Tổng quan về lễ cúng nhập trạch, lễ cúng về nhà mới
Đừng bỏ lỡ bài viết nếu đang tìm hiểu thủ tục nhập trạch về nhà mới
Tại sao cần phải làm lễ về nhà mới? Thủ tục nhập trạch và mâm cúng nhập trạch đơn giản, mâm cúng về nhà mới gồm những gì? Click bài viết sau để biết về nhà mới cần chuẩn bị những gì nhé.
Nhập trạch là một trong những nghi thức xưa của người Việt được lưu truyền đến ngày nay. Tổ chức lễ nhập trạch có ý nghĩa như thế nào? Mâm cúng nhập trạch về nhà mới đơn giản gồm những gì? Hãy cùng đồng hành bài viết sau để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Nội Dung
Tại sao cần phải có lễ nhập trạch về nhà mới?
Lễ nhập trạch từ lâu là nét tín ngưỡng đẹp của người Việt. Tuy nhiên, với các thế hệ trẻ việc tổ chức lễ nhập trạch có ý nghĩa gì không phải ai cũng rõ.
Về nhà mới có cần làm lễ nhập trạch hay không? Theo quan niệm xưa của cha ông có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Việc xây nhà dựng cửa là điều rất quan trọng của mỗi đời người. Do đó, trong quá trình làm nhà đến việc vào ở các gia chủ cần phải tuân thủ đầy đủ các nghi thức như: động thổ, cất nóc và lễ nhập trạch.
Lễ nhập trạch theo phiên âm Hán Việt nhập là vào, trạch là ở. Chính vì thế, lễ nhập trạch hay còn gọi là lễ cúng vào trong nhà mới. Theo đó, mỗi mảnh đất sẽ có những vị thần thổ công, thổ địa cai quản riêng. Vậy nên, việc tổ chức lễ nhập trạch nhằm báo cáo lên thần linh và cầu mong họ mang đến mọi điều tốt lành cho gia đình. Cùng với đó, gia chủ cùng sẽ rước bài vị của tổ tiên đến ngôi nhà mới để được thờ cúng theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Thủ tục nhập trạch về nhà mới gồm những gì?
Như đã biết, lễ nhập trạch là nghi thức quan trọng trước khi vào ở nhà mới. Tuy nhiên, thủ tục nhập trạch về nhà mới gồm những gì không phải ai cũng rõ. Tùy theo phong tục của mỗi vùng miền sẽ có những quy định, thủ tục riêng. Dưới đây sẽ là một số thủ tục cần thiết trong nghi thức cúng nhập trạch theo kiểu truyền thống.
Chọn ngày về nhà mới tốt
Xem ngày, chọn giờ làm lễ nhập trạch rất cần thiết. Theo đó, gia chủ cần chọn được cho mình ngày, giờ đẹp nhằm mang lại may mắn, tài lộc về sau. Bạn có thể xem ngày giờ theo tuổi, theo cung hoàng đạo hoặc hướng nhà. Việc tìm giờ tốt về nhà mới có thể nhờ sự trợ giúp đến từ các thầy chuyên về phong thủy. Ngày về nhà mới tránh các ngày xấu như tam nương, ngày khắc với mệnh của gia chủ.
Gia chủ cần xem và chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ nhập trạch
Chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ nhập trạch về nhà mới
Đối với lễ cúng nhập trạch sẽ gồm có 3 phần chính đó là hương vàng, mâm ngũ quả và mâm cơm cúng. Ngũ quả sẽ gồm 5 loại quả tươi theo mùa hoặc bạn có thể mua nhiều hơn tùy theo từng điều kiện. Tuy nhiên, bạn cần nhớ, hoa quả cúng cần phải chọn mua số lẻ như 3, 5, 7, 9. Ngũ quả nên chọn các loại tươi, có màu sắc đẹp, không nên bày mít, sầu riêng lên mâm lễ nhập trạch. Bởi theo người xưa, những quả có gai góc thường không đem lại may mắn.
Hương hoa, giấy áo, hoa tươi, đèn nhang, rượu, muối, gạo,…. Cuối cùng là mâm cơm cúng lễ nhập trạch. Việc chuẩn bị cơm cúng sẽ phụ thuộc vào từng điều kiện, phong tục của các vùng miền. Gia chủ có thể dọn cỗ chay hoặc cỗ mặn. Thông thường, mâm cỗ mặn sẽ có thịt lợn hoặc thịt gà, xôi, các món mặn khác.
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ nhập trạch. Bạn cũng đừng quên việc chuẩn bị thêm một số vật dụng như bếp than, chiếu, chổi,…. Đây là những đồ vật các thành viên trong gia đình cần mang theo khi về nhà mới.
Chuẩn bị Văn khấn cúng nhập trạch về nhà mới
Văn khấn là nghi thức không thể thiếu khi làm lễ nhập trạch. Một bài văn khấn sẽ có 2 phần gồm thần linh và gia tiên. Trong đó, văn khấn thần linh sẽ được đọc trước khấn gia tiên. Bài văn khấn nhằm bày tỏ nguyện vọng, mong ước của gia chủ khi bắt đầu cuộc sống mới tại nhà mới. Thông thường, bài văn khấn sẽ do các thầy cúng chuẩn bị và đọc trong khi cúng lễ nhập trạch.
Tìm hiểu về quy trình cúng lễ nhập trạch vào nhà mới
Làm lễ cúng nhập trạch như thế nào cho đúng? Quy trình làm lễ nhập trạch sẽ gồm các công đoạn như sau:
Quy trình làm lễ nhập trạch như thế nào cho đúng
- Thứ nhất là đốt lò: Nghi thức đốt lò, đặt nồi than trước cửa chính của ngôi nhà mới là điều không thể thiếu trong lễ nhập trạch. Bạn nên căn giờ làm lễ và xe chuyển nhà đến để đốt than lên cho đỏ.
- Thứ hai, gia chủ bước vào nhà: Đến giờ hoàng đạo, gia chủ sẽ là người ôm theo lư hương, bài vị của tổ tiên bước chân vào nhà đầu tiên. Trong khi vào nhà, chủ nhận phải bước qua lò than đã được đặt sẵn tại khu vực cửa chính.
- Thứ ba, lần lượt các thành viên bước vào: Mỗi thành viên trên gia đình cũng cần phải tuân thủ nghi thức bước qua lò than khi vào nhà mới. Đồng thời, trên tay các thành viên cần cầm theo vật dụng như chiếu, chổi, bếp nấu,… Đặc biệt, không cho phép bất kỳ thành viên nào đi tay không vào nhà.
- Thứ tư, lưu thông không khí trong nhà: Khi vào nhà gia chủ cần mở các cửa sổ, bật điện để lưu thông không khí, tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà.
- Thứ năm, chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ nhập trạch: Các thành viên lần lượt sắp xếp lại bàn thờ gia tiên và chuẩn bị cỗ cúng. Theo quan niệm xưa, những người bày cỗ nên chọn người có tuổi hợp với gia chủ sẽ tốt hơn.
- Thứ sáu, thắp hương và bắt đầu hành lễ: Đại diện gia đình sẽ đốt nhang chuẩn bị cho lễ cúng nhập trạch. Cùng với đó thầy cúng sẽ đọc văn khấn và bắt đầu nghi thức lễ. Các thành viên trong gia đình cần đứng trước bàn thờ gia tiên hành lễ trang nghiêm. Thắp hương và làm lễ cúng gia tiên vào ngày về nhà mới
- Thứ bảy, pha trà cúng: Sau khi hoàn tất quá trình đọc văn khấn, gia chủ sẽ bật bếp nấu nước pha trà dâng lên bàn thờ gia tiên và mời các thành viên trong nhà dùng. Đồng thời, trong quá trình cúng cần đỏ lửa nhằm tạo vận may, vượng khí cho ngôi nhà.
- Thứ tám, hóa tiền vàng: Khi hương đã cháy hết, gia chủ vái xin tổ tiên và bắt đầu hóa vàng áo. Tiếp đến, sử dụng rượu đã cúng để rưới lên phần tro tàn.
- Thứ chín, rải gạo muối: Tùy theo phong tục, gia chủ có thể rải gạo muối xung quanh nhà hoặc giữ lại đặt lên bàn thờ táo quân tượng trưng cho sự ấm no.
- Thứ mười, sắp xếp đồ đạc vào nhà mới: Nghi thức nhập trạch hoàn tất, gia chủ và các thành viên có thể sắp xếp và bày đặt đồ vào nhà mới tùy thích.
Những điều kiêng kỵ nên tránh vào ngày lễ nhập trạch
Cha ông đã từng nói: “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Dưới đây sẽ là một số điều kiêng kỵ không nên làm khi về nhà mới bạn phải biết.
- Không nên xảy ra tranh cãi vào lúc chuyển nhà mới: Vào nhà mới cũng là lúc bắt đầu một hành trình, khởi đầu mới. Chính vì thế, để cuộc sống lâu dài luôn suôn sẻ, thuận lợi gia chủ và các thành viên không nên xảy ra tranh cãi trong quá trình chuyển nhà.
- Không nên nói lời gở khi đến nhà mới: Hãy dành những điều tốt đẹp khi về nhà mới, đừng nói điều không may. Đôi khi những điều không may lỡ nói ra vào ngày lễ nhập trạch sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này của gia đình. Vậy nên, bạn cũng cần tránh dùng những lời lẽ không may nói vào ngày này.
- Không nên để phụ nữ mang thai dọn nhà mới: Đối với những người mang bầu cần tránh các công việc nặng nhọc để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Đồng thời, theo phong thủy phụ nữ mang thai dọn dẹp nhà cửa sẽ ảnh hưởng đến thần thái và không tốt cho ngôi nhà. Nếu gia chủ là người mang thai thì bạn có thể ở nhà người thân và không nên dọn dẹp nhà cửa vào lúc này để đảm bảo may mắn, thuận lợi tốt nhất cho gia đình. Không nên để phụ nữ mang thai dọn dẹp nhà mới
- Không nên sử dụng chổi cũ để quét căn nhà mới: Thay vì sử dụng chổi cũ ở căn nhà trước đây. Bạn hãy chọn mua cây chổi mới để quét ở nhà mới. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị nồi nước gừng để tẩy uế, mang lại thuận lợi, may mắn cho gia đình ở ngôi nhà mới.
- Mở vòi nước chảy, nên đỏ lửa để nấu nước sôi: Việc đỏ lửa nấu nước sôi, mở vòi nước chảy có ý nghĩa thể hiện cho sự ấm no, sung lúc trong ngôi nhà. Hãy mở vòi nước chảy, đỏ lửa suốt quá trình làm lễ nhập trạch
- Không nên chậm giờ làm lễ: Như đã biết, việc xem ngày lành tháng tốt làm lễ ảnh hưởng rất lớn cho cuộc sống về sau. Chính vì thế, gia chủ nên chuẩn bị kỹ, không nên chậm trễ khi làm lễ nhập trạch.
- Tránh chuyển nhà vào ban đêm: Theo chia sẻ của các chuyên gia phong thủy, ban đêm vận khí sẽ không tốt. Do đó, gia chủ tránh việc chuyển nhà vào ban đêm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tài vận về sau. Thời điểm thích hợp nhất để hoàn tất thủ tục chuyển nhà từ sáng đến trước 3 giờ chiều. Chính vì thế, dù bận đến đâu bạn cũng nên sắp xếp để chuyển nhà và kỵ nhất chuyển nhà vào lúc đêm khuya.
- Thắp hương cho thổ địa thổ công: Thổ công, thổ địa là những người cai quản ngôi nhà. Do đó, khi làm lễ nhập trạch bạn cần chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương. Việc thắp hương nhằm thông báo đến các vị thần được biết bạn chuyển vào sinh sống. Đồng thời, các gia chủ có thể cầu bình an, tài lộc, may mắn đến cho gia đình.
Tuy nhiên, việc chuẩn bị cỗ cúng thổ địa, thổ công không cần phải quá cầu kỳ. Tùy thuộc theo từng điều kiện gia đình, phong tục của địa phương. Bạn có thể chọn mua và sắm lễ cho phù hợp. Bạn cũng cần biết, lễ cúng quan trọng nhất vấn là tấm lòng thành tâm của gia chủ. Do vậy, bạn có thể cúng cỗ chay hoặc mâm cao cỗ đầy cũng cần căn cứ vào từng điều kiện của gia đình.
Trên đây là các vấn đề cần biết về thủ tục làm lễ nhập trạch bạn không nên bỏ lỡ. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết này Đồ Cúng Nhân Tâm sẽ giúp cho bạn hiểu sâu hơn về nghi thức cúng lễ nhập trạch.