi sáng và hình thức đẹp mắt)
- Đĩa đựng bánh kẹo
- Trà
- Lọ hoa tươi
- Bộ tiền vàng mã
- Bộ y phục dành cho thần linh
Mâm cúng chúng sinh gồm những lễ vật gì ?
Đặc biệt, trong ngày rằm tháng 7 các gia đình cần phải chuẩn bị riêng một mâm gọi là mâm cúng chúng sinh. Theo lời người xưa truyền lại thì mâm cúng chúng sinh này dùng để bố thí cho những vong hồn không nhà cửa, không có người cúng bái phải lang bạt khắp nơi. Khi cửa địa ngục được mở các vong hồn này lên trần gian sẽ đói khát và mâm cúng chúng sinh là để bố thí cho họ, giúp họ không còn bị thiếu thốn hay đói khát nữa.
Mâm cúng chúng sinh thường cúng những món đồ chay nhưng các món chay này lại không giống như món chay mà bạn đặt trong mâm cúng Phật hay gia tiên. Các món chay trong mâm cúng chúng sinh chỉ có cháo trắng, hoa quả, ngô luộc, sắn luộc, khoai luộc, các loại bánh kẹo, muối gạo, nước. Bởi theo quan niệm của Đạo Phật thì mâm cúng chúng sinh mà cúng đồ mặn sẽ làm dấy lên sự “tham, sân và si” ở bên trong các vong hồn khiến họ mãi mãi không được giải thoát khỏi địa ngục.
Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 chi tiết và chuẩn nhất năm 2021.
Bên cạnh chuẩn bị những mâm lễ vật thịnh soạn cúng rằm thì người cúng cũng phải chuẩn bị bài văn khấn sao cho đúng và thành tâm nhất. Vậy bài khấn ngày rằm cúng thần linh, gia tiên hằng tháng thế nào là chuẩn nhất? Hãy cùng tham khảo những bài cúng mà Tâm Linh Sài Gòn chia sẻ dưới đây nhé!
[ lễ cúng chúng sinh ngày rằm tháng 7,mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7,mâm cúng cô hồn hàng tháng, cách bày mâm cúng chúng sinh, cách bày quần áo chúng sinh, bài cúng chúng sinh rằm tháng 7 ngoài trời, đồ cúng chúng sinh rằm tháng 7 ]Những việc nên và không nên làm trong ngày rằm tháng 7.
Lễ Vu Lan hay ngày rằm tháng 7 không chỉ được diễn ra trong một ngày mà thường được kéo dài từ ngày mùng 1 tháng 7 cho đến hết ngày 15 tháng 7. Vào những ngày này chúng ta nên bớt chút thời gian rời khỏi công việc, thoát khỏi những lo toan bộn bề của cuộc sống để thực hiện những công việc như:
Niệm Phật, ăn chay và cầu cho tổ tiên cha mẹ.
Trong những ngày rằm tháng 7 thì mọi người được khuyến khích là nên ăn chay để cơ thể được giảm bớt những chất dư thừa đang tích tụ trong người. Điều này vừa giúp cho bạn cải thiện được sức khỏe lại vừa có thể hãm mình giúp bạn có được cái tâm an dành cho việc niệm Phật và cầu cho tổ tiên cha mẹ, ông bà nội ngoại.
Việc không sát sinh hay ăn mặn giúp con người dần trở về với bản ngã thật của chính mình, giúp chúng ta có thời gian nhìn nhận lại mọi việc. Đồng thời khi được kết hợp với việc niệm Phật và cầu cho tổ tiên ông bà, cha mẹ luôn được bình an, hạnh phúc, khỏe mạnh sẽ mang đến cho thâm tâm mỗi người niềm hoan hỷ khó gì sánh bằng.
Quan tâm đến cha mẹ.
Vào ngày lễ Vu Lan nếu ai được cài bông hồng đỏ trên áo thì quả là người may mắn vì vẫn còn có đủ cả cha mẹ, ai được cài bông hồng trắng thì thật là đau buồn vì đã không còn cha mẹ để quan tâm, chăm sóc nữa. Bởi vậy mà điều quan trọng mỗi người con nên làm vào ngày lễ Vu Lan đó chính là dành thời gian quan tâm tới cha mẹ mình nhiều hơn để họ khi còn sống cảm nhận được sự báo hiếu của con cái. Đừng để tới lúc cha mẹ mất rồi muốn báo hiếu thì cũng đã quá muộn.
Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7.
Để bày tỏ tấm lòng của mình đối với tổ tiên ông bà cùng chư Phật mười phương thì vào ngày rằm tháng 7 bạn nên chuẩn bị mâm cúng rằm. Thông qua những lễ vật trong mâm cúng để thể hiện sự thành kính của bạn cũng như những điều bạn cầu mong tổ tiên ông bà và chư Phật mười phương chứng giám và phù trì cho mình.
Địa chỉ cung cấp mâm cúng rằm tháng 7 trọn gói tại TP Thủ Đức.
Việc chuẩn bị các lễ vật trong mâm cúng ngày rằm tháng 7 đòi hỏi gia chủ phải dành nhiều thời gian để mua sắm, công sức để nấu nướng và cả tâm huyết, tấm lòng của mình vào trong đó. Vì chỉ có như vậy tổ tiên ông bà, chư Phật mười phương và chúng sinh khắp nhân gian mới chứng cho lòng thành của gia chủ. Có lẽ ai ai trong chúng ta cũng biết điều này nhưng để có đủ thời gian, độ khéo tay chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 thì không phải ai cũng làm được.
Bởi mọi lễ vật trong mâm cúng rằm đều cần phải đảm bảo sự tươi ngon, không bị ôi thiu, trầy xước cũng như phải có được hình thức bày biện đẹp mắt nên đối với nhiều người việc này rất khó thực hiện. Do đó mà sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng Nhân Tâm đã và đang là sự lựa chọn tuyệt vời nhất của nhiều gia chủ.
Vì khi đặt dịch vụ của Đồ Cúng Nhân Tâm bạn sẽ nhận được mâm cúng với các lễ vật đã được lựa chọn cẩn thận, bày biện chỉnh chu, đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng tốt nhất nên sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức.
Trên đây là những điều khám phá thú vị liên quan đến mâm cúng rằm tháng 7. Bạn hãy liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc về cách cúng và chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 tận tình nhất. Hoặc truy cập vào website Đồ Cúng Nhân Tâm để biết thêm thông tin chi tiết nhiều mâm cúng nhé.