Đối với mỗi ngành nghề lại có một tổ nghề khác nhau; được người trong ngành tôn sùng và cúng bái hàng năm. Nghề mộc cũng vậy. Cùng ThayLaThich tìm hiểu về mâm cúng giỗ tổ nghề mộc qua bài viết dưới đây.
Nội Dung
Ông tổ nghề mộc là ai?
Ngày nay, người trong ngành mộc cúng ông tổ nghề mộc là Lỗ Ban; một người làm mộc giỏi nổi tiếng đất Trung Hoa ngày xưa. Tương truyền Lỗ Ban sinh ra vào thời Lục quốc phân tranh; ông có thể sáng tạo ra con diều bằng gỗ để đưa con người nương theo chiều gió đi sang đất nước của địch để thám thính tình hình.
Chính bởi tay nghề làm mộc vô cùng giỏi mà ông được tôn sùng là ông tổ nghề mộc. Bên cạnh đó, ông cũng có công lớn trong việc chỉ huy xây dựng cung điện nguy nga bằng gỗ; chế tạo dụng cụ đo đạc bằng gỗ (thước Lỗ Ban được tạo ra dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng về phong thủy, thiên văn địa lí kết hợp với 8 quẻ bát quái rất công phu) vẫn còn được sử dụng phổ biến phục vụ cho nghề mộc, xây dựng hiện nay.
Tìm hiểu thêm:
Một số nước châu Á và Trung Quốc xem Lỗ Ban chính là ông tổ nghề mộc. Hàng năm làm mâm cúng bày tỏ lòng biết ơn với người đã có công sáng tạo ra nghề; và lưu truyền nghề cho con cháu về sau.
Lại có một truyền thuyết khác kể rằng; xưa có một chàng trai tên là Nguyễn Công Nghệ sống ở đời chúa Trịnh; rất có tay nghề làm mộc, điêu khắc, chạm trổ. Ông từng được chúa Trịnh vời về chạm trổ ngai vàng cho vua; nhưng vì một lần ngủ quên trên ngai vàng mà bị nhốt vào ngục giam. Ngai vàng ông làm cho vua vô cúng bề thế, uy nghi, xứng đáng là một tuyệt tác.
Sau đó nhiều năm khi chúa mất, bà chúa lên ngôi. Khi để ý kỹ ngai vàng, bà mới nhận thấy tay nghề của Nguyễn Công Nghệ vô cùng cao thì bà chúa đã cho gọi ông để chạm chỗ tượng Phật quan âm 4, mặt nghìn mắt nghìn tay hoành tráng.
Vì những công trình đồ sộ này mà sau khi ông chết, người dân tưởng nhớ đến tài năng của ông; lập đền thờ cúng và coi ông là ông tổ nghề mộc.
Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc thường được tổ chức vào ngày 20 tháng chạp hàng năm. Cứ vào ngày này, những người làm trong ngành mộc; từ công nhân cho đến chủ xưởng sản xuất trong các đơn vị cung cấp gỗ lại cùng nhau thành tâm làm mâm cúng giỗ tổ.
Nhiều nơi còn lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch hàng năm để làm lễ cúng giỗ tổ ngành gỗ. Nhìn chung, tùy từng vùng miền và phong tục địa phương; mà có thể tổ chức cúng giỗ tổ nghề vào một trong hai ngày này.
Lễ cúng giỗ tổ nghề mộc thường được tổ chức tại nhà người thợ hoặc công xưởng sản xuất, nơi sản xuất nghề mộc. Ở những làng nghề truyền thống chuyên về nghề mộc; mâm cúng tổ nghề thường được đặt ở thành hoành là nơi cúng tổ nghề; người đã sinh ra làng nghề.
Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc cần chuẩn bị những gì?
Một mâm cúng giỗ tổ nghề cần được chuẩn bị chu đáo, tươm tất, không được qua loa, sơ sài. Dù mâm cúng to hay nhỏ thì cũng cần phải có đầy đủ những món đồ lễ vật sau:
- 1 đĩa trái cây ngũ quả tươi ngon, không bị dập nát, thối hỏng; tùy từng vùng miền mà có thể cúng những loại quả khác nhau như chuối, bưởi, thanh long, xoài, đu đủ, sung.
- 1 bình hoa cúc kim cương mang ý nghĩa của sự trường thọ; ý muốn cầu mong nghề sẽ được lưu truyền mãi về sau. Nhiều nơi còn cúng hoa lay ơn vì hoa lay ơn như tên gọi là thể hiện lòng biết ơn đối với ông tổ nghề.
- 1 thẻ nhang rồng phụng (khi thắp hương thắp số lẻ 3 hoặc 5 nén vì số lẻ là con số may mắn trong thuyết âm dương; nếu là nhang vòng thì thắp 1 nén)
- 2 cây đèn cầy
- 1 hũ muối, 1 hũ gạo
- Trà pha sẵn
- 1 chai rượu nếp
- 1 chai nước suối
- 1 đĩa trầu cau (lá trầu có bôi vôi, cau để cả quả; nên chọn quả cau xanh, to, tròn, đẹp mắt)
- Giấy tiền cúng giỗ tổ nghề xây dựng
- chè xôi mỗi loại 5 đĩa nhỏ
- 1 con gà trống luộc nguyên con (gà trống là loài vật biểu trưng cho 5 đức tính tốt đẹp của con người bao gồm văn, võ, dũng, chí, tín)
- 1 con heo quay
- 1 đĩa bánh bao hoặc 1 đĩa bánh hỏi, bánh chưng
- 1 đĩa chả lụa
Hướng dẫn thực hiện lễ cúng giỗ tổ nghề mộc
Giỗ tổ nghề mộc thường được tổ chức từ đầu buổi sáng ngày 20 tháng Chạp hàng năm (có nơi tổ chức ngày 13 tháng 6 âm lịch). Lễ cúng có thể kéo dài trong vẻn vẹn buổi sáng hoặc kéo dài sang chiều tùy vào quy mô tổ chức.
Nghi thức tiến hành cúng giỗ tổ nghề mộc được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ
Nhóm thợ mộc cần bố trí sắp xếp người đi chợ từ sớm; để mua đầy đủ những đồ lễ vật cần thiết. Đảm bảo có thể hoàn thành sớm để bắt đầu cúng giỗ tổ.
Lễ vật được bày trên bàn gỗ nhỏ; có bài vị sơn màu đỏ và trên bài vị đề 2 chữ “tiên sư”.
Bước 2: Bày biện mâm cúng
Mâm cúng được bày biện gọn gàng, đẹp mắt, gà trống luộc được xếp cánh bắt chéo, đầu ngẩng cao đặt ở giữa mâm cúng; xôi chè, bát đũa đặt xung quanh; hoa quả, tiền vàng, hương nhang, rượu, trà, nước, muối gạo đặt ở phía đầu mâm cúng.
Bước 3: Khấn vái
Đại diện nhóm thợ mộc, thường là trưởng nhóm hoặc chủ xưởng sẽ là người đứng ra khấn vái. Người khấn vái phải là người làm lâu năm trong nghề; có uy tín, có tay nghề cao được mọi người trọng dụng, tin tưởng.
Sau khi thắp 3 nén hương, đặt nén hương trên mâm; vái 3 vái, chắp tay thành kính và bắt đầu đọc văn khấn.
Văn khấn giỗ tổ của mỗi ngành nghề sẽ khác nhau; mỗi ngành nghề sẽ có lời cảm tạ riêng đối với tổ nghề của mình. Đối với nghề thợ mộc, trưởng nhóm thợ mộc sẽ cúng tạ cảm ơn tổ nghề đã sáng tạo ra nghề; lưu truyền nghề cho con cháu để con cháu đời nay có công ăn việc làm ổn định; kiếm sống cho bản thân và nuôi gia đình, giúp ích cho xã hội.
Đồng thời, người cúng cũng khấn xin tổ nghề phù hộ cho người trong nghề được bình an vô sự; tránh được những rủi ro có thể xảy ra; có thể làm ăn thuận lợi để phát triển nghề ngày càng lớn mạnh, lưu truyền cho những thế hệ sau.
Người đứng đầu thực hiện nghi lễ cúng cần đứng gần nhất với mâm cúng.Tiếp theo là thợ chính, thợ phụ rồi mới đến những người học trò đứng phía sau. Khi thắp nhang cúng thắp nhang theo thứ tự lần lượt; từ người chủ lễ, đến người thợ chính, thợ phụ, rồi đến thợ học nghề.
Bước 4: Đợi nhang cháy hết
Trong thời gian đợi nhang cháy hết, thì anh em trong nghề mộc có thể ngồi quây quần lại với nhau; chuyện trò, chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu trong nghề. Đây cũng là một dịp quý báu giúp mọi người có thể hiểu biết về nhau nhiều hơn; và thêm yêu nghề hơn.
Bước 5: Đốt tiền vàng và hạ lễ
Sau khi nhang cháy hết, chủ lễ khấn xin được đem tiền vàng đi đốt. Sau khi đã đốt hết tiền vàng, tổ sư nghề mộc thụ lễ đã xong thì chủ lễ khấn xin để hạ lễ; phân chia lễ vật cho anh em trong nhóm thợ mộc để cùng hưởng lộc từ tổ nghề.
Lưu ý: Trong khi thực hiện nghi thức khấn vái, tất cả mọi người tham dự đều cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, sạch sẽ. Những người mới nhập môn tham gia nghi thức cúng giỗ tổ nghề coi như là lễ “ra mắt” với tổ nghề, cầu mong tổ sư phù hộ để có thể theo được nghề.
Ý nghĩa của mâm cúng giỗ tổ nghề mộc
Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc được tổ chức hàng năm; để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với người đã sáng lập, phát triển và truyền bá nghề mộc cho con cháu. Cúng giỗ tổ nghề mộc không những dành cho tổ nghề đã sáng tạo ra nghề; trong đó còn có những người đi trước đã có công lưu truyền nghề cho con cháu về sau.
Đây là truyền thống biết ơn “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam từ bao đời nay vẫn được con cháu lưu giữ và phát huy.
Ngoài việc thể hiện lòng biết ơn với ông tổ nghề thì mâm cúng giỗ tổ nghề mộc còn là lời khẩn cầu cho công việc làm ăn ngành mộc được suôn sẻ, buôn may bán đắt.
Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề mộc
Dựa trên những kinh nghiệm được đúc kết; một số lời khuyên cho người tổ chức cúng giỗ tổ nghề mộc cần lưu ý như sau:
- Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc bắt buộc phải có những thức cúng sau: 1 con gà trống luộc, 1 con heo và 1 vò rượu nếp trắng.
- Người đứng ra chủ trì và tổ chức lễ cúng cũng như thức hiện nghi thức cúng bái cần phải là người lớn tuổi nhất trong nhóm thợ. Đây là người có uy tín trong nghề, được mọi người tin tưởng, trọng dụng. Tuyệt đối không được để những người thợ mới vào nghề thực hiện lễ cúng. Bởi vì thứ nhất họ chưa hiểu hết các quy tắc và quy trình cúng tổ nghề. Thứ hai là bởi họ chưa được phép thay mặt anh em trong nhóm thợ mộc để cúng tổ nghề.
- Đối với những người mới vào nghề mộc thì lễ cúng tổ nghề còn được xem là lễ nhập môn. Trong ngày này, họ sẽ nhận một ly rượu trắng từ người thầy (cũng là người chủ trì lễ cúng) và uống cạn. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm, ý muốn theo đuổi ngành này. Người thầy cũng rót một chén rượu trắng và uống cạn để thể hiện sự chấp thuận nhận học trò và hứa hẹn sẽ tận tình chỉ dạy.
Như vậy, hy vọng với những chia sẻ về mâm cúng giỗ tổ nghề mộc trên đây, bạn đã hiểu hơn về nghi lễ tốt đẹp, tôn sư trọng đạo này. Quý khách hàng có thể tham khảo đồ cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm để sắm sửa mâm lễ cúng tổ nghề chỉn chu, tươm tất nhất.
[ giỗ tổ nghề mộc | hướng dẫn giỗ tổ nghề mộc | lễ vật cúng giỗ tổ nghề mộc | ngày giỗ tổ nghề mộc | lưu ý khi cúng giỗ tổ nghề mộc | mâm cúng giỗ tổ nghề ]