Đưa ông táo về trời ngày mấy 2023 và chuẩn bị lễ vật gì?

Đưa Ông Táo về trời trong năm 2023 là ngày mấy? Chuẩn bị lễ vật cần có những gì? Nếu vẫn chưa có được câu trả lời cho mình, tham khảo bài viết sau để hiểu rõ.

cung dua ong tao ve troi - Đưa ông táo về trời ngày mấy 2023 và chuẩn bị lễ vật gì?
cúng đưa ông táo về trời

Theo truyền thống dân gian Việt Nam, cứ vào thời điểm cuối năm, các gia đình lại tất bật chuẩn bị cho Tết Ông Công Ông Táo. Vậy bạn đã biết cúng đưa Ông Táo năm 2023 về trời ngày mấy chưa? Hãy để Thấy Là Thích cung cấp thông tin mới nhất đến các bạn thông qua bài viết sau.

Tìm hiểu thêm:

Cúng Ông Công Ông Táo ngày mấy?

Lễ cúng Ông Công Ông Táo thường được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhưng nhiều nơi người dân quan niệm lễ cúng phải diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Chính vì vậy, nhiều gia đình đã cúng từ ngày 22 để kịp giờ cho Ông Táo về Thiên Đình.

Ngày lễ cúng Ông Công Ông Táo trong năm 2023 rơi vào mùng 23/12/2022 theo âm lịch, tức thứ … ngày ../…/2023 theo dương lịch. Cúng Ông Công Ông Táo là phong tục truyền thống của người dân ta để cầu chúc cho năm mới ấm no và hạnh phúc mà bất kỳ gia đình nào cũng cần thực hiện.

Sự tích Ông Công Ông Táo

Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng hiện được người Việt chuyển hóa thành sự tích 2 ông 1 bà là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc.

Theo sự tích của người Việt, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy vợ chồng lấy nhau lâu, tình cảm mặn nồng nhưng không có con. Do đó, Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát với vợ. Một ngày nọ, cả 2 tranh cãi và Cao đánh Thị Nhi rồi đuổi vợ đi. Nhi bỏ nhà đi, lang thang đến xứ khác và gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau nên 2 người kết duyên vợ chồng.

Còn về Trọng Cao, sau khi nguôi giận và quá ân hận, anh đã đi tìm vợ nhưng không thấy vợ đâu. Ngày qua tháng nọ, Trọng Cao cứ mãi đi tìm vợ, hết gạo hết tiền, anh phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, Cao tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi. Nàng mời anh vào nhà, nấu cơm mời anh ăn. 

>>  Cúng máy móc mới mua như thế nào? Chuẩn bị những lễ vật gì?

Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về, Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. Chẳng may, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao vào cứu Trọng Cao ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ nên cũng nhảy theo. Cuối cùng cả 3 người đều chết chất trong đám lửa.

Thượng đế thương tình cả 3 người sống có tình nghĩa nên phong cho làm vua bếp, hay còn được gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công có nhiệm vụ trong coi bếp núc, người chồng cũ là Thổ Địa chuyên cai quản các việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ có nhiệm vụ trông coi việc chợ búa.

Lễ vật cúng Ông Công Ông Táo

Mâm lễ vật đầy đủ sẽ thể hiện mong muốn 1 năm mới sung túc của gia đình với những món chính như sau:

Mâm cỗ mặn

  • 1 con gà luộc
  • Thịt luộc
  • Bánh chưng
  • Xôi
  • Muối, gạo
  • Món xào

Mâm cỗ ngọt

  • Chè
  • Mâm ngũ quả
  • Trà, rượu
  • Trầu cau

Ngoài ra, để các Ông Công Ông Táo có phương tiện về chầu trời. Ở miền Bắc còn cúng thêm 1 hoặc 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý Cá hóa Rồng và đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó được phóng sinh khi lễ cúng kết thúc.

Người dân Việt Nam ta tin rằng, Cá chép hóa Rồng là biểu tượng của sự an lành, sung túc và thịnh vượng. Về đường công danh, Cá chép hóa Rồng cũng thể hiện cho sự thăng tiến và may mắn.

Do đó, ông Táo cưỡi cá chép còn thể hiện mong ước của nhân dân về sự thay đổi, những điều tốt đẹp. Đó là mơ ước ngàn đời của con người, tất cả các truyện dân gian tốt đẹp đều được lên trời. Dân gian tin rằng cưỡi cá chép thì mọi chuyện mới thăng hoa, thăng tiến được.

Còn ở miền Trung người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Ý nghĩa của lễ cúng Ông Công Ông Táo

Ông Táo là vị thần cai quản mọi hoạt động trong gia đình mỗi người. Ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia đình. Bên cạnh đó, ông còn sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình. Chính vì vậy, tục cúng Ông Táo mang lại ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ.

Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao…thả. 

>>  Mừng tân gia có cần cúng không? - Giải đáp thắc mắc

Bởi ngụ ý “cá vượt Vũ môn” hay Cá chép hóa Rồng. Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Ý nghĩa của những lễ vật để cúng Ông Công Ông Táo

Mũ giấy Ông Công Ông Táo

Lễ vật không thể thiếu để tiễn Ông Công Ông Táo về trời chính là ba chiếc mũ gồm 2 chiếc có cánh chuồn cho 2 ông Táo và 1 chiếc không có cánh chuồn cho bà Táo. Màu sắc của mũ áo thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những món đồ này sẽ được đốt sau khi lễ cúng kết thúc.

Cá chép

Việc cúng cá chép không chỉ thể hiện sự trang trọng đối với người coi sóc cho gia đình trong suốt một năm qua hay hy vọng thành công may mắn với tích Cá chép hóa Rồng mà còn mang ý nghĩa nhân đạo cầu mong sự sống nảy mầm sinh sôi.

Trái cây và vàng mã

Ngoài bộ quần áo, giấy vàng mã để hóa cho ông Táo làm lệ phí đi đường.

Muối

Muối là thứ tượng trưng cho sự may mắn và được đặt trên mâm cúng.

Những lưu ý khi cúng Ông Công Ông Táo

Khi cúng Ông Công Ông Táo, ngoài sự thành tâm, gia đình cũng cần chú ý một số chi tiết sau để mọi việc được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ:

Thời gian làm lễ cúng

Nếu trước đây, vào đúng 12h ngày 23 tháng Chạp là thời gian thích hợp để cúng Ông Công Ông Táo. Thì bây giờ, từ ngày 21 đến trước 12h ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng. Khi nhang cháy tầm ⅔ là có thể đốt giấy vàng mã và phóng sinh cá chép.

Lau dọn bàn thờ

Trong 1 năm, các gia đình thường ít khi động đến bàn thờ vì điều đó không tốt về mặt tâm linh. Chính vì vậy, vào ngày 23 tháng Chạp, nhân dịp Ông Công Ông Táo về trời, mọi người cần dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, tỉa chân nhang, lau chùi cẩn thận để đón năm mới.

Tùy theo phong tục của từng địa phương, có nơi đổ tro cũ trong bát hương để thay tro mới. Nhưng cũng có những nơi chỉ tỉa chân nhang, còn lại mọi thứ sẽ được giữ nguyên.

Chuẩn bị mâm cúng

Mâm lễ vật không cần quá cầu kỳ. Tùy thuộc vào điều kiện tài chính của từng gia đình để chuẩn bị lễ vật là hợp lý nhất. Các gia đình có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc mặn tùy ý. Lễ vật cúng cần chuẩn bị đủ 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị cùng 1 con ngựa hoặc 3 con cá chép, tiền vàng mã. Những món đồ này sẽ được đốt để gửi cho 3 vị sử dụng khi về Thiên Đình.

>>  Cách thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam

Thả cá

Phóng sinh đúng cách cũng mang ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên, khi thả không nên thả từ trên cao hoặc ném cá xuống nước. Vì như vậy cá sẽ chết. Người thả nên từ từ nghiêng miệng túi nilon hoặc thau, chậu đựng cá xuống nước để cá tự bơi ra. Ngoài ra còn có thể đặt cá vào vòng bàn tay và thả nhẹ nhàng xuống nước. 

Không nên để cá trong túi nilon và ném thẳng xuống sông, hồ hoặc bất kỳ nơi nào có thể thả cá. Vì như vậy sẽ làm cá chết cũng như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đặt mâm cỗ cúng Ông Công Táo được không?

Thời điểm cuối năm là lúc mà các gia đình vô cùng bận rộn để chuẩn bị cho năm mới. Chính vì vậy, để tự mình chuẩn bị mâm cỗ cho thật tươm tất xem ra là điều vô cùng khó khăn. Chưa kể, với nhiều người, họ còn không biết cách phải chuẩn bị mâm cỗ cúng sao cho đúng nghi thức và đảm bảo thơm ngon.

Nếu không biết cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo sao cho tươm tất. Các gia đình có thể nhờ đến dịch vụ chuẩn bị mâm cúng chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Đây là những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm và sẽ giúp được gia đình bạn có 1 mâm lễ vật thịnh soạn. 

Tiêu chí để chọn những đơn vị chất lượng sẽ là:

  • Có kiến thức về lễ cúng Ông Công Ông Táo và các nghi thức truyền thống của người Việt
  • Có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị lễ vật cho các sự kiện lớn nhỏ khác nhau.
  • Chuẩn bị đầy đủ các món lễ vật cần thiết để buổi cúng được diễn ra thuận lợi
  • Tiếp nhận ý kiến từ phía khách hàng về các món lễ vật cũng như tư vấn gói dịch vụ phù hợp.
  • Dành tặng các chương trình ưu đãi hấp dẫn khi khách hàng đặt mâm lễ với số lượng lớn

Dịch vụ đặt mâm cúng đưa Ông Táo về trời chất lượng

Từ khi thành lập cho đến nay trong lĩnh vực cung cấp lễ vật, Đồ Cúng Nhân Tâm nhận được không ít đánh giá tích cực từ phía khách hàng trên khắp cả nước. Đó cũng là động lực để công ty chúng tôi tiếp tục phát triển trong khoảng thời gian tới. Nhằm đảm bảo cung cấp cho quý khách hàng những món lễ vật chất lượng nhất.

Khi đến với dịch vụ của Đồ Cúng Nhân Tâm, quý khách hàng sẽ chắc chắn nhận được:

  • Mâm lễ vật được chế biến thơm ngon từ nguồn nguyên liệu thượng hạng
  • Không sử dụng thực phẩm cũ, ôi thiu hoặc có chứa chất độc hại để làm lễ vật cúng
  • Hỗ trợ giao mâm lễ tận nơi và đúng hẹn
  • Cung cấp dịch vụ với nhiều mức giá khác nhau để khách hàng có nhiều sự lựa chọn

Với những chia sẻ trên, mong rằng quý khách hàng đã biết cúng đưa Ông Công Ông Táo về trời vào thời điểm nào. Cũng như đâu là đơn vị đặt đồ cúng với các gói dịch vụ có chi phí phải chăng nhất. Nếu có nhu cầu đặt dịch vụ cho những dịp lễ quan trọng sắp tới. Vui lòng liên hệ Đồ Cúng Nhân Tâm để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ.