Dịch vụ đặt mâm lễ cúng rằm trung thu tháng 8 chuyên nghiệp

Tìm hiểu về nguồn gốc ra đời, ý nghĩa và những tên gọi của ngày cúng rằm tháng 8. Giới thiệu đến bạn dịch vụ đặt mâm cúng chất lượng và uy tín nhất.

tet trung thu cho tre 1200x800 - Dịch vụ đặt mâm lễ cúng rằm trung thu tháng 8 chuyên nghiệp
Mâm lễ cúng rằm tháng 8

Rằm tháng 8 Âm lịch hay còn gọi là Tết Trung Thu trở thành một dịp ý nghĩa trong năm. Vào ngày này, nhiều hoạt động được diễn ra dành cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ; cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Và một mâm cúng đầy đủ, trọn vẹn để dâng lên thần linh, gia tiên là điều không thể thiếu. Hãy cùng Thấy Là Thích xem mâm lễ trong ngày rằm tháng 8 gồm những lễ vật gì nhé.

Tìm hiểu thêm:

Nguồn gốc của ngày cúng rằm tháng 8 tại Việt Nam

Rằm tháng 8 hay còn gọi là Tết Trung thu ở Việt Nam, tồn tại từ bao đời nay. Người đời truyền cho nhau nghe về sự tích ngày đặc biệt này, liên quan đến chú Cuội và chị Hằng.

Truyện kể rằng, nàng tiên Hằng Nga vì yêu trẻ nên muốn giáng trần nhưng không được phép. Vào 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh; Hằng Nga đã xuống nhân gian để học cách làm món bánh ngon. Ở đó, nàng gặp được Cuội – Người nổi danh với tài nói dối. Hằng Nga nghe Cuội chỉ dạy là đem mọi thứ nguyên liệu trộn lại với nhau rồi đem nướng lên. Món bánh sẽ trở nên thơm ngon và khiến trẻ em yêu thích.

Lúc trở về cung trăng, Cuội lưu luyến không muốn nàng rời đi nên đã nắm giữ lấy nàng. Nàng đã kéo theo cả chú Cuội lẫn cây đa đầu làng lên cung trăng. Chú Cuội ngồi ở gốc đa ngắm trẻ con vui đùa nhưng lại nhớ nhà và buồn bã.

Bánh của Hằng Nga được chọn, lấy tên là Trung thu. Và nàng xin Ngọc Hoàng cho phép cùng Cuội xuống nhân gian chơi với các bạn nhỏ vào ngày này. Đó chính là nguồn gốc của việc ra đời ngày Tết Trung thu; trở thành một dịp đặc biệt đối với các bạn nhỏ.

Mỗi năm tới ngày này, mặt trăng tỏa sáng lung linh, mọi người cũng tổ chức đêm hội trăng rằm. Các hoạt động như múa lân, múa sư tử, làm thơ, phá cỗ rước đèn trong đêm rất nhộn nhịp và tràn ngập không khí vui tươi.

>>  Trầu cau cúng thôi nôi - Lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng quan trọng này

Theo sử sách, ngày Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời Lý. Được tổ chức ở kinh thành với các tiết mục múa rối, đua thuyền, rước đèn,… Cho đến ngày nay, thế hệ con cháu vẫn giữ gìn và phát triển ngày truyền thống của dân tộc. Tạm gác lại công việc và những muộn phiền của cuộc sống; để hòa mình vào không khí tươi vui, sôi động trong ngày Tết của nước ta.

Tuy vậy, chú Cuội chị Hằng Nga cũng chỉ là một sự tích. Đến nay vẫn chưa xác minh rõ được Tết trung thu bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung Quốc. Theo các nhà khảo cổ học, hình ảnh về Trung thu được in trên mặt của trống đồng Ngọc Lũ. Còn người Trung Hoa cổ đại cho thấy Tết Trung thu khởi đầu từ thời Xuân – Thu.

Nhưng chính xác nhất có lẽ là bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước Trung Hoa và đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam. Đó là khoảng thời gian người nông dân ăn lễ hội mừng thu hoạch được mùa; và người dân được nghỉ ngơi trước khi vào mùa vụ mới.

Tết Trung thu là ngày nào?

Trung thu trong tiếng Trung Quốc nghĩa là “giữa mùa thu”; nhằm ngày 15 tháng 8 theo lịch Âm. Vào ngày này, mặt trăng tròn nhất và sáng nhất trong tiết thu. Mặt khác, dịp này cũng là thời điểm nông lịch kết thúc mùa thu hoạch; nên rất thích hợp cho việc tổ chức lễ cúng rằm hoặc lễ vui chơi.

Ở Việt Nam, ngày rằm tháng 8 cũng được gọi là Tết Trung thu. Tùy vào lịch theo từng năm mà nó rơi vào từng ngày, tháng Dương lịch khác nhau.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu của dân tộc ta

Trải qua hàng nghìn năm, rằm tháng 8 vẫn luôn là một ngày đặc biệt trong tâm trí của mọi người. Một phong tục mang ý nghĩa của sự chăm sóc, tình yêu thương và cả lòng biết ơn, ân tình đến cha mẹ.

Vào ngày này, những bậc làm con mua món quà, gói bánh về thăm gia đình. Cả nhà quây quần bên nhau thưởng bánh, uống trà. Kể cho nhau nghe các câu chuyện đời thường thật gần gũi và thân thương. Trẻ em được vui chơi, cười đùa bên gia đình, bạn bè và có thêm quà mà mình thích. Tất cả làm nên một ngày Tết Nguyên tiêu thật lắng đọng và tuyệt đẹp làm sao.

Bên cạnh các hoạt động vui chơi, các gia đình cũng chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 8 thờ gia tiên tại nhà. Cùng với đó là món bánh Trung thu truyền thống. Chiếc bánh nướng, bánh dẻo tròn với nhiều vị nhân.

Mâm cỗ cúng Trung thu rằm tháng 8 có gì?

Mâm cỗ cúng Trung thu được chuẩn bị khá đơn giản so với rằm tháng 7. Thông thường, các gia đình sẽ bày mâm hoa quả với những thứ như:

  • Trái cây: Chuối chín vàng, quả na (có nhiều mắt tượng trưng cho sự sinh sôi); quả hồng thêm no đủ. Quả lựu may mắn cùng quả bưởi đem tới những điềm lành. Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm một số loại trái cây khác để thêm hấp dẫn. Đồng thời, chọn cả quả xanh lẫn quả chín; mang ý nghĩa về sự hòa hợp âm dương theo quan niệm người xưa.
  • Bánh trung thu với bánh nướng và bánh dẻo
  • Hoa tươi
  • Các loại trà dùng khi thưởng bánh, ngắm trăng
  • Ông tiến sĩ giấy với mong muốn con cháu được bảo vệ và học hành, làm việc thành đạt.
>>  Bàn cúng thôi nôi bé trai đặt ở đâu? Ý nghĩa và các lưu ý cần thiết.

Ngoài ra, gia đình có thể bổ sung một số món ăn, đồ trang trí hiện đại như đồ chơi Trung thu, đèn lồng, quà tặng bé để mâm cố thêm sinh động và đẹp mắt hơn.

banh trung thu thanh pham e1650940597764 - Dịch vụ đặt mâm lễ cúng rằm trung thu tháng 8 chuyên nghiệp

Tên gọi khác của Tết Trung thu

Bên cạnh cái tên Tết Trung thu, ngày rằm tháng 8 còn được biết đến với nhiều cái tên khác như :

Tết Thiếu nhi

Ngày tết dành cho các em nhỏ, gồm nhiều hoạt động vui chơi, tặng quà. Vào ngày này, trẻ em được thỏa sức vui chơi với nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong nhịp sống hiện đại như ngày nay, người lớn bận rộn với các công việc kiếm sống thì trẻ em ngày càng ít được vui chơi. Do đó, ngày rằm tháng 8 là dịp để trẻ nô đùa, chơi những gì mình thích cũng như thưởng thức món bánh Trung thu đặc trưng từ bao đời nay.

Tết đoàn viên

Cái tên Tết đoàn viên hổ biến sau Tết Trung thu. Ý nghĩa của tên thể hiện tình yêu thương trong gia đình. Các thành viên sẽ quay trở về ngôi nhà của mình, quây quần bên mâm cơm ấm cúng, kể cho nhau những câu chuyện vui. Sau đó là thưởng bánh, uống trà trong không khí yên bình hay nô nước tiếng vui đùa của trẻ con.

Tết trông trăng

Tết trông trăng ít được dùng tại các thành phố lớn bởi nó nói về hoạt động ngắm trắng ở vùng quê. Đó là nơi bạn có thể nhìn thấy trăng từ bất kỳ chỗ nào. Đêm rằm tháng 8 thì trăng sẽ tròn và sáng nhất năm nên mọi người tranh thủ ngắm nhìn vẻ đẹp của cung trăng và trải nghiệm cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên, đất trời.

Tết hoa đăng

Thả hoa đăng diễn ra thường niên trong những ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc. Người dân treo đèn lồng ở trước nhà và thả những chiếc đèn có hình hoa đăng trôi trên dòng nước. Một số nơi thì thả lên không trung với lời ước nguyện gửi gắm vào đó; cầu mong nó sẽ chạm đến các vị thần tiên. Tại Việt Nam thì hoạt động này không phổ biến, chỉ tập trung ở một số địa phương. Và nổi bật nhất có lẽ là ở Hội An.

>>  Tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé bên nội hay bên ngoại là phù hợp nhất
ram thang bay la ngay gi 1 - Dịch vụ đặt mâm lễ cúng rằm trung thu tháng 8 chuyên nghiệp
Rằm tháng 7

Những phong tục truyền thống người Việt trong ngày cúng rằm tháng 8

Rước đèn

Ở những vùng nông thôn, người ta thường tổ chức lễ rước đèn cho trẻ em đi khắp thôn xóm trong ngày lễ trung thu. Buổi lễ này do chính quyền địa phương phát động hoặc thanh niên trong xóm tổ chức. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn, đẹp và độc đáo để thi thố với nhau.

Đây là một nét đẹp trong văn hóa người Việt vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Những chiếc đèn lồng với đầy đủ hình dáng, kích thước và đem đến niềm vui lớn cho trẻ em trong ngày đặc biệt này.

Múa lân

Múa lân, múa sư tử thường được tiến hành vài ngày trước khi đến lễ Trung thu, nhưng nhộn nhịp nhất là vào đêm 15 và 16. Nguồn gốc múa lân có từ Trung Quốc và xuất hiện trong những dịp đặc biệt. Chúng bao gồm 3 con thú, tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc và phát đạt.

Tiếng trống rộn ràng, những màn trình diễn sôi động của các chú lân, ông Địa làm mọi người thấy hứng thú và vui vẻ hơn hẳn. Đặc biệt là các bạn nhỏ, được chiêm ngưỡng những màn trình diễn hoặc tham gia trực tiếp biểu diễn để phô diễn tài năng của mình.

Làm đồ chơi Trung thu

Những loại đồ chơi phổ biến nhất trong dịp Tết trung thu là mặt nạ, đèn ông sao, đèn lồng và đầu sư tử. Trước kia, các món đồ đều tự làm bằng tay với những vật liệu đơn giản, nhưng bây giờ đã có sẵn tất cả các mẫu. Và không thể không kể đến các loại mặt nạ hình ông Địa, Tôn Ngộ Không, Bạch Cốt Tinh, Trư Bát Giới,… Hay các loại tò he, chong chóng,…trông thật giản dị nhưng cũng đủ để một đêm trăng rằm đầy hạnh phúc và vui vẻ.

Dịch vụ đặt mâm cúng trong ngày rằm tháng 8

Đặt mâm cúng vào ngày rằm tháng 8 giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức để tận hưởng trọn vẹn ngày đặc biệt này. Mâm cúng được bày biện đẹp mắt, trang trí công phu và tỉ mỉ, đầy đủ các món và đồ dùng cần thiết. Vì thế, khi bạn liên hệ với bên cung cấp dịch vụ thì chỉ cần nêu yêu cầu của mình là được. Hơn nữa, mức giá rất hợp lý cho ngày Tết trung thu thêm vui vẻ và hạnh phúc.

Dịch vụ Nấu Tiệc Nhân Tâm – Đơn vị uy tín cung cấp các loại mâm cúng trong mọi dịp. Cam kết đúng chất lượng, đảm bảo mặt hình thức cùng giá thành cạnh tranh nhất.

Tết Trung thu – Một ngày đặc biệt với thật nhiều hoạt động, trò chơi và cả niềm vui cho người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nếu bạn đang cần được tư vấn thêm về dịch vụ đặt mâm cúng thì đừng quên liên hệ với Nấu Tiệc Nhân Tâm nhé.

[ cúng rằm tháng 8 | hướng dẫn cúng rằm tháng 8 | lễ vật cúng rằm tháng 8 | lưu ý khi cúng rằm tháng 8]