Làm lễ cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Lễ cúng này cần lưu ý điều gì? XEM NGAY bài viết sau để biết thêm chi tiết.
Với thâm niên trong lĩnh vực cung cấp mâm cúng, Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm sẽ cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng cần làm trong lễ cúng giao thừa. Đặc biệt là việc nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước. Điều này sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo nhất.

Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Ý nghĩa tâm linh của lễ cúng giao thừa
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người thắc mắc nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước. Đây là một lễ cúng rất quan trọng trong năm của mỗi gia đình. Buổi lễ không chỉ là khoảnh khắc đưa tiễn năm cũ, chào đón năm mới. Thực chất, đây còn là lễ tiễn chào vị Thần cai quản nhân gian của năm cũ, nghênh đón vị thần mới tiếp quản.
Theo quan niệm dân gian, mỗi năm, Ngọc Hoàng sẽ phái các vị Hành khiển và Phán quan mới xuống để cai quản việc nhân gian. Vì thế, trong đêm giao thừa, các gia chủ sẽ bày biện mâm cỗ để ngoài trời. Điều này giúp thể hiện lòng thành với các vị thần cũ và mới xuống làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, do công việc tiếp quản công việc của các vị thần bận rộn. Vì thế, mâm cỗ thường được chuẩn bị sẽ hạn chế các món ăn nóng. Bởi các vị thần sẽ không có thời gian để ngồi lâu bên mâm cỗ trong nhà. Thay vào đó, họ chi có thể dừng lại một lát ngoài trời để chứng kiến lòng thành của gia chủ mà thôi.

Giải đáp thắc mắc cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Việc cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người cho rằng, cúng ở đâu trước cũng được, miễn là có lòng thành. Thực tế, lòng thành là điều cần có không chỉ trong lễ cúng giao thừa mà trong mọi lễ cúng bái. Nhưng, cúng bái cũng phải đảm bảo đúng thứ tự trước sau, đúng tôn ti.
Các chuyên gia phong thủy nhận định, cúng giao thừa nên cúng ở ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà. Bởi, cúng ngoài trời là cúng Trời, Phật, Thần Thánh. Đây cũng là nghi lễ đưa tiễn Hành khiển và Phán quan cũ, chào đón Hành khiển, phán quan mới. Vì thế, làm lễ cúng thần trước là điều đương nhiên. Sau khi cúng ngoài trời xong, gia chủ mới vào làm lễ cúng gia tiên trong nhà.
Những tục lệ phổ biến được làm trong đêm giao thừa
Cúng giao thừa thôi là chưa đủ, đêm giao thừa hay còn gọi là đêm trừ tịch; người Việt thường sẽ thực hiện nhiều tục lễ nhằm mang đến những điều may mắn trong cuộc sống. Điển hình như một số nghi lễ sau:
Lễ chùa đền trong đêm giao thừa
Rất nhiều người chọn đi chùa, đền để lễ vào thời khắc năm mới. Theo quan niệm của người Việt, đây là lúc mà các vị Thần, Phật hiển linh tại chùa, đền. Vì thế, đi lễ vào lúc này sẽ giúp cho lời cầu nguyện sự che chở, phù hộ độ trì cho bản thân, gia đạo cũng sẽ dễ được linh ứng hơn. Ngoài ra, nhiều người cũng thường xin quẻ đầu năm để biết được năm mới này chuyện gia đạo có thuận lợi hay không.
Kén hướng xuất hành
Cúng giao thừa xong, một tục lệ được người Việt rất quan tâm chính là kén hướng xuất hành. Điều này được cho rằng sẽ mang đến sự may mắn, thuận lợi quanh năm nếu xuất hành đúng giờ, đúng hướng tốt.
Hái lộc đầu năm
Cùng với việc đi chùa, đền vào đêm giao thừa, người Việt thường có tục lệ hái lộc đầu năm. Thường thì mọi người sẽ hái một cành cây nhỏ mang tính tượng trưng. Đây được xem như lộc lá mà Thần Phật ban cho đầu năm. Người ta sẽ mang cành lộc này về cắm trên bàn thờ gia tiên đến khi héo mới hạ xuống.
Xin nhang lộc
Thay vì việc hái lộc, nhiều người chọn cách xin nhang lộc tại chùa, đền. Điều này có nghĩa là khi đến chùa, đền, bạn vẫn đốt nhang và khấn trước án của Thần Phật như bình thường. Tuy nhiên, sau đó, bạn sẽ mang nhang này về cắm tại bát nhang trên bàn thờ gia tiên mình. Đây được xem là một cách tượng trưng cho sự phát đạt. Mang nhang cúng trước Thần Phật về nhà sẽ có được sự phù hộ độ trì quanh năm thêm may mắn hơn.

Xông đất
Đây là một nét văn hóa độc đáo từ xa xưa của người Việt. Các gia chủ sẽ tìm người hợp tuổi trong năm để nhờ đến nhà xông đất trong đêm giao thừa. Đây được cho là cách mang đến sự may mắn, thịnh vượng trong năm mới. Bên cạnh đó, nếu trong nhà có người phù hợp, bạn cũng có thể chọn họ để tự xông đất cho gia đình.
Những điều quan trọng cần biết khi làm lễ cúng giao thừa
Ngoài việc tìm hiểu cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước; bạn cũng nên lưu ý một vài thông tin quan trọng sau. Nó có thể giúp bạn hoàn tất lễ cúng được thuận lợi và tốt đẹp nhất.
Ai nên làm lễ cúng giao thừa?
Tốt nhất, người làm lễ cúng giao thừa nên là người chủ của gia đình. Đây là người có đủ tư cách để đứng ra đại diện cho cả gia đình nhằm cầu xin sự phù hộ của Thần linh, tổ tiên. Gia chủ sẽ gửi gắm những lời ước nguyện về một năm mới bình an, may mắn, thịnh vượng cho toàn gia đạo. Trong trường hợp, gia chủ vì lý do nào đó không có mặt trong lễ cúng (đã chết, bị bệnh…) thì người thay thế là người lớn tuổi nhất trong nhà.
Dù là gia chủ hay ai đứng ra làm lễ cúng giao thừa cần phải tắm rửa sạch sẽ. Ngoài ra, quần áo cũng phải ăn mặc gọn gàng, trang nghiêm. Ngoài ra, trước khi làm lễ cúng, người chủ lễ không được ăn các món từ linh, thịt chó mèo hay cá chép. Bởi đây là điều sẽ vi phậm ngũ phương long mạch thần linh. Đặc biệt, phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh cũng cần tránh xa nghi lễ này để không bị thần linh trách phạt.
Cúng giao thừa lúc mấy giờ là tốt nhất?
Thời gian tốt nhất để cúng giao thừa là vào giờ Tý. Tức là từ 23h của ngày 30 tháng Chạp Âm lịch đến 1 giờ sáng ngày 1 tháng 1 Âm lịch năm tiếp theo. Sau khi cúng, chờ đến khi nhang cháy khoảng 1/3 là chủ lễ có thể tiến hành hóa vàng. Không nên hóa vàng khi hương đã tàn hết. Bởi theo quan niệm cha ông xưa; việc hóa vàng khi hương đang cháy mới linh thiêng. Điều này sẽ được sự chứng giám của thần linh, tổ tiên.
Tư thế cúng giao thừa như thế nào mới đúng?
Ngoài việc biết được cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước; thì lễ cúng này sẽ còn nhiều điều cần lưuý. Đặc biệt là tư thế cúng sao cho đúng chuẩn. Tùy theo người cúng là đàn ông hay phụ nữ mà tư thế khi hành lễ sẽ khác nhau.
Đối với đàn ông
Người cúng cần đứng thẳng, hai tay chắp trước ngực. Sau đó, giở cao lên ngang trán và cúi người xuống. Đặt hai tay đang chắp lại đến gần chiếu hay mặt đất thì xòe ra và úp lại. Cúng lúc với động tác tay là hay chân quỳ xuống đất, cúi rạp đầu xuống chiếu hay đất theo tay. Đây là tư thế phủ phục.Tiếp theo, người cúng tiếp tục đưa người về ở tư thế ban đầu và lặp lại động tác vái, quỳ và phủ phục như vậy 3 lần.
Đối với phụ nữ
Tư thế cúng của phụ nữ khác với đàn ông. Khi cúng, người phụ nữ sẽ quỳ cả hai đầu gối xuống. Mông đặt lên 2 gót chân. Hai tay chắp lại và đưa lên cao. Sau đó, thưc hiện tư thế phủ phục xuống mặt đất hay chiếu rồi úp hai bàn tay lại. Lặp lại động tác liên tục 3 lần trong quá trình làm lễ.
Ngoài ra, phụ nữ cũng có thể thực hiện tư thế cúng bằng cách ngồi bệt xuống đất hay chiếu. Hai chăn vắt chéo sang một bên. Sau đó, thực hiện động tác chắp tay và phủ tục như trên 3 lần.

Mâm cúng giao thừa chuẩn bị như thế nào?
Bạn đừng chỉ quan tâm việc cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước. Có một điều rất quan trọng mà bạn cần phải chú ý chuẩn bị từ trước ngày giao thừa. Đó chính là chuẩn bị mâm cúng. Tùy theo mâm cúng trong nhà hay cúng ngoài trời mà bạn sẽ có sự chuẩn bị khác nhau.
Tuy nhiên, đa số người Việt sẽ chọn cách chuẩn bị mâm cúng theo điều kiện kinh tế của mình. Miễn sao, trong mâm cúng có đầy đủ các lễ vật như:
- Gà trống luộc hay thủ lợn
- Xôi
- Bánh chưng
- Rượu trắng
- Nước trà
- Hoa quả
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Tiền vàng…
Riêng mâm cúng giao thừa ngoài trời cần có thêm mũ của quan hành khiển và chén gạo, chén muối. Bởi sau khi làm lễ xong, gia chủ sẽ tiến hành rải gạo muối xung quanh nhà ra ngõ. Đây là cách nhằm xua đi những điều không may mắn để năm mới thêm thuận lợi và bình an hơn.
Ngoài ra, khi chuẩn bị mâm cúng giao thừa cũng nên chọn gà trống tơ là tốt nhất. Loại gà này thường mới tập gáy, chưa đạp mái. Vì vậy, lễ vật dâng lên để cúng cũng sẽ có sự thanh tịnh và sạch sẽ hơn.

Chọn dịch vụ cung cấp mâm cúng giao thừa chất lượng
Không ít người vì bận rộn cho việc chào đón năm mới nên không có thời gian để chuẩn bị mâm cúng. Cũng có nhiều người do không am hiểu về tục lệ này nên không biết phải chuẩn bị mâm cúng thế nào mới đúng. Giải pháp tốt nhất là tìm đến sự giúp đỡ của dịch vụ cung cấp mâm cúng.
Nhưng, bạn cần cân nhắc, tham khảo kỹ để chọn được dịch vụ uy tín, có chất lượng tốt. Đơn vị này phải đảm bảo mang đến cho bạn mâm cúng không chỉ đầy đủ, đúng chuẩn văn hóa Việt mà còn phải có độ ngon và sạch. Ngoài ra, mâm cúng cũng được cung cấp với mức giá hợp lý. Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp, nhanh chóng để mang đến sự thuận lợi, may mắn cho lễ cúng quan trọng này.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước mà bạn đang thắc mắc. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ cung cấp mâm cúng uy tín thì đừng ngần ngại chọn Đồ Cúng Nhân Tâm. Chúng tôi cam kết mang đến bạn sự phục vụ chuyên nghiệp, chất lượng nhất. Đặc biệt, dịch vụ cũng hỗ trợ bạn với bảng giá ưu đãi số 1 thị trường.
[ cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước | hướng dẫn cúng giao thừa | mâm lễ cúng giao thừa | không cúng giao thừa có được không | lễ vật cúng giao thừa ]