Trên thực tế, hầu hết các ngày lễ cổ truyền ở Việt Nam đều dùng gà để làm đồ cúng trên mâm lễ vật dâng lên các vị thần linh. Trong đó có lễ cúng khai trương. Vậy cúng khai trương gà trống hay mái?

Lễ cúng khai trương là một nghi lễ đặc biệt quan trọng; có vai trò không thể thiếu đối với những chủ kinh doanh mới mở cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, không phải người chủ kinh doanh nào cũng biết tổ chức một lễ cúng khai trương đúng cách; để luôn gặp được thuận lợi và may mắn trong kinh doanh. Trong lễ cúng này cũng như các lễ cúng khác; đều có gà được làm thành lễ vật cúng; nhưng có lẽ việc nên cúng gà trống hay gà mái lại khiến cho nhiều người chủ kinh doanh cảm thấy bối rối và gặp khó khăn.
Tìm hiểu thêm:
SẢN PHẨM KHÁC
-
Mâm Cúng Tất Niên Miền Bắc
-
Mâm Cúng Tất Niên Miền Nam
-
Mâm Cúng Căn 6 Tuổi Cho Bé
-
Mâm Cúng Căn 3 Tuổi Cho Bé
-
Mâm Cúng Xe Máy Mới Mua
-
Mâm Cúng Căn Cho Bé 9 Tuổi
-
MÂM CÚNG CĂN CHO BÉ 12 TUỔI
-
Mâm Cúng Khai Trương Công Ty
-
Mâm Cúng Khai Trương Shop Quần Áo
-
Mâm Cúng Khai Trương Tiệm NAIL, SPA
-
Mâm Cúng Khai Trương Đầu Năm1,590,000₫ – 3,885,000₫
-
Mâm Cúng Mua Xe Mới3,200,000₫
Nội Dung
Cúng khai trương gà trống hay gà mái
Đầu tiên, cần phải khẳng định rằng; cho dù bạn mở công ty hay mở cửa hàng buôn bán với quy mô lớn hay quy mô nhỏ; thì việc tổ chức cúng khai trương chính là một nghi thức không thể bỏ qua. Lễ cúng này thể hiện những ý nghĩa vô cùng quan trọng như sau:
- Lễ khai trương được xem là một dấu mốc quan trọng; có vai trò đánh dấu cho sự khởi đầu của mọi may mắn. Bởi người xưa vẫn quan niệm rằng, cúng khai trương trong văn hóa của dân tộc Việt là để thể hiện việc bày tỏ mong muốn và khẩn cầu thần linh phù hộ cho công việc khởi sự kinh doanh; trong thời gian tương lai được thuận lợi và suôn sẻ.
- Ngày cúng khai trương là ngày công ty hay cửa hàng mởi mở chính thức đi vào hoạt động. Do đó việc tổ chức cúng khai trường cũng chính là cách quảng bá hình ảnh; cùng thương hiệu của công ty hay cửa hàng đến với khách hàng, đối tác kinh doanh.
Lễ cúng khai trương cũng là một ngày trọng đại của chủ kinh doanh; và có rất nhiều công tác mà bạn phải bắt tay vào chuẩn bị từ những bước đầu tiên; để lễ cúng diễn ra suôn sẻ và may mắn. Trong lễ cúng này, gà cúng khai trương chính là món đồ lễ không thể thiếu. Bởi theo phong tục tâm linh trong văn hóa thờ cúng của nước ta; gà chính là một trong 3 con vật được dùng để hiến tế; và dâng lên cho các vị quan thần linh vào những ngày đặc biệt như ngày lễ, ngày Tết,…
Dựa theo văn hóa tín ngưỡng và phong tục thờ cúng từ bao đời nay; hầu hết các ngày lễ quan trọng của dân tộc đều sẽ sử dụng gà trống trong lễ cúng. Chính bởi gà trống được xem như là một biểu tượng của mặt trời. Vào mỗi buổi sáng nó thường sẽ cất tiếng gáy để báo hiệu mặt trời lên. Gà trống còn là biểu trưng cho mùa màng bội thu và sản xuất được mưa thuận gió hòa.
Bên cạnh đó, theo tín ngưỡng của văn hóa phương Đông; gà trống còn là hình tượng đại diện cho 5 hình ảnh mẫu mực và cao đẹp. Cụ thể như sau:
- Văn: là phần mào của gà trống, nó được xem như là biểu tượng cho một vị quan văn
- Võ: là phần cựa gà trống; và nó được xem như là vũ khí sắc bén nhất; là biểu tượng cho quan thần Võ.
- Dũng: thể hiện hình ảnh một chú gà trống luôn sẵn sàng trong vị trí đầu đàn; chiến đấu để bảo vệ đàn gà.
- Nhân: là biểu tượng gà trống thường chia thức ăn cho những cô gà mái khác trong đàn.
- Tín: vào mỗi buổi sáng, chú gà trống đều cất tiếng gáy để báo hiệu một buổi sáng bắt đầu; như câu nói “đến hẹn lại lên” đây là biểu tượng của chữ tín.
Mặt khác, sử dụng gà trống cho lễ cúng khai trương kinh doanh còn báo hiệu cho sự khởi đầu mới vô cùng tốt lành; giúp mang đến hy vọng cho nhân viên trong kinh doanh; và công việc làm ăn kinh doanh sẽ gặt hái được nhiều thành công trong thời gian tới.
Mặt khác, gà trống thường có kích thước to lớn hơn kích thước của gà mái; trên đầu lại có mào đỏ to nữa nên khi được làm thịt và luộc chín cánh tiên; rồi đặt lên đĩa cũng sẽ mang tính thẩm mỹ và đẹp mắt hơn. Hơn nữa, gà trống bày cỗ còn tạo được sự uy nghiêm hơn rất nhiều so với gà mái. Vì vậy, người ta thường chọn gà mái là vì như thế; dĩ nhiên, trong những dịp cúng lễ khai trương hay các lễ cúng khác; người ta vẫn dúng gà mái để cúng nhưng là để chặt thành miếng dọn đĩa chứ rất ít khi cúng nguyên con cánh tiên mà lại dùng gà mái.
Do vậy, để thể hiện tấm lòng thành kính với Thổ công, Thổ địa; cũng như đảm bảo cho mọi sự thuận buồm xuôi gió; tốt nhất là bạn nên chọn con gà trống để dùng trong lễ cúng khai trường nhé. Nếu được như vậy, chắc hẳn lễ cúng khai trương sẽ diễn ra thuận lợi vô cùng; cũng là tín hiệu tốt cho bắt đầu công việc kinh doanh.
Chọn gà trống cúng khai trương như thế nào cho đúng?
Gà trống là một cầu nối giữa thế giới tâm linh và thế giới của con người. Đây là con vật được chọn để dâng lên cúng các vị thần linh; và tổ tiên trong mỗi dịp lễ, Tết và các ngày cúng quan trọng khác. Con gà được coi như là một biểu tượng trong văn hoá tâm linh đi liền với phong tục tín ngưỡng; và sự tôn sùng thần mặt trời của nghề làm nông; dần dần nó trở thành phong tục của mọi gia đình người Việt Nam mỗi khi Tết đến, xuân về.
Vì vậy, trong dịp Tết và các ngày lễ cúng dân tộc khác; giá bán gà trống rất đắt, có thể gấp đôi đến gấp ba so với những ngày thường. Ở các vùng quê, nông thôn người dân lo mua gà trống choai về để nuôi từ tháng 11; chậm nhất là đầu tháng 12 để dành cho cúng Tết. Người dân cúng lễ thường dùng gà trống; bởi mong muốn nó sẽ đánh thức thần mặt trời; chiếu sáng cho đầy đủ ánh nắng cả năm, mang lại cho mùa màng mưa thuận gió hòa; trong sản xuất nông nghiệp, cho kinh doanh một mùa lợi nhuận tốt.
Gà trống dùng cúng khai trương không phải đơn giản là chọn con nào cũng được. Bạn cần phải chọn đúng con gà cúng đẹp; để có thể cầu mong được nhiều điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai. Gà trống cúng cần phải chọn con có màu đỏ tươi, mào nhú lên đều nhau; phần da phải căng và ức phải đầy, có cân nặng khoảng từ 1.2 đến 1.4 cân là vừa đẹp.
Nếu cúng mà chọn một chú gà trống quá to sẽ khó trong việc sắp xếp và bày trí đẹp trên mâm cúng; vì còn thêm nhiều món đồ lễ cúng khác. Nếu chọn gà trống còn sống và mổ tại nhà thì trước khi mổ; chủ kinh doanh nên thả vào chuồng để cho con gà hoạt động để sau khi giết thì gà sẽ không có hiện tượng bị máu tụ dưới chân.
Hướng dẫn cúng khai trương đúng tâm linh nhất
Cúng khai trương là một nghi lễ cúng vô cùng quan trọng nên việc chuẩn bị nghi thức cúng lễ khai trương cần có sự chu đáo. Khi cúng khai trương thì chủ kinh doanh sẽ thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Chọn ngày và giờ tốt để có thể thực hiện được lễ cúng khai trương
Bởi đây là một quan niệm từ rất lâu đời khi chọn được ngày và giờ tốt thì mọi việc trong quá trình kinh doanh và cuộc sống đều sẽ được suôn sẻ và thuận lợi. Để chọn được ngày và giờ tốt thì chủ kinh doanh sẽ cần phải nhờ đến các thầy cô có chuyên môn và kinh nghiệm để lựa chọn ngày giờ cúng cho chính xác, phù hợp với bản mệnh và tuổi của người chủ. Có như vậy mới mong muốn sẽ có được những điềm lành và may mắn trong việc kinh doanh.
Bước 2: Sắp xếp lễ vật
Người chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị thật đầy đủ các loại lễ vật cần thiết nhất để tổ chức cúng khai trương như danh sách đã chia sẻ ở bên trên. Nếu có điều kiện, chủ kinh doanh có thể sắm nhiều lễ vật hơn nhưng nên sắm sửa sao cho phù hợp với quy mô tổ chức khai trương. Tiếp theo, cần sắp xếp, bố trí và bày biện các vật phẩm cúng lễ lên trên bàn cúng sao cho vừa đúng tâm linh lại vừa ngăn nắp, có độ thẩm mỹ cao nhưng cũng không kém phần trang trọng.
Bước 3: Tiến hành cúng khai trương
Khi người chủ kinh doanh đã chuẩn bị xong bàn lễ vật thì người được ủy quyền đứng ra làm lễ hoặc chính người chủ làm lễ sẽ mặc áo quần đảm bảo lịch sự để thể hiện sự tôn kính nhất đối với thần linh và bề trên trong khi thực hiện nghi thức cúng lễ khai trương.
Vào đúng giờ lành mà người chủ kinh doanh đã chọn được thì chủ lễ sẽ tiến hành đốt nến hoặc đèn dầu và lên nhang, sau đó cần đọc bài văn khấn thật rõ ràng với âm lượng vừa đủ để cúng khai trương. Văn khấn nên đọc to, rõ ràng và thể hiện sự thành tâm cầu khấn các vị thần linh, gia tiên, tiền tổ… dể họ có thể nghe rõ và chứng giám cho lòng thành của người chủ kinh doanh. Sau khi khấn vái xong thì chủ nhang cắm nhang lên lư hương ở trên bàn lễ và tiến hành rót trà và rượu để dâng lên các vị thần linh và bậc bề trên.
Bước 4: Đốt giấy tiền vàng mã
Khi nhang hương đã tàn thì chủ doanh nghiệp sẽ tiến hành đem vàng mã đi để hóa. Tiếp đến cần phải rải gạo và muối để bố thí vong linh, cô hồn lang thang không đến quấy phá công việc làm ăn kinh doanh. Đặc biệt, khi lưu ý rải gạo và muối thì phải rải ra ngoài không được rải vào trong phía cơ sở kinh doanh hoặc trong khuôn viên để tránh cho các vong linh, cô hồn lưu luyến ở lại quấy nhiễu công việc kinh doanh sau này.
Bước 5: Thụ lộc
Khi mọi nghi thức cúng khai trương đã thực hiện hoàn tất thì nhân viên và gia đình sẽ hỗ trợ người chủ kinh doanh tạ lễ xuống để thụ hưởng. Đồng thời, cùng lúc này thì chủ kinh doanh sẽ đón những vị khách đầu tiên tới khai trương. Đây là những người đã được lời mời nhờ cậy trước của người chủ, họ là những người hợp tuổi, hợp mệnh làm ăn, nếu mua mở hàng đầu tiên sẽ lấy được nhiều may mắn. Khi mọi nghi lễ đã được làm xong xuôi, mọi người trong gia đình và nhân viên sẽ quây quần bên nhau để thụ hưởng lộc và thưởng thức bữa tiệc mừng khai trương.
Nếu công việc chuẩn bị cho khai trương quá bận rộn và chủ kinh doanh không có thời gian và nhân lực để chuẩn bị cho lễ cúng, hãy đặt ngay dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói tại Đặt Tiệc Nhân Tâm để được phục vụ chu đáo và tận tình nhất.
[ cúng khai trương gà trống hay mái | hướng dẫn cúng khai trương | lễ vật cúng khai trương | ngày cúng khai trương tốt | lưu ý khi cúng khai trương gà trống hay mái ]