Thờ cúng ông bà tổ tiên là truyền thống của người Việt từ xưa tới nay. Thông qua việc thờ cúng con cháu đời sau muốn bày tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục đối với những người đã khuất. Và cho dù xã hội có phát triển, thay đổi thì tập tục này vẫn được con cháu đời sau duy trì.
Trong mỗi một gia đình người Việt đều có bàn thờ để thờ cúng ông bà tổ tiên. Vào những ngày giỗ tết con cháu lại tập trung quây quần bên nhau cùng nhau làm những mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên ông bà.

Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
- 1 Người Việt và phong tục thờ cúng ông bà
- 2 Ý nghĩa của tục thờ cúng ông bà, tổ tiên
- 3 Đặt bàn thờ ông bà đâu?
- 4 Những ngày cúng giỗ ông bà
- 5 Mâm cúng giỗ ông bà
- 6 Những món ăn thường xuất hiện trong mâm cúng đám giỗ của từng vùng miền
- 7 Có nên duy trì tục cúng giỗ ông bà?
- 8 Một số những lưu ý khi thực hiện làm mâm cỗ đám giỗ
- 9 Mua đồ cúng giỗ ông bà ở đâu?
Người Việt và phong tục thờ cúng ông bà
Người Việt luôn đặt chữ Hiếu lên trên đầu, thế hệ sau phụng dưỡng thế hệ trước như một truyền thống tốt đẹp trong mọi gia đình. Chúng ta cũng không biết chính xác tục thờ cúng tổ tiên có từ bao giờ chỉ biết rằng đây là một những nét đẹp trong văn hóa của người Việt và đã được duy trì từ lâu đời.
Con người Việt chúng ta từ trước đến nay sống luôn biết hướng về quá khứ, luôn trân trọng quá khứ của mình và tưởng nhớ tới những người đã sinh ra chúng ta. Không những chỉ biết hiếu thảo với đấng sinh thành khi còn sống mà ngay cả khi họ đã khuất vẫn luôn tưởng nhớ đến họ trong ký ức.
Chúng ta luôn có niềm tin rằng cho dù những người đã khuất, đã sang thơ giới bên kia thì họ vẫn ở gần con cháu, vẫn về nơi họ sống để dõi theo bước chân của con cháu trong nhà. Chính vì lẽ đó mà trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ ông bà tổ tiên – những người đã khuất. Gia chỉ sẽ chọn một nơi trang nghiêm nhất trong nhà để lập bàn thờ cúng gia tiên. Vào trong những ngày rằm, mồng một và giỗ tết con cháu luôn thắp hương cúng tổ tiên để mời mọi người về cùng chung vui với con cháu.
Ý nghĩa của tục thờ cúng ông bà, tổ tiên
Hướng về cội nguồn
Con người chúng ta không tự dưng mà sinh ra, ai cũng phải có nguồn cội. Ông bà tổ tiên là người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. trách nhiệm của chúng ta là phải phụng dưỡng đấng sinh thành và cho dù họ không còn sống thì vẫn phải thờ cúng để thể hiện lòng biết ơn. Tục thờ cúng chính là một minh chứng cho việc người Việt chúng ta luôn biết hướng đến cội nguồn.
Thể hiện ý nghĩa nhân văn
Mặc dù không có một khuôn phép nào về tục thờ cúng giỗ ông bà, tổ tiên thế nhưng phong tục này vẫn được duy trì từ đời này sang đời khác. Phong tục thờ cúng này còn thể hiện tính nhân văn của con người Việt, điều này ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người. Chúng ta thờ cúng giỗ ông bà là để ông bà dưới suối vàng biết được rằng con cháu trên này vẫn luôn biết ơn, luôn hướng tới cội nguồn của mình và mong ông bà luôn che chở, bảo vệ con cháu.
Tôn thờ chữ Hiếu
Chữ Hiếu trong văn hóa người Việt luôn được tôn thời. Thế hệ sau phải biết hiếu thảo với thế hệ trước. Việc làm giỗ cúng ông bà tổ tiên là một trong những cách thức thể hiện sự hiếu thảo của con cháu với những người đã khuất. Trong những ngày giỗ chúng ta luôn có hương hoa hoặc làm mâm cơm cúng dâng lên ông bà với lòng tôn trọng và sự biết ơn. Chúng ta luôn thầm mong cho ông bà dưới suối vàng sẽ không cô đơn, lạnh lẽo mà vẫn có con cháu dõi theo.
Luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp
Bất kể một tập tục, tín ngưỡng nào đều hướng con người tới những giá trị tốt đẹp nhất. Tục thờ cúng giỗ ông bà cũng vậy, thông qua tục lệ này giúp chúng ta biết cách hoàn thiện bản thân hơn, biết đặt chữ Hiếu lên trên. Khi chúng ta đặt niềm tin vào một tập tục, tín ngưỡng nào đó sẽ giúp chúng ta biết cách hoàn lương, hướng thiện và hạn chế làm những điều không tốt vì chúng ta luôn nghĩ mọi hành động của mình ông bà dưới suối vàng đều biết được. Chính vì vậy khi làm những điều không tốt thì sẽ cảm thấy xấu hổ.
Đặt bàn thờ ông bà đâu?
Việc cúng giỗ ông bà tổ tiên là tập tục trong văn hóa người Việt và được duy trì từ lâu đời. Mỗi gia đình người Việt chúng ta đều lựa chọn một vị trí đẹp nhất trong nhà để lập bàn thờ gia tiên. Bàn thờ gia tiên là một nơi kết nối hay còn được gọi là sợi dây kết nối con cháu với những người đã khuất.
Việc đặt bàn thờ ở đâu tùy thuộc vào vị trí từng căn hộ của mỗi gia đình cũng như việc đặt bàn thờ phải hợp với hướng của gia chủ.

Đặt bàn thờ tại tầng 1 của ngôi nhà
Khi lựa chọn tầng một làm nơi đặt bàn thờ thì vị trí ngay chính gian giữa sẽ là nơi thích hợp nhất để đặt bàn thờ. Bàn thờ thường được đặt tại phòng khách của gia đình – là không gian chung để cả gia đình sinh hoạt cũng như tiếp khách. Tuy nhiên khi đặt bàn thờ ở đây bạn cần lưu ý một số điểm như:
- Bàn thờ phải được đặt xa khu vệ sinh và khu vực bếp
- Bạn nên chọn chỗ đón được ánh nắng mặt trời nhất để khi thắp hương khói hương không bị tụ trên bàn thờ
- Bạn nên đặt bàn thờ nơi kín gió để tránh những lúc gió to ảnh hưởng tới chân hương và khi thắp hương sẽ bị gió tạt.
- Ngoài ra bàn thờ không nên đặt ngay chính giữa cửa nhà
Đặt bàn thờ tại tầng thượng
Một số gia đình nhà tầng thì thường hay để bàn thờ ở tầng thượng. Lý do đặt ở tầng thượng bởi họ quan niệm rằng ở trên tầng thượng là không gian kín đáo, riêng tư và không ồn ào, phù hợp cho việc thờ cúng. Trên tầng thượng lại luôn cao ráo, thông thoáng phù hợp cho việc thờ cúng.
Những ngày cúng giỗ ông bà
Theo phong tục của người Việt thì ngày cúng giỗ ông bà thường được chia thành 3 ngày:
Giỗ đầu
Giỗ đầu là ngày cúng giỗ lần đầu tiên (vào năm thứ nhất) khi người thân mới mất. Đối với ngày giỗ đầu người thân mới mất, trong khoảng thời gian người thân vẫn còn rất đau lòng, nỗi nhớ người đã mất chưa nguôi ngoai. Việc tổ chức làm lễ giỗ đầu một phần để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất, một phần để bớt đi nỗi nhớ người thân.
Giỗ hết
Giỗ hết được tổ chức khi người thân mất tròn 20 năm. Thời điểm này chúng ta vẫn chưa vơi bớt nỗi buồn và sự nhớ thương người thân. Trong ngày giỗ hết con cháu cũng sẽ làm mâm cỗ cúng để tưởng nhớ đến người thân.
Giỗ thường
Trong ngày giỗ thường thì gia chủ vẫn làm cỗ cúng như bình thường nhưng không mở rộng như giỗ đầu và giỗ hết. Gia chủ có thể chỉ cúng giỗ trong quy mô gia đình.
Mâm cúng giỗ ông bà
Xưa nay cha ông ta thường quan niệm rằng lúc còn sống thích ăn gì thì khi chết cũng vẫn ưa thích những món đó nên trong những ngày giỗ gia chủ ngoài những lễ vật trong mâm cỗ gia chủ còn thường làm thêm một số món “tủ” của những người đã chết.
Mâm cúng giỗ ông bà thường có những món sau:
- 1 con gà luộc hoặc thịt lợn luộc hoặc cũng có thể thay thế bằng giò
- Xôi đậu xanh hoặc bánh chưng
- 1 món xào
- 1 món nấu
- 1 món rán
- Mâm ngũ quả
- Vàng, hương, giấy tiền
- Chè, thuốc, nước
- Rượu, trầu, cau
Việc chuẩn bị mâm cúng giỗ như thế nào còn tùy thuộc vào từng gia đình, văn hóa từng vùng miền. Ở một số gia đình, một số nơi có tục làm cỗ chay để cúng giỗ ông bà.
Những món ăn thường xuất hiện trong mâm cúng đám giỗ của từng vùng miền
Những món ăn thường xuất hiện trong đám giỗ của người miền Bắc
Đối với những người miền Bắc thì các món ăn được chuẩn bị trong mâm cúng đám giỗ thường có những món mang văn hóa từ xưa. Sau đây là những món ăn mà chúng ta thấy chúng thường xuất hiện trong mâm cúng tại các địa phương miền Bắc:
- Các món ăn mặn thường gặp trong mâm cúng của người miền Bắc bao gồm: thịt luộc, gà luộc, chả,…
- Các món ăn như măng xào, rau xào cũng được sử dụng rất nhiều.
- Thông thường chúng ta sẽ thấy các loại xôi sẽ xuất hiện trong các mâm cúng đám giỗ của người Bắc. Đặc biệt xôi nấu với các loại đậu được sử dụng rất phổ biến.
- Bánh chưng cũng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng ở miền Bắc
- Cơm trắng
- Ngoài ra cũng có nhiều gia đình chuẩn bị thêm các món trộn, gỏi để tăng thêm màu sắc và tính đa dạng của mâm cúng.
Đây chỉ là những món ăn thường gặp trong mâm cúng ở miền Bắc, ngoài ra cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình mà có sự điều chỉnh cho phù hợp nhất. Ngoài ra, những món ăn trong mâm cúng cũng phụ thuộc rất nhiều vào nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Tuy nhiên dù chế biến món ăn nào thì bạn cũng cần chuẩn bị bằng tấm lòng thành kính để thể hiện được tấm lòng thành kính dành cho người đã mất.
Các món ăn xuất hiện trong mâm cúng đám giỗ của người miền Trung
Như chúng ta đã biết thì văn hóa ẩm thực của người miền Trung bị ảnh hưởng nhiều từ thời các vua chúa. Cũng chính vì thế mà các món ăn được chuẩn bị trong mâm cúng đám giỗ của người miền Trung có phần cầu kỳ hơn. Theo quan niệm của người dân miền Trung thì các món ăn cơ bản của một mâm cúng cần phải có đầy đủ các nhóm món xào, luộc, canh, chiên. Cụ thể là:
- Đối với nhóm luộc thì chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn như thịt heo luộc, thịt gà luộc/hấp, thịt vịt luộc/hấp,…
- Đối với nhóm xào thì những món như đậu đũa xào, măng xào,súp lơ xào,… là những món thường gặp nhất.
- Đối với nhóm chiên thì thường gặp nhất là các món thịt heo chiên,thịt gà chiên, tôm chiên, cá chiên, mực chiên,….
- Còn đối với các món canh thì người dân miền Trung thường lựa chọn các loại canh rau củ, canh khổ qua nhồi thịt, canh miến,…
Các món ăn xuất hiện trong mâm cúng đám giỗ của người miền Nam
Do tính tình phóng khoáng và ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phương Tây nên các món ăn trong mâm cúng đám giỗ của người miền Nam không quá cầu kỳ. Gần giống như người miền Trung thì người miền Nam cũng sắp xếp mâm cúng theo nguyên tắc: các món luộc, món hầm, món kho, món xào.
- Đối với nhóm hầm thì chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn như thịt thịt heo/giò heo hầm, xương hầm, gà hầm,….
- Đối với nhóm luộc thì những món như thịt heo ba chỉ luộc, thịt gà luộc,… là những món thường gặp nhất.
- Đối với nhóm xào thì thường gặp nhất là các món củ cải xào, rau cải xào, rau củ xào,…
- Đối với nhóm kho thì chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp các món ăn như cá lóc kho nước dừa và thịt heo kho,…
- Bên cạnh đó thì món canh cũng là món món ăn không thể thiếu đối với mâm cúng đám giỗ của người dân miền Nam. Về món canh thì người miền Nam thường lựa chọn các món như canh chua, canh khổ qua, canh rau,…
Có nên duy trì tục cúng giỗ ông bà?
Trong cuộc sống bận rộn, tấp nập như hiện nay cũng đã có nhiều bạn đặt ra câu hỏi có nên duy trì tục cúng giỗ ông bà không? Bởi có lẽ họ lý giải rằng điều này mất khá nhiều thời gian, việc tổ chức cúng giỗ linh đình con cháu mất thời gian, đặc biệt với những người xa quê thì ngày này lại phải thu xếp thời gian về quê ăn giỗ….. Tuy nhiên suy nghĩ như vậy là không đúng, không đúng với thuần phong mỹ tục, với tục lệ của người Việt.
Mặc dù người thân của chúng ta đã khuất núi thế nhưng cây phải có cội, sống phải có nguồn. Chúng ta có được ngày hôm nay là do cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng. Chúng ta “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” phải biết đến cội nguồn. Thờ cúng ông bà trong ngày giỗ không chỉ là nhớ đến công lao của người đã khuất mà đây còn là dịp để con cháu được quây quần bên nhau. Đối với những người con đi làm xa, lâu ngày không được về thì đây còn là dịp để về thăm quê hương, tham họ hàng làng xóm.
Như vậy cho dù xã hội có phát triển, cuộc sống con người có bận rộn đi chăng nữa thì tục cúng giỗ ông bà vẫn sẽ mãi được duy trì. Thực hiện phong tục này để chúng ta luôn hướng đến những gì tốt đẹp, nhớ tới cội nguồn ông cha.
Một số những lưu ý khi thực hiện làm mâm cỗ đám giỗ
Đối với những mâm cỗ cúng giỗ
Bạn tuyệt đối không được nếm hoặc ăn thử những món chế biến trước khi bán tiến hành thắm hương. Vì như vậy, sẽ rất bất kính với những người đã khuất.
Trong mâm cúng các gia chủ cũng không nên đặt những món như gỏi hay một số những thức ăn còn sống có mùi tanh. Điều này sẽ vô cùng ô ế trong việc thờ cúng.
Đối với mâm cỗ cúng bạn cần chuẩn bị thêm cơm, gạo và muối.
Đối với đèn nhang các gia chủ cần phải thắp trước khi tiến hành bày thức ăn lên.
Đối với mâm cỗ đãi khách
Với đồ ăn đãi khách các gia chủ cần phải bày trí một cách gọn gàng và sạch sẽ.
Đối với mâm cỗ đãi khách cần phải chuẩn bị đầy đủ bát, dũa, giấy ăn cho một số người ngồi.
Đồ ăn các gia chủ cũng nên đảm bảo được sự vừa miệng và không quá mặn cũng không quá nhạt trong lúc ăn.
Mua đồ cúng giỗ ông bà ở đâu?
Mâm cúng giỗ ông bà là điều vô cùng quan trọng, việc chuẩn bị các lễ vật cúng cần phải được chuẩn bị cẩn thận và thành tâm. Và nếu bạn muốn tìm kiếm một địa chỉ uy tín để sắm lễ vật này thì bạn có thể tìm mua tại Đồ Cúng Nhân Tâm. Lý do bạn chọn Đồ Cúng Nhân Tâm là nơi cung cấp đồ cúng giỗ ông bà là bởi đây là địa chỉ uy tín, đảm bảo cung cấp cho khách hàng đầy đủ các lễ vật trong mâm cúng giỗ ông bà.
Hơn nữa, với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất hiện nay chúng tôi đảm bảo rằng chỉ cần bạn cho chúng tôi ý định, mong muốn của bạn là chúng tôi có thể lên kế hoạch và giúp bạn chuẩn bị mâm lễ cúng tốt nhất. Và điều quan trọng khác bạn sẽ không phải lo tới mức giá, bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất khi sở hữu các lễ vật tại Đồ Cúng Nhân Tâm.
Cúng giỗ ông bà là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt bao đời nay. Cho dù cuộc sống có bận rộn như thế nào thì trong ngày giỗ ông bà chúng ta cần phải làm mâm cơm cúng giỗ để hương khói tới những người đã khuất. Đây chính là cách để chúng ta tưởng nhớ tới người những người có công sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn.