Nghi lễ cúng đổ mái nhà là một nghi lễ cúng quan trọng và rất phổ biến với người dân Việt Nam. Đây là nghi lễ mà hầu hết gia đình nào cũng sẽ trải qua 1 lần trong đời. Trong bài viết này của Thấy Là Thích sẽ giới thiệu về nghi lễ cúng này.
Có thể nói việc làm nhà là một việc vô cùng quan trọng. Vì vậy nên khi xây một ngôi nhà mọi người thường xem ngày tốt, giờ tốt để tổ chức nghi lễ cúng đổ mái nhà. Khi kết thúc mỗi giai đoạn; từ khởi công cho đến đến khi hoàn thiện; mọi người thường thực hiện một nghi lễ cúng khác nhau, trong đó có lễ đổ mái.
Nghi lễ cúng đổ mái nhà ở tại nhiều vùng miền trong cả nước còn được biết đến với cái tên khác là lễ thượng lương nhà hoặc là nghi lễ gác đòn dông. Đây là nghi lễ cúng để nhằm báo cáo với Thổ Công; cũng như Tổ tiên về công việc xây dựng nhà mà gia chủ thực hiện đã hoàn tất.
Lễ cúng đổ mái nhà là một phần không thể thiếu, không thể không thực hiện. Do vậy nên cần chuẩn bị lễ vật, ngày giờ để tổ chức nghi lễ cúng thật chu đáo. Mặc dù nghi lễ cúng này rất quan trọng và phổ biến nhưng không phải người nào cũng biết về thủ tục đổ mái nhà. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách sắm lễ đổ mái nhà sao cho phù hợp với văn hóa, phong tục truyền thống của dân tộc.
Nội Dung
Ý nghĩa của nghi lễ cúng đổ mái nhà
Nhiều người vẫn còn băn khoăn với câu hỏi đổ mái nhà có phải thực hiện nghi lễ cúng không? Đổ mái nhà ở thì có cần thiết phải tổ chức nghi lễ cúng hay không… Câu trả lời cho những băn khoăn này là có. Nghi lễ cúng đổ mái nhà nói chung hay nghi lễ đổ mái nhà cho tầng 1, tầng 2… rất quan trọng. Nghi lễ này nhằm cầu cho quá trình xây dựng nhà ở được diễn ra thuận lợi. Gia đình gia chủ sẽ gặp may mắn, bình an cùng với nhiều điều tốt lành.
Với các công trình như nhà ở, căn hộ chung cư thì chủ đầu tư sẽ tổ chức làm bài cúng, văn khấn cho nghi lễ đổ mái nhà. Với hi vọng quá trình thi công sẽ diễn ra tốt đẹp, khách hàng sẽ được sống ở đâu an toàn, ổn định và phát tài lộc. Vì vậy, nghi lễ cúng đổ mái nhà rất được các chủ đầu tư chú trọng và quan tâm.
Theo truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt Nam, việc chuẩn bị; cũng như thực hiện nghi lễ cúng đổ mái nhà là một phần không thể thiếu. Dù thời thế có những thay đổi, xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhiều nghi lễ cúng trong quá trình xây dựng nhà ở dần không còn được tổ chức thực hiện nữa. Tuy nhiên, nghi lễ đổ mái nhà vẫn được gìn giữ và phát huy, là một nghi lễ cúng bắt buộc.

Chuẩn bị lễ vật để cúng cất nóc nhà
Bên cạnh việc xem và chọn ngày đổ mái nhà hợp tuổi, chọn giờ đẹp để đổ mái, thì gia chủ còn cần phải chú ý đến chuẩn bị những lễ vật cúng cơ bản để làm lễ gác đòn dông. Việc sắm lễ vật cho nghi lễ đổ mái nhà rất quan trọng do đó không thể thiếu.
Lễ vật cúng đổ mái nhà có thể không cần phải chuẩn bị mâm cao cỗ đầy. Tuy nhiên đồ cúng nghi lễ đổ mái nhà phải đầy đủ những lễ vật cơ bản, chỉn chu, tươm tất. Và quan trọng là phải thể hiện sự thành tâm của gia đình gia chủ. Vậy nghi lễ đổ mái nhà phải chuẩn bị những gì? Cách để chuẩn bị một mâm đồ cúng mái nhà ra sao? Những thông tin cơ bản của chúng tôi dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp những thắc mắc.
Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia về mặt tâm linh; cũng như những người đi trước có kinh nghiệm trong cúng bái thì mâm lễ cúng đổ mái nhà cần chuẩn bị:
- 1 con gà trống luộc nguyên con;
- 1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc;
- 1 chiếc bánh chưng cùng với đường hoặc mật;
- 1 đĩa gạo tẻ trắng;
- 1 chai nước suối;
- 1 chai rượu nếp;
- 1 bao thuốc lá;
- 1 ấm chè xanh;
- 1 bộ quần áo dành riêng cho Quan Thần Linh cùng với mũ, giày và màu đỏ, kiếm trắng;
- 1 bộ vàng mã hoa;
- 5 cọc tiền âm;
- 1 đĩa gồm năm lá trầu và năm quả cau;
- 1 đĩa quả gồm 5 loại quả khác nhau, có màu sắc khác nhau tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau. Chọn quả đang tươi và nguyên vẹn;
- 1 lọ hoa cúc kim cương, với 5 màu khác nhau, chọn hoa đang tươi và không bị héo úa;
Lễ vật cúng nghi lễ đổ mái nhà tùy thuộc mỗi gia đình, văn hóa của từng vùng miền. Họ sẽ bổ sung thêm hoặc bớt đi, thay thế bằng những thứ khác. Tuy nhiên nhìn chung thì cơ bản đồ lễ cúng nghi lễ đổ mái nhà sẽ có lễ vật mặn và chay. Gia chủ không cần thiết phải chuẩn bị quá nhiều và quá cầu kỳ về lễ vật. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn những lễ vật cúng đổ móng nhà sao cho cẩn thận.
Những lưu ý khi cúng đổ mái nhà
Lựa chọn ngày và giờ tốt để thực hiện nghi lễ đổ mái nhà
Đổ mái nhà có cần phải xem, chọn ngày không, xem ngày đổ mái nhà có thực sự cần thiết và quan trọng không… đó là những câu hỏi mà khá nhiều người vẫn đang còn thắc mắc. Theo chia sẻ của một số chuyên gia về lĩnh vực phong thủy; cũng như những người có kinh nghiệm thì việc xem ngày tốt để đổ mái nhà là điều rất cần thiết mà gia chủ nên làm.
Vì theo quan niệm văn hóa tâm linh của người Việt Nam; nếu ngày đổ móng nhà đẹp thì công việc tiếp theo của gia đình gia chủ sẽ được thuận lợi.
Do đó, trước khi tiến hành tổ chức nghi lễ cúng đổ mái nhà; gia chủ cần xem ngày đổ mái nhà hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ. Làm như vậy để những công việc tiếp theo của quá trình xây nhà; cuộc sống và công việc của gia đình gia chủ về sau sẽ được thuận lợi; đều được bình an, đầu xuôi đuôi lọt và tránh điều không tốt.
Cũng giống như cách xem ngày giờ tốt để tiến hành khởi công xây nhà hay cúng động thổ. Gia chủ khi xem ngày để đổ mái nhà cũng nên chọn ngày hợp với tuổi và mệnh. Tuyệt đối không chọn những ngày đổ mái nhà xung khắc với tuổi và mệnh của gia chủ. Nếu không có kinh nghiệm để chọn ngày tốt để đổ mái thì có thể tìm các thầy phong thủy.
Chuẩn bị lễ vật đầy đủ
Không chỉ có nghi lễ cúng đổ mái nhà mà hầu hết tất cả những nghi lễ cúng khác; cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật trước khi vào thực hiện việc cúng bái. Dù là nghi lễ cúng đó phải chuẩn bị nhiều hay ít lễ vật gia chủ cũng nên chuẩn bị đầy đủ trước.
Việc chuẩn bị không đầy đủ làm thiếu lễ vật hoặc vừa cúng bái vừa chuẩn bị sẽ làm mất đi tính trang nghiêm, linh thiêng của nghi lễ cúng. Gia chủ nên tìm hiểu về nghi lễ cúng, những lễ vật. Những lưu ý đối với nghi lễ cúng để móng nhà để có sự chủ động. Trường hợp không tự chuẩn bị được; gia chủ có thể tìm hiểu về các đơn vị cung cấp dịch vụ đồ cúng uy tín.
Chuẩn bị bài văn khấn
Bài văn khấn là một yếu tố quan trọng. Không chỉ đối với nghi lễ cúng đổ mái nhà mà quan trọng đối với tất cả nghi lễ cúng khác. Bài văn khấn thể hiện rõ những thông tin về gia đình gia chủ; những thông tin về ngôi nhà đang được xây dựng và những mong muốn của gia chủ đối với những vị thần linh Thổ Địa. Bài văn khấn có thể được viết rõ ra giấy để đọc lúc thực hiện nghi lễ; và không cần thiết đối với những người đã có kinh nghiệm dày dặn. Gia chủ có thể tự thực hiện nghi lễ cúng bái, là người cắm hương và đọc văn khấn; hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của những thầy phong thủy. Tuy nhiên, gia chủ vẫn nên chủ động chuẩn bị trước về văn khấn.
Đặt mâm cúng đổ mái nhà ở đâu?
Hiện nay, nhu cầu về dịch vụ cung cấp mâm cúng ngày càng nhiều đời sống ngày càng được nâng cao; nhiều gia đình không có thời gian để tự tay chuẩn bị mâm lễ vật cúng. Do đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ ra đời ngày càng nhiều và thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Ưu điểm nổi bật của dịch vụ cung cấp mâm cúng giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian. Gia chủ chỉ cần nêu yêu cầu của mình, số lượng thì các đơn vị sẽ chuẩn bị đầy đủ; với tiêu chí đẹp và chất lượng, đầy đủ ý nghĩa lễ vật. Tuy nhiên, dù là gia chủ tự tay làm lễ vật hay đặt cho các đơn vị cung cấp mâm cúng. Điều quan trọng nhất vẫn phải là xuất phát từ sự thành tâm và thành kính. Nhiều người cho rằng, chỉ cần cúng lễ vật càng cao sang thì các vị thần linh sẽ phù hộ càng nhiều. Tuy nhiên việc tâm linh quan trọng nhất lại là thành tâm.
Hiện nay do nhu cầu ngày càng cao nên các đơn vị cung cấp mâm cúng cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Do đó một số cơ sở chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua yếu tố thành tâm và chất lượng. Bài viết này chúng tôi cũng sẽ giới thiệu cho mọi người dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng Nhân Tâm.