Mâm cúng tất niên luôn được mỗi gia đình Việt Nam chú trọng mỗi khi dịp Tết đến xuân về. Chính vì thế làm thế nào để chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ, tươm tất luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Hàng năm, vào dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà đều cùng nhau chuẩn bị một mâm cúng tất niên, thường được diễn ra vào chiều 30 Tết (hoặc 29 Tết nếu tháng chạp là tháng thiếu). Đây là nghi lễ vô cùng quan trọng của mỗi gia đình Việt. Vì thế, mâm cúng tất niên gồm những gì cho phù hợp; nên làm thế nào để chuẩn bị mâm cúng cho tươm tất, thể hiện lòng thành kính của gia chủ với tổ tiên luôn là điều được rất nhiều người quan tâm. Thấu hiểu vấn đề này, bạn hãy tham khảo chi tiết về mâm cúng tất niên trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu thêm:
MÂM CÚNG TẤT NIÊN
Nội Dung
Mâm cúng tất niên – Nghi lễ truyền thống của dân tộc Việt
Theo truyền thống của người dân Việt Nam, cứ vào ngày cuối cùng của năm tính theo âm lịch, người người nhà nhà lại cùng nhau chuẩn bị bữa cơm tất niên. Tất niên là một từ Hán Việt. Tất có nghĩa là xong, là hết. Niên có nghĩa là năm. Tất niên chính là dấu mốc quan trọng để đánh dấu năm cũ đã kết thúc, năm mới chuẩn bị sang.
Người người nhà nhà đều cùng nhau dọn dẹp nhà cửa thật tươm tất, trang trí rực rỡ; chuẩn bị mâm cúng tất niên để mời ông bà, tổ tiên cùng về ăn tết với gia đình. Mâm cúng đồng thời cũng thể hiện sự tri ân với trời, với đất đã ban phước lành và che chở cho mọi người trong năm đã qua. Chính vì vậy, đây là nghi lễ được người Việt vô cùng coi trọng.
Không những thế, mâm cúng tất niên được coi là dịp để mọi người cùng nhau nhìn lại những gì đã qua của năm cũ và hướng đến những may mắn tốt đẹp trong năm sau. Đây cũng là dịp để mọi người quây quần bên mâm cơm, trò chuyện với người thân trong gia đình.
Mâm cúng tất niên gồm những gì?
Mâm cúng tất niên không thể thiếu những lễ vật tượng trưng; mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt.
– Mâm ngũ quả
Đây là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng tất niên của mỗi gia đình Việt. Trước hết, nó thể hiện lòng thành kính mà gia chủ dâng đến tổ tiên; đồng thời thể hiện ước muốn về năm mới tốt đẹp, may mắn. Chính vì thế, khi lựa chọn những loại bày lên mâm ngũ quả; chúng ta cần chú ý đến màu sắc cũng như tên gọi của chúng; bởi mỗi loại đều mang ý nghĩa riêng, thể hiện một mong ước riêng. Chẳng hạn như màu xanh mang ý nghĩa về sự cân bằng; màu đỏ màu cam thể hiện sự may mắn; màu vàng tượng trưng cho phát tài phát lộc;…
Trải dọc từ Bắc đến Nam, có rất nhiều loại trái cây được dùng để bày lên mâm ngũ quả. Theo quan điểm của người Bắc, mâm ngũ quả thường có 5 loại. Chuối xanh được xếp dưới cùng, chính giữa bên trên là bưởi vàng hoặc phật thủ. Các loại quả khác được bày xung quanh. Những chỗ trống có thể cài thêm ớt hoặc quýt vàng.
Mâm ngũ quả của người miền Trung thì lại khác. Bởi đây là mảnh đất cằn cỗi, khắc nghiệt, do đó người dân không quá câu nệ hình thức. Chỉ cần là hoa quả tươi ngon đều có thể được dùng để làm mâm ngũ quả. Các loại thường gặp là dưa hấu, thanh long, chuối, cam quýt,…
Còn đối với người miền Nam, họ theo quan niệm mâm ngũ quả sẽ tượng trưng cho “Cầu sung vừa đủ tài”. Điều này được thể hiện qua 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, chúng ta còn thường thấy trái dứa (hay còn gọi là trái thơm) tượng trưng cho con cháu đầy đàn và cặp dưa hấu đỏ để cầu mong may mắn.
– Nhang, đèn
Theo quan điểm tâm linh, nhang và đèn chính là lễ vật đại diện cho sự kết nối giữa 2 cõi âm dương. Do đó, đây là 2 lễ vật vô cùng quan trọng không thể thiếu trong nghi lễ cúng tất niên. Gia chủ cần chuẩn bị 2 cây đèn đặt ở hai bên bàn thờ; tượng trưng cho mặt trăng mặt trời. Nếu không có đèn, có thể sử dụng nến để thay thế.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác, bao gồm:
– Trầu cau: 1 cặp
– Chè, nước, rượu (tùy tâm)
– Bánh kẹo (tùy tâm)
– Muối, gạo: 1 đĩa
– Hoa tươi: 1 bình
Bên cạnh những lễ vật, mâm cúng tất niên không thể thiếu những món ăn. Với ý nghĩa cảm ơn trời đất, mâm cúng thường bao gồm những món ăn giản dị, gần gũi với cuộc sống người dân Việt. Thông thường, cúng tất niên sẽ gồm một mâm cúng trong nhà và một mâm cúng ngoài sân. Tuy nhiên, với sự khác biệt về văn hóa, khoảng cách địa lý; các mâm cúng tất niên ở mỗi vùng miền nước ta sẽ đều có những điểm khác biệt.
Mâm cúng tất niên của miền Bắc
Mâm cúng tất niên của người dân miền Bắc bao gồm các món ăn như:
– Gà trống luộc: 1 con, xếp cánh tiên (có thể sử dụng 1 miếng thịt lợn luộc để thay thế)
– Xôi: 1 đĩa (tùy theo điều kiện có thể dùng xôi gấc, xôi đỗ,…)
– Bánh chưng: 1 cái
– Canh xương hầm măng: 1 bát
– Miến nấu lòng gà: 1 bát
– Giò lụa/chả lụa: 1 đĩa
Ngoài ra, gia chủ có thể bổ sung thêm những món ăn đơn giản; đặc trưng của ngày Tết miền Bắc vào mâm cúng tất niên như dưa/hành muối, thịt đông, nộm rau củ,…
Mâm cúng tất niên của miền Trung
So với mâm cúng tất niên của người dân miền Bắc, tại miền Trung có những món ăn mang đậm chất văn hóa của xứ này, cụ thể như sau:
– Miến Huế: 1 bát
– Giò lụa Huế: 1 đĩa
– Măng khô ninh: 1 bát
– Thịt gà bóp rau răm: 1 đĩa
– Thịt lợn luộc: 1 miếng to
– Ram rán: 1 đĩa
Ngoài ra, mâm cúng cũng có thể bổ sung thêm 1 số món ăn khác mang tính địa phương của từng tỉnh.
Mâm cúng tất niên của miền Nam
Đối với miền Nam, với nền văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú; mâm cúng tất niên của người dân nơi đây cũng vô cùng đa dạng. Những món đặc trưng trong mâm cúng của vùng này có thể kể đến như:
– Bánh tét: 1 cái
– Thịt lợn luộc: 1 đĩa
– Canh măng ninh xương: 1 bát
– Khổ qua nhồi thịt: 1 bát
– Gỏi tôm thịt: 1 đĩa
– Thịt kho tàu: 1 đĩa
Tùy theo điều kiện gia đình mà mọi người có thể thêm thắt hay lược bỏ các món ăn sao cho phù hợp.
Cần lưu ý những gì khi chuẩn bị mâm cúng tất niên?
Cúng tất niên là một nghi lễ quan trọng, chính vì thế chúng ta cần chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để tránh sai sót. Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng tất niên như sau:
– Để lễ cúng được diễn ra trang nghiêm, thành kính, trước khi tiến hành nghi lễ, gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa thật sạch sẽ; nhất là các đồ vật trên ban như lọ hoa, lư hương, khay nến,…
– Thời điểm làm lễ cúng tất niên phù hợp nhất là vào chiều tối ngày 30 Tết. Bởi lúc này, mọi công việc dường như đã kết thúc, mọi người đều quây quần, nhà cửa cũng được dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng. Tất cả điều kiện đều đầy đủ, hoàn hảo nhất để bắt đầu làm nghi lễ đưa tiễn năm cũ, đón năm mới sang.
– Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh gia đình có thể bày biện mâm cúng khác nhau. Tuy nhiên, với mâm cúng đồ mặn, chúng ta nên để lên 1 bàn nhỏ bên dưới ban thờ. Trên bàn thờ chính chỉ nên đặt hoa, mâm ngũ quả, một ít tiền vàng mã. Nếu bàn dưới quá chật chội, gia đình cũng có thể đặt xôi, bánh chưng, bánh tét lên ban thờ.
– Phải sử dụng hoa quả tươi để bày lên ban thờ ngày tất niên. Đối với quả, cần chọn những loại quả tươi ngon, không dập nát để thể hiện lòng thành kính. Đối với hoa, nên chọn những loại hoa có mùi thơm.
– Theo quan niệm tâm linh, chúng ta không nên đặt mâm ngũ quả ở chính giữa bát hương, bởi khi đó mâm quả sẽ che đi trục khí chính. Hãy đặt hoa quả ở bên cạnh ban thờ.
– Người đại diện gia đình cúng tất niên cần phải ăn mặc chỉnh tề, khi cúng cần có thái độ nghiêm trang, thành kính. Mọi thành viên trong gia đình không cười đùa, nói tục chửi bậy trong lúc đang làm nghi lễ. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, trong lúc cúng không nên gọi tên trẻ nhỏ. Bởi lúc này, bên cạnh ông bà tổ tiên về nhà quây quần cùng con cháu, không thể tránh khỏi những linh hồn lang thang vào nhà. Vì thế, khi nghe được tên của trẻ, chúng có thể gây hại nếu trẻ bị yếu bóng vía.
– Không chỉ trong dịp năm mới, vào thời khắc này, mọi người trong gia đình cần hết sức cẩn trọng để tránh gây đổ vỡ để tránh xui xẻo, đặc biệt là rượu và đèn dầu. Bởi theo quan niệm dân gian, nếu đổ 2 thứ đó ra nền nhà rất dễ thu hút ma quỷ kéo đến nhiều hơn.
Đặt mâm cúng tất niên trọn gói ở đâu chất lượng?
Hi vọng với những thông tin chi tiết về mâm cúng tất niên và những điều cần lưu ý được trình bày ở trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị cho gia đình một lễ cúng đầy đủ, tỏ lòng thành kính. Việc tự tay chuẩn bị mọi lễ vật trong mâm cúng tất niên dĩ nhiên là một điều tốt. Tuy nhiên trên thực tế, với cuộc sống bộn bề như hiện nay, nhiều gia đình thường bận rộn đến tận giao thừa, do đó không có đủ thời gian chuẩn bị lễ cúng sao cho tươm tất.
Thấu hiểu nỗi vất vả đó, Dịch Vụ Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm đã cho ra đời dịch vụ chuẩn bị mâm cúng tất niên với lựa chọn đa dạng và giá cả đặc biệt ưu đãi đến với khách hàng. Chỉ cần liên hệ trước cho chúng tôi từ 3-4 ngày, đội ngũ nhân viên của Dịch Vụ Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm sẽ nhanh chóng tiếp nhận yêu cầu, tư vấn, chốt đơn hàng và chuẩn bị mọi lễ vật đầy đủ nhất. Mâm cúng sẽ được giao đến tận tay khách hàng theo lịch hẹn, đảm bảo mọi thứ đều tươi mới, an toàn hợp vệ sinh. Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn nữa về dịch vụ này, quý khách vui lòng liên hệ với Dịch Vụ Đặt Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm ngay hôm nay nhé.