Đốt mã rằm tháng 7 vào ngày nào

Tháng 7 theo phong tục dân gian thì các gia đình đều tổ chức lễ cúng; nhằm báo hiếu cũng như cầu siêu cho những vong linh đã khuất. Vậy đốt mã rằm tháng 7 vào ngày nào?

dot ma ram thang 7 vao ngay nao - Đốt mã rằm tháng 7 vào ngày nào
đốt mã rằm tháng 7 vào ngày nào

Vào dịp rằm tháng 7, có không ít gia chủ mua vàng mã dùng để cúng cho gia tiên tiền tổ; cúng cầu siêu, xá tội cho các cô hồn, dã quỷ. Tuy nhiên, không phải người nào cũng biết cách đốt vàng mã cho đúng để gửi được tới cho các vong linh đã khuất trong dịp rằm tháng 7 hằng năm. 

Tìm hiểu thêm:

ĐẶT MÂM CÚNG TRỌN GÓI

Nguồn gốc, ý nghĩa của đốt mã rằm tháng 7

Nhiều nơi người ta quan niệm rằm tháng 7 chính là tháng cô hồn và có nguồn gốc từ Đạo giáo của đất nước Trung Quốc. Người dân Trung Quốc quan niệm rằn tháng cô hồn được bắt đầu từ ngày 2/7 theo lịch âm, ngày này chính là ngày mà Diêm Vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để những vong linh, cô hồn trở về với dương gian. Cho đến đúng đêm 15/7 âm lịch thì cánh cửa Quỷ Môn Quan sẽ đóng lại. 

cung co hon ram thang 7 - Đốt mã rằm tháng 7 vào ngày nào
CÚNG CÔ HỒN RẰM THÁNG 7 | CÚNG CÔ HỒN THÁNG 7 VÀO NGÀY NÀO

Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này thì các gia đình trên trần nên cúng cháo loãng, gạo, muối;… để những vong linh, cô hồn đói khát không thể làm phiền và quấy nhiễu cuộc sống của gia đình. Tín niệm này đã và đang có mặt tại rất nhiều nơi trên khắp thế giới; và tồn tại dưới mọi hình thức khác nhau. Riêng đối với đất nước Việt Nam, văn hóa thờ cúng tâm linh chịu ảnh hưởng rất lớn; bởi tập tục này từ văn hóa dân gian của đất nước Trung Quốc.

Thế nhưng, đối với Phật giáo thì sẽ không có tín niệm này. Tháng 7 được Phật Giáo cho rằng đây là dịp để thế hệ con cháu báo hiếu và được gọi là ngày lễ Vu Lan và ngày lễ xá tội vong nhân. Bởi nhờ có ơn của Đức Phật mà tất cả các cô hồn, vong linh bị đày đọa trong chốn khổ đau; nơi cõi âm sẽ được tế bạt và siêu thoát. Khi Phật giáo du nhập vào đất nước; chúng ta thì thế hệ cha ông ta đã kết hợp cùng với lễ đạo hiếu để tổ chức thành ngày lễ báo hiếu cho gia tiên tiền tổ.

>>  Cách chiên chả giò bằng nồi chiên không dầu Philips - Hướng dẫn chi tiết và mẹo nhỏ

Trong quan niệm của Phật giáo đất nước ta thì không có tháng cô hồn; mà tháng 7 là mùa báo hiếu, tri ân và các gia đình cúng Rằm tháng 7 theo tinh thần của giáo Phật đó là yêu thương muôn loài. Do vậy khi cúng rằm tháng 7, người ta thường cúng cả những cô hồn, vong linh không con cháu hương hỏa; nhưng bên cạnh đó cũng có những điều kiêng kị nhất định không nên thực hiện vào tháng 7.

Trong cúng rằm tháng 7 thì với quan niệm “trần sao thì âm vậy”; nên người dân tin tưởng rằng tháng 7 âm lịch là dịp mà Diêm Vương mở cửa ngũ môn; nên có rất nhiều gia đình vẫn giữ thói quen đốt tiền và vàng mã với mong muốn rằng người chết sẽ có cuộc sống đủ đầy hơn ở thế giới bên kia.

Vào thời xưa thì vàng mã được tự gia đình cắt theo những hình hài đẹp mắt thành áo, quần và đồ dùng để thể hiện tấm lòng thành; và thực hiện tâm nguyện của người sống. Ngày nay, vì bận rộn với công việc nên nhiều gia đình đã mua trọn gói đồ vàng mã; được cắt sẵn bằng loại giấy mỏng để kết thúc lễ cúng thì sẽ hóa vàng, gửi cho người âm.

Đốt vàng mã rằm tháng 7 vào ngày nào?

Theo tín ngưỡng dân gian của Việt Nam, người dân cho rằng, tháng 7 Âm lịch chính là thời điểm mà Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan (hay còn gọi là cửa địa ngục) để cho ma quỷ được tự do đi về với dương thế. Chính vì thế mà vào dịp rằm tháng 7, rất nhiều gia đình chuẩn bị đầy đủ mâm cơm cúng; để tưởng nhớ và biết ơn tới người thân đã khuất và làm lễ cúng cho những linh hồn, quỷ đói chưa được siêu thoát; không nơi thờ cúng. Để gửi đồ dùng cho gia tiên và chúng sinh trong ngày rằm này người ta sẽ đốt vàng mã.

Có một điều rất đặc biệt so với lễ cúng rằm thông thường khác đó là lễ cúng rằm tháng 7 lại không được tổ chức đúng ngày 15/7 âm lịch mà sẽ được cúng vào dịp rằm tháng 7 trong khoảng thời gian từ ngày 2/7 cho đến ngày 14/7 âm lịch.

>>  Cúng cô hồn đốt mấy cây nhang mới đúng

Dân gian cũng quan niệm là lễ cúng rằm tháng 7 âm lịch không nhất thiết sẽ phải chọn được ngày đẹp. Chỉ cần cúng trước ngày 15/7 âm lịch là được.

Theo ông cha ta thì các gia đình nên tổ chức lễ Vu Lan cầu siêu và báo hiếu gia tiên tiền tổ vào ban ngày. Đối với lễ cúng chúng sinh hay cô hồn thì nên được tổ chức diễn ra vào buổi chiều tối; khi đã tắt nắng là tốt nhất. Cô hồn, dã quỷ thường sợ ánh sáng nên gia đình chọn vào lúc tắt nắng thì âm khí lên cao; cô hồn, dã quỷ sẽ tìm đến được để nhận đồ mà người trần cúng bái. 

Như vậy, việc đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 vào ngày nào phụ thuộc vào việc gia đình chọn cúng rằm tháng 7 khi nào. Thời điểm đốt vàng mã là sau khi kết thúc lễ cúng. Việc đốt vàng mã được thực hiện theo thứ tự. Gia đình cần hóa đồ cho gia tiên xong hết thì mới hóa đồ cho chúng sinh sau. Và việc đốt vàng mã được thực hiện ở bên ngoài nhà. ở ngoài sân. 

Chuẩn bị vàng mã rằm tháng 7

Theo như quan niệm của dân gian, con người sau khi chết đi; thì sẽ tồn tại ở một thế giới nhất định nào đó. Vì thế xuất hiện tư duy của nhiều người là “trần sao, âm vậy”. Điều này nghĩa là con người khi sống và chết đều có nhu cầu giống nhau. Vì quan niệm này mà phong tục đốt tiền và vàng mã được thực hiện. Với mong muốn những người thân của gia đình khi chết đi cũng có được sống một cuộc sống nơi cõi âm đủ đầy.

Đồ vàng mã đều được làm nhỏ nhỏ xinh xinh. Lễ vàng mã gồm các loại tiền âm phủ và quần áo cùng đồ dùng thiết yếu như mũ, quần áo, hài, trang sức, nhà cửa, xe,… Mặt khác, số lượng là bao nhiêu đều được quy định rất cụ thể. Tuy nhiên, trong lễ cúng gia tiên; chỉ có khi người thân đã khuất; mà bốc mộ chuyển về nhà mới thì mới hóa nhà gửi cho họ.

Đốt vàng mã thực chất cũng là một trong những phong tục truyền thống. Vàng mã thực chất là những loại giấy tiền được in các bài kinh văn siêu độ. Trong lễ cúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm gia chủ sẽ hóa vàng mã cho người đã khuất.

>>  Cách làm món gà hấp lá chanh ngon ngất ngây

Đốt mã dịp rằm tháng 7 đúng cách như thế nào?

Trong rằm tháng 7 âm lịch, người dân Việt thường có tục lệ cúng lễ gia tiên và cô hồn. Nhằm ý nghĩa để tưởng nhớ tới công ơn trời biển của gia tiên; và cầu siêu cho các vong hồn. 

Trong dịp này, các gia đình tổ chức lễ cúng rằm đều chuẩn bị đồ cúng thật tươm tất. Đặc biệt là các loại vàng mã, quần áo cho người khuất. Với mong muốn để họ được hưởng cuộc sống đầy đủ và sung túc hơn.

Khi đốt vàng mã trong lễ cúng rằm tháng 7, thì gia đình nên chậm rãi, từ tốn; vừa đốt và vừa gọi tên của người đã mất. Không được đốt quá nhanh chỉ trong một lần.

Ngoài ra, theo như quan niệm từ nhiều đời xưa truyền lại; khi hóa vàng xong thì người ta thường vẩy vào đó vài giọt rượu cúng. Bởi vì tục thờ cúng cho rằng; chỉ có làm như thế thì mới thiêng. Nhiều nhà còn cúng cả mía thì nên đem 2 cây mía cúng ra hơ trên đống tàn hóa vàng.

Cúng hóa vàng nên được thực hiện ở ngoài sân hay ở một góc vườn đảm bảo sạch sẽ. Khi gần hết 1 tuần hương nhang thì gia đình cần bắt đầu hóa tiền vàng. Mỗi lễ vàng tiền cần phải được hóa riêng từ bậc bề trên xuống. Và cuối cùng là đồ hóa vàng chúng sinh.

Vật dụng đem đốt cho ai thì nên ghi rõ họ tên của người nhận; không dùng từ “chết” mà nên sử dụng cụm từ “đại nạn” vào năm nào. Khi hóa vàng, gia chủ cũng không được sử dụng “cây khấn” vào đống hóa đang đốt sẽ làm cho nát hết phần tro. Điều quan trọng là gia chủ càng không nên sử dụng nước dội thẳng vào để dập tắt lửa.

Việc đốt vàng mã rằm tháng 7 là một chi tiết rất quan trọng trong lễ cúng rằm tháng 7 hằng năm. Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ biết nên đốt mã vào lúc nào; và đốt như thế nào để chuẩn tâm linh và để cho người âm nhận được. Để đảm bảo lễ cúng đạt được ý nghĩa vốn có của nó, gia chủ nên lựa chọn dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm, tại đây có bán các mâm cúng, cỗ cúng, đồ lễ cúng và các dịch vụ trọn gói theo yêu cầu.

[ đốt mã rằm tháng 7 vào ngày nào | mâm lễ cúng cô hồn tháng 7 | bài văn khấn thần linh rằm tháng bảy | bài cúng chúng sinh ngoài trời ]