Mâm cúng ông táo là điều mà bất kỳ gia đình nào cũng quan tâm. Bởi thủ tục cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp đã trở thành thông lệ của người Việt ta.
Cứ mỗi dịp cuối năm về, mỗi gia đình chúng ta đều rất bận với những lễ tết quan trọng. Một trong số đó chính là lễ cúng tiễn ông công, ông táo về trầu; để báo cáo về tình hình của gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Vậy cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông táo như thế nào? Hãy cùng Thấy Là Thích tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Sự tích ông công ông táo
Theo ông cha ta kể lại thì ông công ông táo bắt nguồn từ chuyện của một gia đình. Truyện kể rằng ngày xưa có một cặp vợ chồng có tên là Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng chung sống với nhau đã lâu; mặc dù tình cảm tha thiết mặn nồng, thế nhưng mãi 2 vợ chồng cũng vẫn chưa có con.
Cũng chỉ vì một số xích mích xảy ra, Trọng Cao trong lúc nóng giận đã đánh và đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau một thời gian đã gặp Phạm Lang ở một xứ khác. Hai người đã nhanh chóng phải lòng nhau và về chung sống với nhau như vợ chồng.
Còn phần về Trọng Cao sau khi đánh đuổi Thị Nhi đã phần nào ân hận. Thế nhưng Thị Nhi đã bỏ nhà ra đi từ lâu không tin tức. Vì quá ăn năn hối lỗi và nhớ vợ da diết Trọng Cao đã lên đường đi tìm kiếm Thị Nhi.

Sau nhiều ngày lang bạt tìm kiếm không thành côn; dần dần tài chính cũng khánh kiệt Trọng Cao phải đi ăn xin dọc đường để tìm kiếm vợ. Vô tình bỗng một ngày, Trọng Cao đến ăn xin đúng nhà chồng Thị Nhi.
Thị Nhi nhận ra người chồng cũ của mình. Vì quá xót thương chồng cũ nên đã giữ Trọng Cao ở lại và nấu cơm mời chồng cũ ăn. Cùng lúc đó Phạm Lang lại trở về. Vì sợ chồng nghi oan, Thị Nhi đã giấu Trọng Cao vào đống rơm sau nhà.
Không may, đêm hôm ấy Phạm Lang lại nghĩ đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Vì thế đã dùng 1 mồi lửa đốt cháy đống rơm rạ. Thị Nhi vì quá lo cho Trọng Cao nên đã không ngần ngại gì mà lao vào đống lửa để cứu chồng cũ. Thấy vợ lao vào đống lửa, Phạm Lang cũng không ngần ngại lao vào cứu vợ. Lửa quá lớn nên cả 3 đều bị ngọn lửa thiêu rụi. Ngọc Hoàng thấy thương 3 người sống có tình có nghĩa với nhau nên đã phong cho 3 người chức vị Định Phúc Táo Quân.
Nhiệm vụ của ông công ông táo
Ngọc Hoàng giao cho 3 người nhiệm vụ coi sóc mọi việc trong gia đình người hạ giới. Trong đó người chồng mới sẽ đảm nhiệm vị trí Thổ Công, coi sóc mọi việc trong bếp. Người chồng cũ là Thổ Địa phụ trách mọi việc trong nhà. Còn người vợ là Thổ Kỳ phụ trách việc chợ búa. 3 vị Táo Quân sẽ đảm nhiệm trọng trách định đoạt may, rủi, phúc họa đối với gia chủ. Ngoài ra 3 vị táo quân còn có nhiệm vụ ngăn cản không cho ma quỷ xâm nhập vào thổ cư, đảm bảo yên vui cho mọi nhà.
Hàng năm, 3 vị táo quân sẽ tiến hành tổng kết những lỗi lầm và thành tích của mỗi gia đình. Sau đó sẽ quay về triều và báo cáo lại với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào đó để định tội hoặc khen thưởng cho từng người trong gia đình.
Ý nghĩa của phong tục cúng ông táo trong dân gian
Người dân đã quan niệm rằng ông công ông táo chính là sứ giả Ngọc Hoàng cử xuống để giám sát những việc làm của loài người trong suốt một năm. Sau một năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp ông công ông táo sẽ về trầu; báo cáo công tội của gia chủ để Ngọc Hoàng định đoạt thưởng phạt.
Chính vì thế mà hàng năm cứ đến ngày 23 tháng chạp mọi gia đình người Việt đều làm mâm cỗ cúng ông Táo rất long trọng để tiễn Táo Quân về trời. Hy vọng các vị Táo quân sẽ giúp gia đình xin đại xá lỗi lầm và mang phước đức về cho gia chủ.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông táo đúng chuẩn
Hầu hết mỗi gia đình đều rất cố gắng để chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông táo đầy đủ với hy vọng ông công, ông táo sẽ phù hộ cho cả gia đình mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn.
Chuẩn bị lễ vật mâm cúng ông Táo
Lễ vật cúng ông công ông táo bao giờ cũng phải có 3 bộ quần áo bao gồm 2 bộ đàn ông và 1 bộ đàn bà. Trong đó mũ áo của 2 ông sẽ được gắn thêm 2 cánh chuồn còn mũ của bà thì không. Kèm với đó là quần áo và hài đều được làm bằng giấy và trang trí kim tuyến rất lộng lẫy. Màu sắc quần áo tùy vào ngũ hành của từng năm. Cùng với đó là vàng mã cúng tiễn các quan đi đường.
Một lễ vật không thể thiếu, rất quan trọng trong mâm cỗ cúng ông táo chính là cá chép. Cá chép được coi là phương tiện di chuyển của các táo về trầu. Chúng ta cần phải thả phóng sinh ra ao hồ.
Ý nghĩa của việc thả phóng sinh cá chép trong ngày lễ ông công ông táo
Theo truyền thuyết thì việc thả phóng sinh cá chép mang ý nghĩa tiễn ông công, ông táo về trời. Hành động này còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác; giúp con người hướng tới những điều tốt đẹp hơn.
Hơn nữa cá chép còn là biểu tượng, tượng trưng cho sự cố gắng của cả gia đình trong năm qua; hy vọng một năm mới sẽ tốt đẹp hơn. Có câu “cá chép hóa rồng” ngụ ý cho tinh thần bền bỉ, cố gắng không ngừng vươn lên của con người. Vì thế tục thả cá chép còn là một hình thức để con người gửi gắm tâm tư nguyện vọng mà mình mong muốn đạt được trong năm tới.
Tục phóng sinh cá chép giúp con người khơi gợi lòng hiếu sinh, biết thương yêu và trân trọng nhau hơn. Vì thế mà quá trình thả cá cũng cần phải thận trọng, để đảm bảo được sự sống của cá. Các bạn nên thả cá trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp, vừa là để kịp giờ tiễn ông công ông táo về trời; vừa là để cá không bị ngộp quá lâu có thể tiếp tục sống sau khi phóng sinh.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông công ông táo
Một mâm cỗ cúng ông táo đầy đủ bắt buộc phải bao gồm những món ăn truyền thống sau đây:
Bánh chưng, bánh tét:
Có thể nói ngày 23 tháng chạp chính là ngày thông báo bắt đầu tục lệ tết nguyên đán. Chính vì thế mà trên mâm cỗ cúng ông táo không thể thiếu bánh chưng đối với người miền bắc và bánh tét đối với người miền nam.
Thịt gà:
Thịt gà là một trong những món truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt Nam. Gà phải được luộc cả con vừa chín tới, lớp da vàng bóng bẩy, mồm ngậm hoa hồng xếp ngay ngắn trên đĩa.
Xôi gấc:
Xôi gấc cũng là một món ăn quen thuộc trên mỗi mâm cỗ của người Việt. Màu sắc đỏ tươi của xôi gấc sẽ đem đến may mắn cho gia chủ.
Giò:
Các bạn có thể sử dụng giò lụa hoặc cũng có thể sử dụng giò mỡ để thay thế cũng được. Đây cũng là món ăn quen thuộc trong ngày tết ở cả ba miền. Cũng có gia đình sử dụng cả cây giò để thắp hương, nhưng cũng có gia đình cắt từng khoanh giò dày khoảng 2-3 cm đều được.
Canh mọc:
Một bát canh mọc với đầy đủ các nguyên liệu như nấm hương, cà rốt, ngô bao tử, đậu Hà Lan….sẽ tượng trưng cho các thành viên trong gia đình cùng tụ họp lại về nhà vào ngày tết.
Nem:
Nem là món ăn gây tốn nhiều công sức nhất trong các món trên mâm cỗ cúng ông táo. Vỏ nem giòn tan bao bọc lấy nhiều nguyên liệu bên trong như thể hiện sự bao bọc của cha mẹ đối với các con.
Kẹo thèo lèo:
Kèo thèo lèo là lễ vật mà chúng ta thường thấy xuất hiện trong mâm cỗ cúng ông táo của người Miền Nam. Đĩa kẹo thèo lèo thực chất là kẹo vừng đen và đậu phộng. Thực ra món ăn này có nguồn gốc từ người Hoa. Có người cho rằng trước đây có nhiều người Hoa sinh sống tại khu vực này nên đã lưu truyền món ăn này cho đến ngày nay.
Chè trôi nước:
Món ăn này cũng là món ăn có nguồn gốc từ người Hoa và cũng là món ăn thường xuyên xuất hiện trên mâm cỗ của người miền Nam. Chứ thực tế ngoài Bắc thì thường ít thấy món ăn này trên mâm cỗ cúng ông Táo.
Ngoài những món ăn trên, chúng ta cần phải chuẩn bị thêm những lễ vật như sau:
- 1 lọ hoa tươi
- 1 lễ trầu cau
- 1 mâm ngũ quả
- 3 chén rượu
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
- Đèn cầy ( nến)
- 1 ấm trà
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
Những lưu ý trong lễ cúng ông công, ông táo
Lễ cúng ông công ông táo được coi là lễ cúng quan trọng nhất trong năm. Việc chuẩn bị lễ tết ảnh hưởng trực tiếp đến may mắn của gia chủ trong năm tới. Thế nên các bạn cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
- Sắm sửa lễ tết đầy đủ, để tránh tình trạng thiếu sót, các bạn nên lập 1 danh sách trước những thứ cần sắm sửa.
- Đồ lễ tết luôn phải là đồ tươi mới.
- Cần phải hoàn thành thủ tục cúng tiễn ông công ông táo trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp để kịp thời gian ông táo về trời báo cáo.
- Trong lúc thả phóng sinh cá chép cần tuân thủ các quy định giữ gìn vệ sinh môi trường.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về mâm cỗ cúng ông táo. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.
[ Hướng dẫn làm mâm cúng ông Táo | mâm cúng ông Táo gồm những gì | chuẩn bị mâm cúng ông Táo | mâm cúng ông Táo về trời | mâm cúng ông Táo về nhà mới | mâm cúng ông Táo miền Trung ]