Mâm cúng khởi công đầu năm gồm những gì

Cúng khởi công đầu năm là một nghi lễ vô vô cùng quan trọng; mà người nào xây dựng nhà hay sửa chữa nhà, công trình xây dựng… cũng đều thực hiện. Bài viết này Thay La Thich sẽ giới thiệu cho mọi người những thông tin cần thiết về mâm cúng khởi công đầu năm.

Theo phong tục văn hóa của người Việt Nam thì khi chúng ta sửa chữa nhà cửa hay xây dựng mới nhà cửa, công trình xây dựng thì phải chuẩn bị mâm cỗ cúng để làm lễ cúng dâng lên các vị thần linh cùng với ông bà tổ tiên. Chuẩn bị mâm lễ để cúng tổ tiên cùng với thần linh trước khi thực hiện việc xây nhà hoặc sửa chữa nhà, công trình xây dựng đầu năm mới còn được gọi là lễ động thổ.

Tìm hiểu thêm:

Rất nhiều người có chung những thắc mắc, băn khoăn chưa được giải đáp. Đó là mâm lễ vật để cúng khởi công đầu năm khi xây nhà hay công trình xây dựng cần những gì? Ngoài ra, những hướng dẫn về cách cúng khởi công để  khởi công xây nhà, công trình xây dựng theo truyền thống của dân tộc ta như thế nào; cũng là một câu hỏi thường xuyên được quan tâm. Tất cả những thông tin thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp và chia sẻ. Thông qua bài viết này để giúp cho gia chủ có cái nhìn tổng quát về nghi lễ cúng rất quan trọng này.

MÂM CÚNG ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG

Ý nghĩa của lễ cúng khởi công đầu năm.

Lễ cúng khởi công đầu năm là một trong những nghi lễ cúng quan trọng và đã có nguồn gốc truyền từ xa xưa. Đây cũng là một trong số các truyền thống văn hóa tâm linh tốt đẹp của dân tộc ta. Nó có ý nghĩa mang lại sự thuận lợi và may mắn vô cùng quan trọng đối với gia đình gia chủ khi cất nhà đầu năm.

>>  Nghi lễ cúng cô hồn đơn giản nhưng chuẩn nhất

Đầu năm mới, những người làm nghề xây dựng; hoặc những gia đình chuẩn bị làm nhà, sửa nhà hoặc công trình xây dựng thì họ sẽ làm mâm lễ để cúng khởi công đầu năm.

a. Nguồn gốc với lễ cúng khởi công đầu năm

Lễ cúng khởi công đầu năm có nguồn gốc bắt đầu từ Trung Hoa. Việc con người tổ chức nghi lễ cúng khởi công đầu năm là để thực hiện cúng, dâng lễ vật lên vị thần đất. Chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết; có ý nghĩa rồi báo cáo, dâng lễ vật lên thần đất.

Hiện nay đầu năm, người ta thường tổ chức nghi lễ cúng khởi công. Theo đó, chủ thầu xây dựng cùng với gia đình gia chủ sẽ tổ chức mâm lễ cúng khởi công đầu năm để xin phép thổ thần cho phép gia chủ được động đất tại vị trí đó để xây dựng nhà cửa và công trình.

b. Ý nghĩa của lễ cúng khởi công đầu năm

Lễ cúng khởi công đầu năm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một số những ý nghĩa quan trọng của nghi lễ cúng này thì chúng ta phải kể đến chằng hạn như:

Khởi công đầu năm là lễ cúng để cho nhà thầu xây dựng; cũng như gia đình gia chủ được xây dựng và làm ăn, sinh sống. Đầu năm là dịp mà mọi người vẫn thường làm những mâm lễ cúng để cầu may mắn trong năm.

Lễ cúng khởi công đầu năm là thủ tục để trình báo với các vị thổ thần cùng với gia tiên. Ngoài ra đây cũng là thủ tục để báo với các vong linh hiện đang đang sống, trú ngụ. Do đó làm nghi lễ cúng này để xin phép các vong linh có thể hoan hỷ dời đi.

Đồng thời việc cúng khởi công đầu năm còn có ý nghĩa giúp cho quá trình xây nhà, công trình xây dựng của gia chủ được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài ra, tránh gặp phải bất kì một điều kiện khó khăn nguy hiểm.

Việc tổ chức cúng khởi công đầu năm còn có có thể ý nghĩa giúp cho nhà thầu cúng như gia chủ làm ăn ngày càng phát đạt cùng với sức khỏe luôn dồi dào.

>>  Tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé bên nội hay bên ngoại là phù hợp nhất

Danh sách những lễ vật trong mâm cúng khởi công đầu năm

Ở một đất nước có nền văn hóa tâm linh phong phú như ở Việt Nam; bất kể một nghi lễ cúng nào dù là đơn giản hay cầu kỳ thì vấn đề về lễ vật trên mâm cúng cũng vô cùng quan trọng. Tùy theo từng quy mô và nghi lễ đó là gì để chuẩn bị lễ vật. Mỗi một nghi lễ cúng đều có những lễ vật khác nhau, mang một ý nghĩa khác nhau.

Lễ vật khởi công xây công trình nhà ở, công trình xây dựng đầu năm sẽ bao gồm những lễ vật sau:

  • Hương cúng khởi công: chọn loại hương cây, gia chủ rút 3 hoặc 5 cây để cắm lên bàn thờ.
  • Trầu cau: gồm 3 lá trầu cùng với 3 quả cau tươi  được xếp chung vào 1 cái đĩa. Lưu ý là cả trầu và cau được để nguyên lá, và nguyên quả.
  • 1 bao thuốc lá
  • 1 bào chè khô
  • Một chai nước suối 
  • Một chai rượu cùng với 5 chén nhỏ để rót rượu cúng
  • 1 đĩa gạo tẻ nhỏ nguyên chất
  • 1 đĩa muối biển trắng
  • Gạo: 1 bát gạo tẻ nhỏ, gạo khô nguyên chất.
  • 1 bộ tiền và vàng mã đầy đủ
  • Ngoài ra chuẩn bị thêm 1 bộ 1uần áo mã. Đây là bộ quần áo Thần linh gồm đầy đủ mũ, quần áo, cùng với giày và kiếm trắng.
  • Một bộ tam sinh. Bao gồm 1 miếng thịt heo luộc hoặc quay, 1 quả trứng luộc cùng với 1 con tôm.
  • 1 đĩa lớn xôi nếp gấc hoặc xôi nếp đậu xanh.
  • 1 con gà trống to luộc, được tạo thành dáng cố định, gà phải còn nguyên bộ phận.
  • Mâm lễ quả: đủ 5 loại 5 với 5 màu tượng trưng cho 5 hành. Mâm ngũ quả cũng tùy từng vùng miền sẽ chọn những loại quả có ý nghĩa đặc trưng khác nhau. Không quy định loại quả bắt buộc nhưng ở đâu cũng sắp theo số lẻ.
  • Hoa cúng khởi công đầu năm: người ta thường chọn hoa có màu sắc là màu đỏ.

Các bước để thực hiện cúng khởi công đầu năm:

Bước 1: Gia chủ chọn ngày và giờ tốt để thực hiện cúng khởi công

Dưới góc nhìn của những nhà tâm linh, ngày tốt là ngày hợp với mệnh của gia chủ và phong thủy. Gia chủ có thể chọn những ngày như ngày Hoàng Đạo, hoặc ngày Sinh Khí, chọn ngày Lộc Mã, chọn ngày Giải thần,… Còn đối với giờ tốt thì gia chủ nên chọn giờ Hoàng Đạo. Ngoài ra, một điều quan trọng trong cúng khởi công đầu năm mà gia chủ cần lưu ý. Lễ cần tránh bao gồm các như ngày như ngày trùng tang, hắc đạo không tổ chức cúng trong ngày thổ cấm, sát chủ, …

>>  Mâm lễ cúng động thổ xây nhà theo truyền thống Việt

Bước 2: Chuẩn bị mâm lễ cúng khởi công

Mâm lễ chuẩn bị để cúng khởi công đầy thường sẽ gồm các lễ như lễ vật ngọt, lễ vật mặn, và lễ chính.

Trong ngày gia chủ cúng khởi công đầu năm mới, ngoài việc gia chủ tổ chức mâm lễ chính cúng để khởi công; gia chủ còn chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để dâng ở ban thờ của gia tiên. Việc làm này để xin phép Ông bà tổ tiên về công việc xây dựng sắp diễn ra này.

Bước 3: Chuẩn bị văn khấn 

Văn khấn là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ một nghi lễ cúng nào. Còn nếu chưa thuộc thì nên viết ra giấy cẩn thận để đọc trong khai cúng. Tránh trường hợp khấn sai hoặc sót trong khi cúng, làm mất đi sự trang nghiêm và tâm linh. 

Bước 4: Đốt hương và cắm hương vào mâm lễ

Việc đốt hương rồi cắm vào trong mâm lễ cúng trong ngày cúng khởi công xây nhà; hoặc công trình xây dựng đầu năm sẽ được 1 trong 2 chủ thể thực hiện. Thông thường sẽ là gia chủ, là chủ nhà hoặc chủ đơn vị xây dựng; còn một trường hợp là đại diện cho đơn vị thi công (là nhà thầu xây dựng).

Chủ nhà sẽ là người thực hiện và thắp hương rồi cắm trực tiếp vào bàn thờ của gia tiên. 

Còn khi cúng khởi công trực tiếp tại công trình. Trước tiên, chủ nhà sẽ thực hiện việc đốt hương rồi thắp trước. Sau đó sẽ là những người đại diện bên đơn vị thi công sẽ cắm hương vào mâm lễ.

Bước 5: Bắt đầu cúng khởi công đầu năm

Người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng khởi công đầu năm bắt buộc phải là gia chủ. Những yêu cầu đó là ăn mặc phải gọn gàng, ngay ngắn, lịch sự; chân tay của mọi người phải sạch sẽ. Tốt nhất là những người làm lễ nên rửa tay chân trước khi bắt đầu vào việc sắp lễ; cũng như việc thực hiện nghi lễ thắng hương cúng bái. Đặc biệt là ai cũng phải thành tâm thành kính cúng.

Người trực tiếp thực hiện nghi lễ cũng sẽ đọc văn khấn. Việc đọc phải phải lưu loát, đọc đúng và đủ. Nếu gia chủ chưa có kinh nghiệm trong việc cúng; thì gia chủ có thể cầm theo giấy đã chuẩn bị bài mẫu văn khấn đã chuẩn bị.

cung khoi cong cong trinh 2 - Mâm cúng khởi công đầu năm gồm những gì

Bước 6: Hạ lễ cúng khởi công đầu năm

Lễ khởi công sẽ được hạ xuống nếu hương trên mâm lễ cũng đã cháy hết. Gia chủ sẽ là người trực tiếp vái, chắp tay, và xin lễ để hạ lễ.

Bước 7: Thụ lễ cúng khởi công đầu năm

Việc thụ lễ thông thường sẽ được mọi người cùng thụ lễ đối với mâm lễ cúng. Còn đối với mâm lễ vật cúng của gia tiên thì được gia chủ thụ lễ sau.

Một điều đáng lưu ý nữa là việc hóa giấy áo, vàng mã cần chú ý không được hóa sót lại.