Lễ vật cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch

Mâm lễ vật cúng ông công ông táo 23 tháng chạp cần chuẩn bị những gì? Để có được thêm thông tin hữu ích click vào bài viết dưới đây.

Cúng ông công ông táo là một trong những tín ngưỡng đẹp của dân tộc Việt. Vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, mọi người sẽ chuẩn bị lễ vật cúng ông công ông táo. Mâm lễ cúng ông công ông táo như thế nào là đầy đủ? Tất cả sẽ được Thay La Thich bật mí thêm trong bài viết dưới đây.

cung dua ong tao ve troi 2 - Lễ vật cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch
Tục cúng ông công ông táo

Tìm hiểu thêm:

Cúng ông công ông táo có ý nghĩa gì?

Như đã biết, ông công ông táo là một trong những nét văn hóa của Trung Quốc đã du nhập, ảnh hưởng đến người Việt Xưa. Tuy nhiên, dân tộc Việt đã có những thay đổi về quan niệm so với Trung Quốc. Theo đó, tại Việt Nam sẽ có 2 ông táo và 1 bà táo cai quản, quán xuyến mọi việc trong gia đình. Thần táo sẽ làm nhiệm vụ trông coi, định đoạt mọi điều cát hung của mỗi gia chủ. Việc cúng ông công ông táo nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn với các thần. Cúng ông táo còn thể hiện mong muốn may mắn, tài lộc đến với gia đình.

Bên cạnh đó, người Việt cổ còn có quan niệm cuối năm ông táo sẽ chầu trời, bẩm báo mọi việc với Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, tổ chức lễ cúng ông táo với mong muốn các thần bẩm báo mọi điều tốt đẹp của gia đình đến Ngọc Hoàng. Đồng thời, những điều không may, không mấy tốt đẹp sẽ được các táo giảm nhẹ trong khi báo cáo.

Chính những ý nghĩa nhân văn đó, ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm trở thành ngày tiến ông táo. Và cho đến ngày nay, nét đẹp tín ngưỡng này vẫn được mọi người Việt giữ lại.

Tìm hiểu về lễ vật cúng ông công ông táo gồm những gì?

Mũ cúng

Trước hết, trong mâm lễ vật cúng ông công ông táo, gia chủ cần chuẩn bị bộ 3 mũ công. Trong đó sẽ có 2 mũ táo ông có hình cánh chuồn ở trên và 1 mũ táo bà thì không có. Tùy theo những người thiết kế, mũ công sẽ được trang trí dây kim tuyến cùng gương nhỏ cho bắt mắt. Tùy thuộc theo ngũ hành trong phong thủy, màu sắc của mũ sẽ có sự khác nhau. Theo đó, vào những năm hành thổ mũ công sẽ có màu đen. Năm hành kim mũ ông công ông táo sẽ được làm màu vàng. Mũ công có màu trắng sẽ thuộc năm hành mộc. Và hành thủy mũ ông công ông táo có màu xanh.

>>  Mâm cúng khởi công đầu năm gồm những gì

Các lễ vật khác

Bên cạnh việc chuẩn bị mũ công, gia chủ cần chuẩn bị hài và quần áo tương ứng với số mũ. Hương vàng, giấy nến cũng cần phải sắm đầy đủ trong mâm lễ vật. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo lễ cúng được tươm tất.

Mâm cúng

Các gia đình cũng cần phải chuẩn bị cơm cúng ông táo. Theo đó, mâm cơm sẽ có một số món truyền thống như: Gà luộc, xôi, canh, bánh kẹo, hoa quả, trầu cau, hoa tươi, gạo, muối, rượu,… Mỗi thứ sẽ được chuẩn bị một ít. Và tùy thuộc vào từng phong tục, vùng miền việc làm mâm cỗ cúng sẽ có sự khác biệt.

2jM7Cdx2c iHLeB6wXT0vJqRa7kyR0 uOrcxfZnJtPdDGmDYKX9PmLjeZrxJrswu6foHuT1xnagifb0jj4EzmbwYMq9D7Hs9z8wtC3E64WntxzPwBi dvPJwZc7nHvsZRTJPo1X - Lễ vật cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch
Cá chép không thể thiếu khi cúng ông công ông táo

Cá chép

Ngoài ra, khi làm lễ cúng ông táo gia chủ cần chuẩn bị thêm cá chép. Bởi tương truyền rằng, cá chép là phương tiện di chuyển đưa các táo chầu trời. Chính vì thế, vào ngày này không thể thiếu sự hiện diện của cá chép. Bạn có thể chọn cá chép sống hoặc cá chép giấy. Đối với cá chép sống, sau khi cúng xong sẽ được mang thả về với tự nhiên. Còn cá chép giấy sẽ mang hóa cúng giấy áo, vàng mã.

Khám phá nghi thức và lễ cúng ông công ông táo của Bắc Bộ

Người dân Bắc Bộ thường cho rằng vào trưa của ngày 23 tháng chạp các táo đã đi về trời. Chính vì thế, các gia đình miền Bắc thường cúng ông táo từ rất sớm. Vào khoảng từ 20 đến trưa ngày 23 tháng chạp người Bắc Bộ sẽ làm lễ cúng ông táo.

i88RCjC1yKdaY0aqm2mRJQX6ZPqVx TXVfeYTCmSFOk9MNSc6pDN1sqpVb3EX5gK9cBZGVk8dioDzI4dhiPzwmEqVd9F2t7VBurYB5A7pwjxrFEDw0Fy0ZpuPfVXDBLXvIStvWZn - Lễ vật cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch
Người miền Bắc cúng ông táo rất sớm từ 20 tháng chạp đến trưa 23 tháng chạp

Và mâm cơm cúng ông táo của người miền Bắc được chuẩn bị tùy theo điều kiện của gia chủ. Tuy nhiên, điểm đặc trưng của người Bắc Bộ đó là sử dụng cá chép để cúng. Người miền Bắc sử dụng cá chép sống hoặc cá giấy dựa theo tục của từng địa phương. Và thông thường, các gia đình đều chuẩn bị cá chép sống để đặt trên mâm lễ. Sau khi hành lễ, người dân miền Bắc sẽ mang cá chép đi phóng sinh tạo ao, hồ, sông, suối. Người miền Bắc không chỉ xem cá chép là phương tiện đưa các táo chầu trời. Bên cạnh đó, hành động đẹp phóng sinh cá còn thể hiện tấm lòng hướng thiện, nhân hậu của con người.

Cùng với đó, lễ vật cúng ông táo của Bắc Bộ cũng không thể thiếu mũ táo. Mâm cơm cúng ông táo miền Bắc rất thịnh soạn với đầy đủ các món: chè, xôi ngũ sắc, hoa quả,… Trước đây, Bắc Bộ thường có bàn thờ thổ công thiết kế ngang bằng với bàn thờ tổ tiên. Và mâm lễ cúng ông táo sẽ được đặt tại bàn thờ thổ công. Ngày nay, với sự chuyển giao văn hóa các vùng miền. Mâm lễ cúng ông táo sẽ được người miền Bắc đặt tại vị trí bếp nấu.

>>  Mâm cúng mùng 5 tháng 5

 Sau khi hoàn tất lễ cúng ông táo. Các gia đình sẽ bắt đầu dọn dẹp sạch sẽ khu vực thờ cúng, làm sạch lư hương để đón năm mới với khởi đầu mới.

Lễ vật cúng ông táo của người miền Trung

Mỗi một địa phương, vùng miền sẽ có những quan niệm và nghi thức cúng khác nhau. Và lễ cúng ông táo của miền Trung cũng có nhiều nét khác biệt. Theo đó, người dân miền Trung sẽ không sử dụng cá chép để cúng vào 23 tháng chạp. Thay vào đó, hầu hết các gia đình đều lựa chọn ngựa giấy để cúng trên bàn thờ.

Trước khi tiến hành làm lễ cúng ông táo. Người Trung Bộ thường dọn dẹp, lau sạch sẽ bàn thờ, lư hương. Và các gia chủ chuẩn bị đầy đủ, tươm tất cho mâm lễ cúng. Trong 3 miền của đất nước Việt, nghi thức cúng ông táo tại miền Trung bao giờ cũng được đánh giá cầu kỳ nhất.

X hz1buN KG5kgyVRdKPhP r QhgkG9ZYZOvbdZuYnZtyk0kUU 6ANkwW7P2LN2Yilxh6saYaNoxwELb8TSRaCl3sbNWyKzRFyMUN7Uspw2OO7TiPNg9fh2bB4haYMD5jIsydEc - Lễ vật cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch
Người miền Trung thừng cúng ngựa giấy vào ngày 23 tháng chạp âm lịch

Đối với một số địa phương ở miền Trung trên bàn thờ luôn có tượng táo làm từ đất nung. Sau khi tổ chức lễ tiễn táo về trời đúng ngày 23 tháng chạp âm lịch. Các gia đình sẽ dời 3 pho tượng đất nung ra khu vực miếu của làng hoặc gốc cây cổ thụ. Đồng thời, các gia chủ cũng chuẩn bị 3 tượng mới và rước về bàn thờ chuẩn bị đón năm mới.

itN fqt6OyZ2wtpBHa5WxlYSxTTAPto2nmF kbFRdJaA8D6e  9arFl sYFPKtX5kafdSz aDsKCWVcpR0ygUmN29irbiFWYhD7B6zqEoKuve3VJKD31Uo3Q6GYbuylmBWMWrJoz - Lễ vật cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch
Lễ cúng ông công ông táo của người miền Trung rất cầu kỳ

Nói riêng về nét văn hóa của Huế ở khu vực miền Trung. Đây được xem là nơi có lễ cúng ông táo tiêu biểu, mang nhiều nét đặc sắc. Với người dân Thừa Thiên Huế việc thờ ông táo vô cùng quan trọng. Các thần táo vừa được thờ ở Trang Ông, vừa được các gia đình thờ ở bếp. Vàng sáng của ngày 23 mọi gia đình tại đây sẽ dựng cây nêu trước sân nhà và sân đình làng. Chiều 30 Tết các gia chủ sẽ làm lễ rước thần về, mùng 1 các táo mới an vị bắt đầu công việc của năm mới.

Thêm nữa, vai trò của ông táo đối với người Huế vô cùng quan trọng. Trong mọi nghi thức cúng vái, các gia chủ luôn có thần bếp chứng giám cho mình.

Lễ cúng ông công ông táo của miền Nam

Lễ cúng ông công ông táo của Nam Bộ được cho là đơn giản nhất trong cả 3 miền. Trong đó, trên mâm lễ vật của người miền Nam luôn có sự hiện diện của bông vạn thọ, thèo lèo cứt chuột, chè trôi nước, nhang đèn,….. Món thèo lèo cứt chuột của dân Nam Bộ được làm từ đậu phộng và mè.

>>  Mâm Đồ Bốc Thôi Nôi Cho Bé Trai Cần Chuẩn Bị Những Món Gì?
oq xKNUNCiOtvwCmysBgMfyKaF9jOec4tgzmrXL3DjvlYhb9n6y4vQlt iSYFVu1Ui15dTRqHQGQ2LAv4nsEcJURNwXgcd4JUumPPjR2phBN3clCYdGvKL rdfvpXwH7gz2OP020 - Lễ vật cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch
Người Nam Bộ thường cúng ông táo vào khung giờ 20 đến 23 giờ ngày 23 tháng chạp âm lịch

Bên cạnh các món đồ cúng truyền thống. Đồ lễ của người dân Nam Bộ không thể thiếu bộ hình giấy có hình con cò và con ngựa, hay còn gọi là cò bay ngựa chạy. Tuy nhiên, đối với những người gốc Hoa sống tại đây. Việc chuẩn bị tranh cò bay, ngựa chạy sẽ thành 2 hình riêng biệt. Thêm nữa, trên mâm lễ của miền Nam đều có 3 bộ quần áo mới với hình tượng trưng của 3 vị táo.

23yeaG5MNpd8s owZoPng08l1Lba1q03WRvxintKkcSUMdrJsdWlR3awRtDRS9 ePBMegZRVjpqpvIzPGlWO1tLhGNefObNiZ7JJZXG5A LFSOxeRqRxCc4beprBBKMTjH86l8BR - Lễ vật cúng ông công ông táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch
Kẹo thèo lèo cứt chuột là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông táo

Điểm đặc biệt nữa của người dân miền Nam khi cúng ông táo đó là thời gian làm lễ. Theo đó, người Miền Nam sẽ tổ chức lễ từ 20 giờ ngày 23 tháng chạp đến 23 giờ cùng ngày. Với người Nam Bộ, tối muộn khi các gia đình đã ăn xong bữa tối, không sử dụng bếp nấu. Và đây sẽ là thời điểm thích hợp để làm lễ, tránh ảnh hưởng đến các táo. Ngày nay, với sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các vùng miền. Thời gian tổ chức lễ cúng ông táo của miền Nam phần nào đã có nhiều thay đổi. Hiện đã có nhiều gia đình lựa chọn thời điểm cúng ông táo từ buổi sáng của ngày 23 tháng chạp.

Mâm lễ cúng ông táo của Nam Bộ không cầu kỳ, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên, trên mâm vẫn không thể thiết chè trôi, kẹo thèo lèo cứt chuột, nhang đèn, bộ cò bay ngựa chạy,….

Trên đây là một số điểm khác biệt trong nghi lễ cúng ông táo của cả 3 miền. Và trong mỗi vùng miền sẽ có những nét văn hóa mới, riêng biệt phù hợp với phong tục. Thế nhưng, dù cho mâm lễ cúng ông công ông táo có sự khác biệt như thế nào. Song trong ngày lễ đều thể hiện được lòng thành kính, thành tâm của gia chủ tại lễ cúng.

Một số vấn đề cần lưu ý vào ngày cúng ông táo

Để ngày cúng ông táo diễn ra trọn vẹn, như ý bạn cần biết một số vấn đề sau:

Một là, trong quá trình chuẩn bị cơm cúng ông táo. Gia chủ không nên trưng bày các món từ thịt vịt, thịt chó….., trên mâm cỗ.

Hai là, không nên thả cá chép từ trên cao. Bạn nên mang cá ra mặt hồ, ao thả cá từ từ.

Ba là, nên tắm gội sạch sẽ, ăn mặc trang trọng khi tiến hành làm lễ cúng ông táo.

Bốn là, lựa chọn thời điểm đốt vàng mã cho hợp lý. Theo đó, khi hương đã cháy được hơn 2 tuần nhang thì các gia chủ mới được phép vái lạy để hóa vàng mã.

Năm là, không nên lạm dụng việc đốt vàng mã. Nhiều gia đình vẫn quan niệm có lòng thành tâm thì mua sắm càng nhiều vàng mã, tiền,.., để cúng. Tuy nhiên, hành động này sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy, khi mua hương vàng, giấy áo bạn chỉ nên mua đúng, đủ với số lượng đặt ra của mâm lễ cúng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến lễ vật cúng ông công ông táo. Hy vọng rằng sau khi biết đến bài viết, bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều hiểu biết hơn về ngày 23 tháng chạp âm lịch.

[ cúng ông táo 23 tháng chạp | hướng dẫn cúng ông táo 23 tháng chạp | chuẩn bị mâm cúng ông táo 23 tháng chạp | đặt mâm cúng ông táo 23 tháng chạp | cung ong Tao 23 thang Chap | lễ vật cúng ông táo 23 tháng chạp ]