Nội Dung
Mâm cúng căn 12 tuổi bé trai, bé gái gồm những gì
Cúng căn cho bé trai, bé gái là một trong những tục lệ cổ truyền của người Việt Nam. Và độ tuổi thích hợp để tổ chức cúng căn cho các bé chính là 3,6,9 và 12 tuổi.
Thông thường, chúng ta chỉ thấy quen thuộc với những lễ cúng cho các bé như đầy tháng, thôi nôi….còn về cúng căn thì có rất ít gia đình chú ý đến. Vậy nghi lễ cúng căn cho bé trai, bé gái là như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Cúng căn cho bé trai, bé gái như thế nào.
Có thể nói cúng căn là một tục lệ có nguồn gốc từ tục lệ thờ mẫu của người Việt Nam ta. Cũng giống như tục lệ cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi cúng căn được tổ chức nhằm cảm tạ công ơn của các bà mụ. Bà mụ chính là những người đã tạo ra và chăm sóc những đứa trẻ sơ sinh trong suốt thời kỳ thai nghén cho đến lúc chào đời.
Mặc dù thủ tục cúng căn cũng giống với nghi lễ cúng đầy tháng hay thôi. Thế nhưng cúng căn lại được tổ chức vào nhiều thời điểm khác nhau, chính là khi bé được 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi. Đây đều là những mốc thời gian quan trọng đối với các bé. Theo truyền thuyết dân gian tương truyền lại cho đến bây giờ thì đây chính là những thời điểm mà tỷ lệ tử vong ở các bé rất cao. Vì vậy mà rất nhiều gia đình đã tổ chức cúng căn cho bé trai, bé gái vào những thời điểm này để cầu mong các bà mụ có thể phù hộ cho con cái mình tai qua nạn khỏi.
Tại sao cần phải cúng căn cho bé trai, bé gái
Trước đây do điều kiện cuộc sống còn khó khăn vất vả, y tế còn chưa phát triển, vì thế mà tỷ lệ tử vong ở trẻ trong thời gian tháng đầu tiên thường rất cao. Thế nên người dân mới tổ chức lễ cúng mụ cho các bé cầu mong các bà mụ bảo vệ cho trẻ được khỏe mạnh. Ngoài mốc đầu đời này ra thì khi trẻ bước vào giai đoạn 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi cũng đều là mốc quan trọng.
Để trẻ có thể vượt qua được những mốc thời gian quan trọng này, nhiều gia đình đã tổ chức một nghi thức cũng là cúng lễ cầu mong các bà mụ phù hộ cho trẻ. Và đây chính là nghi thức cúng căn cho bé trai, bé gái. Cho đến bây giờ, khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, nền y tế cũng đã có những thành tựu nhất định trong việc khám và chữa bệnh. Nhiều gia đình vẫn lưu giữ nghi thức cúng căn này cho con cái.
Lâu dần nghi thức này đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đây không chỉ một nghi thức cầu mong cho con cái khỏe mạnh mà trước tiên nghi thức này chính là một hình thức cảm ơn của gia đình gửi tới 12 bà mụ cùng bà chúa thai sanh.
Cúng căn cầu mong cho các bé khỏe mạnh
Truyền thuyết về 12 bà mụ và bà chúa thai sanh
Bà mụ là tên gọi chung của 15 vị thánh thần, trong đó bao gồm 3 bà chúa thai sanh cùng 12 bà mụ.
3 bà chúa thai sanh được gọi chung là sanh thai nương nương và cũng chính là Bích Tiêu tiên bà, Vân tiêu tiên bà và Quỳnh Tiêu tiên bà. 3 bà tiên này đã được phong thành thần và đảm nhiệm nhiệm vụ chính là tạo ra bào thai cho con người.
Còn 12 bà mụ thì lại đảm nhiệm 12 nhiệm vụ khác nhau, chăm sóc cho trẻ từ khi tạo hình cho đến khi trẻ được 1 tuổi. 12 bà mụ còn có tên gọi khác là Kim Hoa nương nương, mỗi 1 bà mụ sẽ có một nhiệm vụ riêng dạy cho trẻ sau khi ra đời biết khóc, biết cười, biết ngủ, biết đi, biết ăn, biết nói….Nhiệm vụ của 12 bà mụ được phân bổ thành từng tháng cho đến khi bé được 1 tuổi đã có thể nhận biết được hết những hoạt động cơ bản của con người. Dưới đây chính là tên của 12 bà mụ cùng nhiệm vụ của từng người:
- Bà mụ Trần Tứ Nương có nhiệm vụ coi sóc việc sinh đẻ (chú sanh)
- Bà mụ Vận Tứ Nương có nhiệm vụ coi sóc việc thai nghén (chú thai)
- Bà mụ Lâm Cửu Nương có nhiệm vụ coi sóc việc thụ thai (thủ thai)
- Bà mụ Lưu Thất Nương có nhiệm vụ xác định giới tính cho thai nhi (chú nam nữ)
- Bà mụ Lâm Nhất Nương có nhiệm vụ coi sóc việc an thai (an thai)
- Bà mụ Lý Đại Nương có nhiệm vụ coi sóc việc chuyển dạ (chuyển sanh)
- Bà mụ Hứa Đại Nương có nhiệm vụ coi sóc việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
- Bà mụ Cao Tứ Nương có nhiệm vụ coi sóc việc ở cữ (dưỡng sanh)
- Bà mụ Tăng Ngũ Nương có nhiệm vụ coi sóc việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
- Bà mụ Mã Ngũ Nương có nhiệm vụ coi sóc việc bế ẵm trẻ (tống tử)
- Bà mụ Trúc Ngũ Nương có nhiệm vụ coi sóc việc giữ trẻ (bảo tử)
- Bà mụ Nguyễn Tam Nương có nhiệm vụ giám sát quá trình sinh đẻ (giám sanh)
Trên đây là danh sách 12 bà mụ mà người Việt chúng ta thường thờ cúng. Thế nhưng theo một số sách sử ghi lại thì ở Tề Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc còn thờ phụng thêm 1 bà mụ nữa có tên là Đỗ Ngọc Nương có nhiệm vụ đỡ đẻ cho sản phụ (tiếp sanh).
Nghi thức cúng căn cho bé trai, bé gái
Lễ cúng căn cho bé trai, bé gái lần đầu tiên sẽ được tổ chức khi bé được 3 tuổi và tiếp sau đó sẽ là 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi. Nghi thức tổ chức lễ cúng căn cho các bé sẽ bao gồm các bước như sau:
Chọn ngày cúng căn cho bé trai, bé gái:
Để có thể chọn được ngày tổ chức lễ cúng căn cho các bé chúng ta phải dựa vào ngày sinh của các bé. Theo quan niệm dân gian xưa gái lùi 2, trai lùi 1 thì ngày cúng căn cho bé gái sẽ lùi lại 2 ngày sau ngày sinh của bé. Còn bé trai thì lại tổ chức lùi lại 1 ngày cho với ngày sinh.
Nếu trùng hợp ngày tổ chức cúng căn cho các bé là ngày hoàng đạo thì có thể mang đến cho các bé nhiều điều may mắn hơn, giàu sang phú quý đến cuối đời. Thậm chí, có một số gia đình cẩn thận hơn còn nhờ cả thầy phong thủy để xem xét lựa chọn ra một ngày đẹp để tổ chức cúng căn cho con. Cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với con.
Lựa chọn ngày đẹp cúng căn cho bé cầu mong mọi điều tốt đẹp đến với bé
Chuẩn bị lễ vật cúng căn cho bé trai, bé gái
Lễ vật cúng căn cho bé trai, bé gái 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi hay 12 tuổi hầu hết đều giống nhau, không có sự khác biệt gì cả. Chủ yếu vẫn là tấm lòng thành của gia chủ đối với các bà mụ là chính. Chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để dâng cúng lên các mụ, không cần lễ vật phải quá to, quan trọng phải thật thành tâm.
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng căn dâng lên các bà mụ thì gia chủ cũng cần phải chuẩn bị một mâm cúng cáo gia tiên tiền tổ. Báo cáo với các cụ, đánh dấu mốc thời gian cháu đã trưởng thành. Mâm cúng gia tiên cũng rất đơn giản, cũng chỉ bao gồm những lễ vật như xôi, gà, rượu, chè, thuốc, hoa quả, trầu cau, tiền vàng….Nếu như gia đình không có bàn thờ gia tiên, rước chân hương các cụ về thờ cúng thì vẫn phải làm mâm cúng gia tiên và cúng chung với 12 bà mụ cũng được.
Lễ vật cúng căn cho bé trai, bé gái bao gồm những gì
Về cơ bản thì mâm cúng căn cho bé trai, bé gái cũng khá giống với mâm cúng thôi nôi hay đầy tháng của các bé. Chỉ khác 1 điểm là trong mâm lễ cúng căn của các bé phải có 12 roi ngựa được làm bằng giấy mã, hay còn gọi là “bông chi”. Sau khi kết thúc nghi thức cúng căn 12 roi ngựa này sẽ được vắt lên mái nhà để làm phép.
Như vậy, mâm cúng căn cho các bé sẽ bao gồm những lễ vật như sau:
Mâm cúng 12 bà mụ:
- 12 đĩa xôi
- 12 bát chè nhỏ
- 12 miếng trầu cánh phượng
- 12 ly nước lọc
- 12 cây nên
- 12 đôi hài giấy mã
- 12 bộ quần áo bà mụ đẹp
Mâm cúng bà chúa thai sanh
- 1 con gà luộc hoặc vịt luộc
- 1 đĩa xôi lớn
- 1 bát chè lớn
- 1 lọ hoa tươi
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 3 miếng trầu cánh phượng
- 3 ly trà
- 3 ly rượu
- 1 đôi hài giấy
- 1 bộ quần áo giấy
- 1 bộ cúng giấy mụ
Mâm cúng căn đầy đủ lễ vật cần thiết
Cách bày mâm cúng lễ cúng căn cho bé trai, bé gái
Mâm lễ cúng căn cho bé trai, bé gái sẽ được chuẩn bị chia thành 2 mâm khác nhau. 1 mâm dâng cúng 12 bà mụ và 1 mâm dâng cúng bà chúa thai sanh. Mâm cúng sẽ được đặt ở trước cửa nhà, nơi thoáng đãng và có thể lấy được nhiều ánh sáng nhất ở trong nhà. Còn mâm cúng gia tiên sẽ được đặt ở trên bàn thờ gia tiên hoặc cũng có thể đặt chung với mâm cúng căn, thế nhưng phải được đặt trên bàn thấp hơn mâm cúng căn một chút.
Cũng có rất nhiều gia đình tổ chức kết hợp lễ cúng căn cho bé với lễ mừng sinh nhật, thế nên bàn lễ sẽ được bày thêm bánh kẹo cùng bánh kem sẽ khiến cho mâm lễ càng trở nên long trọng hơn.
Có thể tổ chức sinh nhật cùng nghi lễ cúng căn cho bé
Có thể đặt mâm cúng căn cho bé trai, bé gái đầy đủ ở đâu
Nếu các bạn quá bận với công việc và không thể chuẩn bị mâm cúng căn cho bé trai, bé gái nhà mình một cách đầy đủ và chu đáo. Hãy liên hệ ngay với Đồ Cúng Nhân Tâm để được hỗ trợ nhiệt tình. Tại đây chúng tôi chuyên cung cấp đồ lễ phục vụ đầy đủ cho tất cả các nghi thức cúng lễ truyền thống của người Việt Nam.
Đến với chúng tôi các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sự chuyên nghiệp cũng như sự tận tâm của mỗi nhân viên đối với khách hàng. Chúc các bạn mọi điều may mắn.