Mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ (thợ xây, thợ nề) được diễn ra vào ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm. Vậy cần chuẩn bị như thế nào, quy trình ra sao; và cần lưu ý những gì cho mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ, thợ nề, thợ xây?
Nội Dung
Tìm hiểu xem tổ nghề thợ hồ, thợ xây (ngành xây dựng) là ai?
Tổ nghề hay còn được gọi là tổ sư, thánh sư là những người có công sáng tạo nên một nghề. Ở Việt Nam có đến 130 vị tổ sư và hơn 5400 làng nghề; trong đó có hơn 2000 làng nghề truyền thống.
Tìm hiểu thêm:
Đôi nét về ngày giỗ tổ nghề xây dựng
Có những ngành nghề có tích ghi lại rất rõ ràng vị tổ sư là ai. Ví dụ như nghề xây dựng có tổ sư là Lỗ Ban; nghề may có tổ sư là bà Nguyễn Thị Sen; nghề sân khấu có ba vị tổ sư là tổ sư, tiên sư, thánh sư. Cũng có những ngành nghề không ghi rõ tích về tên tuổi của vị tổ sư là ai. Tuy nhiên, dù ở ngành nghề nào thì hàng năm vẫn sẽ diễn ra một lễ cúng giỗ tổ nghề. Mục đích thể hiện lòng biết ơn của con cháu với người khai sinh ra nghề; và những người có công lớn trong việc truyền bá, sáng lập, đưa nghề phát triển.
Nghề thợ hồ, thợ nề, thợ xây là một trong những công việc thuộc ngành xây dựng – một trong những ngành nghề lớn và phổ biến ở nước ta. Ngành xây dựng còn bao gồm những ngành khác như nghề thợ mộc, nghề thợ xây, nghề thợ cơ khí. Vì vậy, khi nói đến giỗ tổ nghề thợ hồ, giỗ tổ nghề thợ nề, thợ xây hay giỗ tổ nghề mộc; ta đều nhớ đến vị tổ sư chung của ngành này là Cao Lỗ hay còn gọi là Lỗ Ban.
Truyền thuyết lịch sử về vị tổ nghề ngành xây dựng này như sau:
Tương truyền Cao Lỗ (Lỗ Ban) là một người thợ mộc tài ba của nước Trung Hoa thời cổ đại. Đây là một đất nước có nền kiến trúc cực kỳ phát triển; thể hiện qua những công trình để đời của họ như Vạn Lý Trường Thành là tiêu biểu nhất.
Từ xa xưa, ở Trung Quốc đã có nhiều bậc thầy trong ngành kiến trúc và Lỗ Ban thời Xuân Thu chính là một trong số đó. Ông từng là người có những sáng chế độc đáo có một không hai. Ví dụ như một con diều bằng gỗ chở người; có thể tận dụng hướng gió để bay sang nước địch thám thính tình hình. Thời chiến tranh đó, sản phẩm này của ông đã giúp ích rất nhiều cho nước nhà chiến thắng quân địch.

Ngoài ra, ông còn là bậc thầy bậc nhất trong ngành kiến trúc. Ông là người đầu tiên biết thiết kế xà trên của nhà; sáng tạo những dụng cụ trong ngành xây dựng như móc khoan, máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc; và đặc biệt là thước Lỗ Ban (thiết kế dựa trên những nghiên cứu kỹ lưỡng về thiên văn, địa lí kết hợp với 8 quẻ Bát Quái).
Chính bởi vậy, ngay tại đất nước Trung Hoa thời nhà Tần, mỗi khi có một công trình được khởi công xây dựng đều cúng bái Lỗ Ban để cầu mong dự án của họ được thành công, thuận lợi.
Ý nghĩa của mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ, thợ nề, thợ xây là gì?
Ngày 20 tháng 12 âm lịch hàng năm được chọn làm ngày cúng giỗ tổ ngành xây dựng. Và những người làm việc trong ngành xây dựng như thợ hồ cần chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, tươm tất để dâng lên tổ nghề.
Mục đích của mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ là lời cảm tạ tổ nghề Lỗ Ban đã sáng tạo ra nghề để con cháu qua nhiều đời lưu truyền học được ngón nghề và lập nghiệp trong cuộc sống hiện nay. Đồng thời, đây cũng là lời cầu mong tổ nghề phù hộ cho mọi công trình đều thuận lợi; không gặp bất cứ khó khăn hay thiệt hại gì về người và tài sản.
Đặc biệt, nghề thợ hồ có nhiều khó khăn, vất vả; thường phải phơi nắng phơi sương, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và nguy hiểm. Vì vậy, mâm cúng tổ nghề còn là lời cầu mong cho những người làm việc trong nghề được bình yên vô sự; công việc được suôn sẻ, thuận lợi.
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ, thợ nề, thợ xây gồm những gì?
Một mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ được xem là hoàn chỉnh, tươm tất cơ bản sẽ bao gồm những thức đồ lễ vật như sau:
- 1 đĩa trái cây ngũ quả (tươi ngon, đẹp mắt như chuối, xoài, thanh long, bưởi, đu đủ, dưa hấu, mãng cầu)
- 1 bình hoa cúc kim cương hoặc một bình hoa lay ơn tươi (không cúng hoa khô, hoa giả, hoa héo, có dấu hiệu dập nát)
- 1 thẻ nhang rồng phụng
- 2 cây đèn cầy
- 1 hũ muối, 1 hũ gạo
- Trà pha sẵn
- 1 chai rượu nếp
- 1 chai nước suối
- 1 đĩa trầu cau hoặc trầu têm cánh phượng (bày đẹp mắt, lá trầu và quả cau còn tươi xanh, không úa vàng)
- Giấy tiền cúng giỗ tổ nghề xây dựng được mua theo bộ đầy đủ
- 5 đĩa xôi, 5 đĩa chè
- 1 con gà trống luộc để nguyên con xếp lên đĩa đẹp mắt, hai cánh bắt chéo, đầu gà ngẩng cao. Khi chọn gà chọn con gà trống to khỏe, lông mượt, cựa khỏe, thịt săn chắc, phần mào to đẹp, các răng trên mào đều đặn, không khuyết tật;…
- 1 con heo quay (heo sữa tầm trung 3.5-4 kg)
- 1 đĩa bánh bao hoặc 1 đĩa bánh hỏi, bánh chưng
- 1 đĩa chả lụa
Tìm hiểu về nghi lễ nhập môn trong ngày cúng giỗ tổ nghề thợ hồ, thợ nề, thợ xây
Ngoài việc bày biện mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ, thợ nề, thợ xây thì đây cũng là dịp để những thành viên mới, những người thợ hồ mới vào nghề “ra mắt” tổ nghề. Nghi lễ cúng nhập môn cũng được tổ chức vào thời điểm này và được diễn ra như sau:
Bước 1: Những người thợ hồ mới vào nghề chuẩn bị đồ lễ riêng để kính dâng lên tổ nghề; bao gồm 3 thức lễ quan trọng như sau:
- 1 chú gà trống choai còn sống to khỏe, lông mượt, mào đẹp, cựa chắc, to vừa tầm. Tuyệt đối không chọn gà khuyết tật, lờ đờ sẽ bị tổ nghề quở trách vì không thành tâm. Khiến cho việc làm ăn không suôn sẻ, thuận lợi. Thậm chí còn có thể xảy ra những bất trắc.
- 1 chai rượu nếp trắng
- 1 thẻ nhang thơm
Bước 2: Tiến hành nghi thức cúng theo sự sắp xếp của chủ lễ là người đại diện nhóm thợ hồ để thực hiện khấn vái. Người thợ mới vào nghề hoặc chủ lễ sẽ đích thân đặt lễ cúng lên bàn thờ tổ và vái ba vái.
Bước 3: Chủ lễ tiến hành rót rượu trao cho thợ mới 1 ly rượu trắng. Người thợ hồ mới vào nghề kính cẩn đón lấy ly rượu và uống hết; xem như là đã hoàn thành thủ tục nhập môn. Người chủ lễ cũng cũng cần uống cạn ly như một lời chấp thuận và hứa sẽ chỉ dạy môn đồ thật tận tình tận nghĩa.
Nghi thức cúng giỗ tổ nghề thợ hồ diễn ra như thế nào?
Một số điểm lưu ý mà bạn nhớ khi thực hiện nghi thức cúng giỗ tổ nghề thợ hồ như sau:
Thời gian, địa điểm tổ chức lễ cúng
Thời gian: sáng ngày 20 tháng Chạp hàng năm. Nên tổ chức buổi lễ cúng từ buổi sớm thay vì để đến chiều mới tổ chức.
Sau khi kết thúc lễ cúng, anh em trong nghề có thể ngồi lại với nhau để tâm sự, chia sẻ hoặc liên hoan.
Nếu tổ chức vào buổi chiều thì vận khí sẽ không tốt (do khí âm buổi chiều tối tích tụ nhiều); thêm là anh em trong nghề không có nhiều thời gian để ngồi lại chuyện trò, tâm sự.
Tổ chức tại nơi làm việc tạo điều kiện cho anh em làm việc trong ngành dễ tụ họp hơn. Đồng thời tổ nghề thợ hồ cũng có thể chứng giám cho công việc và phù hộ cho việc làm ăn được thuận lợi.
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ tươm tất
Mâm cúng cần được chuẩn bị nhanh chóng, tươm tất, đầy đủ, tránh xảy ra sai sót. Tiếp theo, các đồ lễ trong mâm cúng được bày biện ngay ngắn, đẹp mắt. Những món đồ mặn thì bày ở trung tâm; xung quanh là xôi chè, bát đũa, phía trước là bình hoa tươi; giấy tiền vàng, chén trà, nước, rượu, hương nhang.
Tất cả các thức được đặt trên bàn sơn gỗ đỏ có đặt miếng gỗ ghi chữ “Tổ sư” ý thể hiện đây là mâm cúng giỗ tổ nghề và mong tổ nghề về thụ hưởng.
Nghi thức cúng lễ diễn ra nghiêm chỉnh
Mâm cúng được hoàn tất thì các anh em trong nhóm thợ hồ đều cần tập trung đứng trước bàn cúng để thành tâm khấn vái. Mọi người sẽ đứng sau người thợ chính (người có vai trò quan trọng nhất và được mọi người tín nhiệm nhất trong nhóm thợ); để người thợ chính lên hương đèn và đại diện làm lễ khấn vái.
Người chủ trì bắt đầu đọc bài văn khấn giỗ tổ nghề thợ hồ to, rõ ràng. Nội dung chính xoay quanh việc cảm ơn tổ nghề đã sáng tạo ra nghề; và cầu mong tổ nghề phù hộ độ trì cho những người làm việc trong ngành làm ăn thuận lợi, phát đạt, suôn sẻ; đặc biệt phải tuyệt đối bình an. Đồng thời, bày tỏ niềm hy vọng nghề sẽ được tồn tại và phát triển lâu dài để con cháu đời sau kế nghiệp.
Sau khi đọc bài văn khấn, chủ lễ và các anh em trong nhóm thợ hồ vái 3 vái rồi lùi xuống để thời gian cháy tuần hương tổ nghề thụ lộc.
Một số lưu ý khi tiến hành nghi thức cúng giỗ tổ nghề
Trong thời gian làm lễ mọi người ăn mặc chỉnh tề, thái độ cần nghiêm túc. Ngoài người đại diện khấn vái ra thì những người còn lại cần giữ im lặng; không cười cợt để thể hiện lòng thành tâm của mình với tổ nghề.
Khi nhang đã cháy hết, người chủ lễ đem tiền vàng đi đốt để tổ nghề nhận lễ vật; rồi hạ mâm cúng để anh em trong nhóm thợ cùng hưởng lộc.
Ngày cúng tổ nghề là dịp để anh em trong nghề có thể cùng tụ tập để chia sẻ những kinh nghiệm làm nghề. Vì vậy, ngày lễ cúng này đặc biệt rất có ý nghĩa với anh em thợ hồ nói riêng; và anh em ngành xây dựng nói chung.
Chắc hẳn với những chia sẻ trên đây về mâm cúng giỗ tổ nghề xây thợ hồ; bạn đã hình dung ra được cần chuẩn bị những gì và tiến hành lễ cúng như thế nào rồi chứ? Bạn có thể tham khảo dịch vụ đồ cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm để có được mâm cúng giỗ tổ nghề chỉn chu và tươm tất nhất.
[ Mâm cúng giỗ tổ nghề thợ hồ | hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề thợ hồ | lễ vật cúng giỗ tổ nghề | lưu ý khi cúng giỗ tổ nghề | bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề | đặt mâm cúng giỗ tổ nghề trọn gói ]