Cứ vào dịp mùng 5 tháng 5 theo lịch âm hàng năm, mọi gia đình lại cùng nhau dậy thật sớm để “diệt sâu bọ”. Cùng nhau ăn các loại trái cây hay rượu nếp, bánh tro… sau khi đã cúng báo tổ tiên. Vậy mâm cúng mùng 5 tháng 5 được tổ chức như thế nào?

Tết Đoan Ngọ hay còn được dân gian gọi với cái tên rất quen thuộc là ngày tết diệt sâu bọ. Ngày tết này diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch; là một ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam. Đã từ rất lâu, ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch đã có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hóa của người dân. Đây là dịp người dân ăn tết ở nhà với gia đình. Vào buổi sáng sớm, người dân thường ăn Tết Đoan Ngọ bằng bánh tro, các loại trái cây, chè hạt sen, và rượu nếp để diệt sâu bọ hay bệnh tật có trong người. Thường lệ mọi người sẽ ăn rượu nếp ngay sau khi vừa ngủ dậy; và tổ chức cúng lễ để mừng sự sáng sủa và quang đãng.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày cúng mùng 5 tháng 5
Ngày Tết mùng 5 tháng 5 hay còn được gọi là tết Đoan Ngọ hay tết Đoan Dương; được tổ chức vào đúng giờ Ngọ của ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch mỗi năm. Đây cũng là một ngày tết mang tính truyền thống tại một số đất nước Đông Á; như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc. “Đoan” được hiểu với nghĩa là mở đầu còn “Ngọ” chính là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng cho đến 1 giờ chiều. Người dân thường ăn tết Đoan Ngọ tức là ăn tết vào buổi trưa. Đoan Ngọ còn được quan niệm là lúc mặt trời bắt đầu lên; và có khoảng cách ở gần trời đất nhất.
Ở Việt Nam, ngày tết mùng 5 tháng 5 còn được biết đến với cái tên rất dân dã; đó chính là ngày lễ “tết diệt sâu bọ”. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, đây chính là ngày để phát động bắt diệt sâu bọ; tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho mùa màng và cây trồng.
Truyền thuyết được kể lại rằng, vào một ngày sau khi thu hoạch xong; nông dân tổ chức ăn mừng vì đã trúng mùa bội thu; nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dài và đông nên ăn mất cây trái cùng thực phẩm đã thu hoạch. Do đó, người dân rất đau đầu và không biết làm thế nào.
Sau đó, bỗng nhiên xuất hiện một ông lão tới từ phương xa và tự xưng là Đôi Truân. Ông đã chỉ cho dân chúng mỗi nhà cần lập một đàn cúng tế rất đơn giản; gồm có bánh tro và trái cây; tiếp theo ra phía trước nhà mình để vận động thể dục. Người dân đã làm theo và chỉ một lúc sau, đàn lũ sâu bọ thi nhau té ngã rũ rượi. Ông lão còn bảo thêm: Hằng năm, vào đúng ngày này, sâu bọ thường rất hung hăng. Do đó, người dân cứ làm theo hướng dẫn của ông lão thì sẽ diệt được chúng.
Dân chúng rất biết ơn và định cảm tạ thì ông lão bỗng nhiên đã biến đâu mất. Vì vậy, để tưởng nhớ tới việc mà ông lão đã giúp cho người dân; dân chúng đã đặt cho ngày này cái tên “Tết diệt sâu bọ”; có người còn gọi nó là ngày “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng của nó thường vào đúng giữa giờ Ngọ.
Mâm cúng Tết mùng 5 tháng 5 gồm những gì?
Thực chất thì ngày tết mùng 5 tháng 5 là vào chính Ngọ (tức giữa trưa). Vì vậy lễ cúng cho gia tiên phải làm từ 11 giờ trưa cho đến 1 giờ chiều. Tục lệ hái lá thuốc trong ngày tết mùng 5 tháng 5 (bắt đầu từ giờ Ngọ cho tới giờ Dương thường có khí tốt nhất trong năm); để chữa bệnh cũng gần như đã không còn tồn tại; đặc biệt là ở các gia đình đô thị. Tuy nhiên, lễ cúng thì lại được người dân lưu truyền tới tận ngày nay; việc chuẩn bị mâm cỗ cúng cần phải phong phú và đủ đầy.
Tùy vào phong tục tập quán của từng địa phương, từng vùng miền và quan niệm của từng gia chủ; mà đồ cúng lễ ngày mùng 5 tháng 5 sẽ có những món khác nhau. Nhưng về cơ bản mâm cúng trong ngày tết này thường gồm có:
- Rượu nếp và nếp cẩm: Đây chính là thứ đồ lễ không thể thiếu vào ngày tết mùng 5 tháng 5. Theo như quan niệm của nhiều người; bộ phận tiêu hóa của chúng ta thường có các loại ký sinh trùng gây hại. Chúng tồn tại và nằm sâu trong cơ thể; nên không phải lúc nào cũng có thể tiêu diệt được chúng. Chỉ vào đúng ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm; thì các loại ký sinh trùng này mới ló ra và ngoi lên. Lúc này, chúng ta mới có thể tận dụng thời cơ để loại bỏ chúng; bằng cách dùng những thức ăn có vị chua, chát, cay. Trong đó món rất nổi bật đó là rượu nếp hoặc nếp cẩm. Nếu như bạn thưởng thức món này vào buổi sáng sau khi thức dậy thì lại càng mang lại hiệu quả cao.
- Bánh tro: Đây là loại bánh có màu vàng đậm và được làm từ bột gạo nếp ngâm cùng với nước tro; có nguồn gốc từ các loại cây khô. Sau đó, bánh được đóng gói trong lá dong rồi đem đi luộc.

- Hoa quả: Với mong muốn sẽ “tiêu diệt sâu bệnh” ở bên trong cơ thể; người ta thường lựa chọn dùng các loại quả có vị chua, chát để cúng; như mận hay xoài xanh; và sau đó sẽ hưởng lộc ăn chúng luôn trước khi ăn đồ ăn như bình thường.
- Thịt vịt: Đây cũng là món đồ lễ không thể thiếu trong mâm cúng lễ của người miền Trung, đặc biệt là trong ngày tết mùng 5 tháng 5. Nhiều người lại cho rằng, ngày 5 tháng 5 là vào dịp oi nóng nên nếu cúng thịt vịt thì sẽ rất mát mẻ.
- Chè trôi nước: Là 1 món đồ lễ không thể thiếu để cúng trong ngày tết diệt sâu bọ mùng 5 tháng 5 của người miền Nam. Những viên chè được làm từ bột gạo nếp, bên trong có nhồi nhân đậu xanh, được đặt trong bát nước cốt dừa sắn dây có vị man mát và thơm ngon.
- Chè kê: Món đồ lễ đặc trưng của người Huế dùng để cúng tết mùng 5 tháng 5. Sau khi đã xay hạt kê và loại bỏ đi lớp vỏ của nó; người ta cần ngâm rồi đun sôi cho đến khi chúng nở mềm; sền sệt rồi mới đổ thêm nước đường cùng một chút gừng. Thế là đã có được một nồi chè kê thơm phức và vô cùng hấp dẫn dâng lên cúng lễ rồi.
- Ngoài ra còn có: Các loại trái cây như: mận, vải, hồng xiêm, chuối, dưa hấu…; hương, hoa, vàng mã, nước lọc, nến cốc hay đèn cầy.
Hướng dẫn làm mâm cúng mùng 5 tháng 5
Chuẩn bị mâm cúng tươm tất
Điều đầu là bạn cần phải chuẩn bị thật tươm tất mâm cỗ cúng ngày Tết mùng 5 tháng 5. Khác với ngày Tết cổ truyền khác thì ngày tết mùng 5 tháng 5 có mâm cúng đơn giản hơn rất nhiều.
Theo phong tục truyền thống, mâm cỗ cúng ngày tết mùng 5 tháng 5 sẽ bao gồm trái cây, rượu nếp, bánh tro, hương, hoa và vàng mã. Đối với trái cây, người xưa thường cúng các loại quả như vải hay mận; bởi chúng vừa chua vừa chát; nhưng giờ quan niệm của các gia đình cũng thay đổi nên người dân có thể cúng bằng nhiều loại trái cây khác nhau như chôm chôm, xoài, dưa hấu… Ngoài ra, tùy vào văn hóa của từng địa phương hay vùng miền mà trên mâm cỗ cúng ngày 5 tháng 5 còn có thể có thêm chè trôi hay thịt vịt.
Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết mùng 5 tháng 5 dựa trên điều kiện kinh tế của gia đình. Bạn có thể cúng bằng đồ chay cũng vẫn được; nhưng bắt buộc phải có 3 thứ là rượu nếp, bánh và trái cây.

Cách cúng lễ mùng 5 tháng 5 đúng tâm linh
Tết mùng 5 tháng 5 được xem như là một ngày lễ truyền thống lớn trong năm; ngoài dịp Tết Nguyên Đán. Vào ngày này thì con cháu trong mỗi nhà thường sum họp lại với nhau; để cùng nhau cắm hoa và bày biện mâm cúng. Thông thường thì mâm cúng sẽ được bày ra và đặt ở trên bàn thờ của tổ tiên hoặc đặt ở trước nhà.
Giờ cúng Tết mùng 5 tháng thường là vào khung giờ trưa, tức là khoảng từ 11h đến 13h. Tuy nhiên cũng có những nhà không có nhiều thời gian; thì có thể tổ chức cúng vào sáng sớm; nhưng không được qua 13h.
Trong khi cúng, gia chủ sẽ phải khấn vái, đọc bài văn khấn rồi thắp hương nhang lên gia tiên; nhằm mong được sự phù hộ may mắn cùng sức khỏe cho cả gia đình.
Bạn nên làm gì trong dịp lễ mùng 5 tháng 5?
Vào ngày tết mùng 5 tháng 5, các thế hệ từ trẻ cho tới già đều sẽ cùng nhau thực hiện nghi thức; để đánh dấu cho sự thay đổi của tiết mới trong một năm bằng hàng loạt các phong tục:
- Treo bùa ngải để trừ tà.
- Đi sêu (con rể mang lễ đến thăm bố mẹ vợ), học trò đi lễ với thầy cô, lễ thầy lang (để tạ ơn chữa bệnh).
- Nhuộm móng tay và móng chân.
- Tắm nước lá thơm, lá ổi, lá chanh, lá vằng,…
- Tắm tiên: Tức là tắm vào lúc sáng sớm; đây là lúc mặt trời chưa lên để gột rửa toàn bộ xui xẻo, nhằm cầu bình an cho cả gia đình.
- Hái thuốc vào giờ Ngọ (hái lá đinh lăng, lá mùi hay ngải cứu) đem phơi khô dùng chữa bệnh…
- Ăn những món ăn ngon thơm mùa nếp mới, uống rượu và thưởng thức các loại đặc sản trái cây theo mùa trên tinh thần gắn kết và đoàn viên gia đình…
Ngày lễ mùng 5 tháng 5 nên kiêng kỵ những gì?
Tết mùng 5 tháng 5 là thời điểm trời đất giao hòa dễ khiến cho nguyên khí bị tổn thương, bạn cần phải tránh làm những việc dưới đây để tránh tà khí nhé:
- Ăn các loại thực phẩm thuộc loại ngũ sắc để tiêu trừ hết sát khí.
- Dùng chỉ ngũ sắc xanh đỏ đen vàng để tết dây đeo cho trẻ nhỏ; hoặc treo ở đầu giường hay nôi của trẻ để phòng tránh những điều không may.
- Tránh dừng lại ở những địa điểm có quang cảnh âm u vì thường sẽ có nhiều âm khí và dễ chiêu dụ tà khí.
- Nếu sức khỏe của bạn đang không tốt thì trong ngày Tết diệt sâu bọ mùng 5 tháng 5 có thể có thêm cành đào hoặc gỗ đào để trừ bệnh.
Tổ chức ngày lễ mùng 5 tháng 5 để trừ tà, trừ bệnh mang lại may mắn cho cả năm với dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đặt Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm. Đặt dịch vụ trọn gói ngay hôm nay để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn.
[ mâm cúng mùng 5 tháng 5 | hướng dẫn làm mâm cúng mùng 5 tháng 5 | lễ vật mâm cúng mùng 5 tháng 5 | lưu ý khi làm mâm cúng mùng 5 tháng 5 | không làm mâm cúng mùng 5 tháng 5 có được không ]