Hàng tháng vào các ngày mùng 1 và ngày rằm 15 âm lịch, các gia đình Việt thường làm các lễ cúng Thần Tài Thổ Địa, Thổ Công, Gia Tiên và các vị thần để cầu mong người trong gia đình khỏe mạnh, may mắn, làm ăn phát đạt… Thấy Là Thích xin giới thiệu mâm cúng mùng 1 và ngày rằm 15 hàng tháng đúng chuẩn văn khấn cổ truyền.
Thực tế là lễ cúng rằm hàng tháng không đòi hỏi phải chuẩn bị quá nhiều; hay cầu kỳ như một số lễ cúng khác; nhưng tuyệt đối không vì điều đó mà bạn có thể làm cách đại khái, qua loa. Và điều băn khoăn của nhiều người về mâm cúng rằm hàng tháng cần những gì; sẽ có lời giải đáp ở ngay phần nội dung phía dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
Ý nghĩa của lễ cúng rằm là gì?
Phong tục cúng rằm và mồng một (hay tập tục cúng sóc vọng) là do ảnh hưởng của ba nguồn tôn giáo Nho, Lão, Phật dung hợp mà ra. Theo truyền thống của Nho giáo và Lão giáo, ngày Sóc và ngày Vọng là ngày thiên địa khai thông, nghĩa là tất cả những chướng ngại giữa ba cõi Tam tài: Thiên, Địa, Nhân không còn, nên trời đất sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ cảm thông với lòng thành của con cháu qua lễ vật cúng dường, và quỷ ma ám chướng sẽ không tác hại ai. Còn đối với Phật giáo, hai ngày Sóc Vọng là ngày Trường tịnh hay ngày thanh tịnh nhất nên các hàng tu sĩ thì làm lễ Bồ Tát để tự kiểm điểm mình có giữ giới luật không, còn các phật tử thì làm lễ Sám hối cầu nguyện bỏ dữ làm lành. Do đó, phần lớn Phật tử thuần thành có tục ăn chay tối thiểu vào hai ngày này.
Nguồn gốc của lễ cúng rằm, cúng mùng 1 hàng tháng:
Nếu tra cứu kỹ trong tiểu sử của cuộc đời Đức Phật Thích Ca, người ta thấy ngày rằm là một ngày quan trọng đối với Ngài.
Ngài đản sinh vào ngày rằm tháng Tư là ngày trọng đại nhất và qua bốn lần đi du lãm ngoại thành đến vườn Thượng uyển, mỗi lần cách nhau ba tháng, để chứng kiến những cảnh làm động tâm ngài mà xuất gia đều trúng vào ngày rằm:
- Lần 1: vào ngày rằm tháng 6 thì “Ngài” thấy người già.
- Lần 2: vào ngày rằm tháng 10, “Ngài” nhìn thấy người bệnh.
- Lần 3: vào ngày rằm tháng 2, “Ngài” nhìn thấy người chết.
- Lần 4: vào ngày rằm tháng 6, “Ngài” nhìn thấy một bậc xuất gia.
Theo lịch trình nghi lễ Phật giáo thì trong 12 ngày Vọng thì có năm ngày rằm quan trọng:
- Rằm tháng giêng: Lể Cầu phúc, cầu an, hành hương.
- Rằm tháng hai: Lễ Phật nhập niết bàn.
- Rằm tháng tư: Lễ Phật Đản.
- Rằm tháng bảy: Lễ Vu Lan.
- Rằm tháng mười: Lễ cúng rằm hạ nguyên.