Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được xem là ngày lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của người Á Đông.
Đây được xem là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế, để các vong hồn có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Tìm hiểu thêm:
Rằm tháng 7 còn là ngày Vu Lan là dịp để con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ và tìm về với cội nguồn yêu thương. Ngoài ra, đây cũng là ngày Tết Trung nguyên ở Trung Quốc.

Lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7 thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si.
Lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ. Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.
Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên sử dụng vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời, Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này.