Cúng giao thừa ngoài sân và những điều mà bạn cần lưu ý

Cúng giao thừa ngoài sân là lễ cúng vô cùng quan trọng trong văn hóa  người việt. Vào khoảnh khắc giao thừa nhà nào cũng chuẩn bị một mâm cúng tươm tất. Phong tục cúng giao thừa đã có từ rất lâu đời. Cho dù xã hội có phát triển thì trong tiềm thức văn hóa của người Việt; nó vẫn là một nghi thức vô cùng quan trọng.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài sân cần phải chu đáo, cẩn thận mà không phải ai cũng biết. Và để giúp bạn đọc có thêm kiến thức về phong tục cúng giao thừa này; bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

phong tuc tho cung to tien cua nguoi viet 1 - Cúng giao thừa ngoài sân và những điều mà bạn cần lưu ý
Chuẩn bị mâm cúng gia tiên cúng giao thừa

Tìm hiểu thêm:

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa mà gia chủ nên biết

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết đoàn viên. Đây là thời khắc vô cùng thiêng liêng mà mọi thành viên trong gia đình đều muốn quây quần bên nhau. Trong đó có thể khẳng định rằng, giây phút giao thừa là khoảng thời gian có ý nghĩa nhất; là lúc mọi người tiễn năm cũ trôi đi và đón năm mới với nhiều niềm hy vọng mới. Và trong thời khắc này gia đình nào cũng chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài sân để làm lễ. Với tên gọi lễ giao thừa hay lễ trừ tịch là khoảng thời gian chuyển tiếp từ năm cũ sang năm mới. Thông thường sẽ là 12 giờ đêm 30 tháng chạp. 

Với phong tục cúng giao thừa ngoài sân (lễ trừ tịch) để mong xua đuổi đi những điềm xấu, những gì không may mắn của năm cũ vào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Lễ cúng giao thừa được diễn ra vào đêm cuối cùng của năm cũ. Bởi trong niềm tin tín ngưỡng của người Việt luôn tin rằng. Đây là thời khắc các vị quan Hành Khiển đang cùng nhau bàn bạc công việc và chuyển giao công việc cho nhau trong năm mới. Mười hai vị quan Hành Khiển sẽ cùng thay nhau cai quản công việc. Mỗi năm sẽ thay đổi một lần cho đến hết vòng là 12 năm. Việc thực hiện nghi lễ cúng giao thừa là để làm lễ tiễn đưa vị quan của năm cũ; chào đón vị quan cai quản của năm mới. 

>>  Hướng dẫn từ a-z thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi xây nhà

Vì sao lại cúng giao thừa ngoài sân?

Cúng giao thừa luôn được thực hiện ngoài trời. Vì có lẽ trong quan điểm tôn giáo của người Việt thì cao nhất là Trời. Việc cúng ngoài trời để xin các quan, xin thần Phật phù hộ để đất nước bình an, người người sức khỏe, bình an và may mắn. Còn lễ trong nhà thì chỉ là dâng lên tổ tiên, ông bà. Chính vì vậy mà cúng giao thừa sẽ được thực hiện ở ngoài sân.

phong tuc tho cung to tien cua nguoi viet - Cúng giao thừa ngoài sân và những điều mà bạn cần lưu ý
Mâm cúng giao thừa trong nhà

Lưu ý trong việc chọn hướng cúng lễ giao thừa ngoài sân như thế nào?

Theo quan niệm dân gian thì hướng Bắc là để cúng Thượng Đến; hướng Đông là để cúng Thiên Tử và Vua. Khi làm lễ cúng giao thừa gia chủ sẽ lựa chọn một chiếc bàn lớn bày ở giữa sân; hoặc giữa cửa chính của nhà mình để làm lễ và cũng để các Quan dễ nhìn thấy. Bởi theo tín ngưỡng họ tin tưởng rằng trong thời khắc giao thừa này các quan rất bận công việc nên lễ cúng phải được để ở chỗ dễ nhìn để các Quan có thể nhìn thấy rõ. 

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa như thế nào cho đủ?

Lễ cúng giao thừa một năm chỉ có một lần. Do đó gia chủ cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cũng như bày biện sao cho đẹp mắt nhất. Một mâm cúng giao thừa cơ bản cần phải có đầy đủ những lễ vật như sau:

  • Gà trống
  • Bánh chưng hoặc đĩa xôi đầy
  • Nến hoặc đèn
  • Vàng mã
  • Trầu câu
  • Rượu/chè
  • Mũ mã tế các vị thần
  • Muối và gạo: Sau khi cúng xong thì muối và gạo sẽ được dùng để rắc xung quanh để trừ ma. 

Trong những lễ vật kể trên, gà trống là lễ vật quan trọng mà gia chủ cần chuẩn bị. Gà phải chọn trống choai, khỏe mạnh, mào cờ, chân vàng. Tốt nhất là chọn loại gà chưa từng đạp mái.

Thông thường gia chủ còn thường lựa chọn xôi gấc để cúng giao thừa. Bởi quan niệm xôi gấc có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Đĩa xôi gấc được đơm bằng khuôn hình cánh hoa vô cùng đẹp mắt, sang trọng là lời thỉnh cầu tới các vị thần thánh để cầu mong sức khỏe và bình an cho cả gia đình.

Các lễ vật sẽ được bày biện đẹp mắt trong mâm hoặc trên một chiếc bàn ngay ngắn ở sân. Sau khi cúng bái các vị thần xong thì gia chủ sẽ cúng ở trong nhà để cầu khấn tới tổ tiên của gia đình nhà mình.

Mâm cúng giao thừa sẽ bao gồm hai loại là mâm cúng giao thừa trong nhà và mâm cúng giao thừa ngoài sân:

>>  Cách cúng khai trương cửa hàng mang tài lộc đầy cửa cho gia chủ

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Trong khi tất cả mọi thứ trên bàn thờ đều được dọn dẹp và bày biện đẹp. Gia chủ sẽ sắp một mâm cơm cúng giao thừa gồm những thứ nhau sau:

  • Mâm ngũ quả 
  • Đèn dầu hoặc nến, muối, gạo, 1 lọ hoa đẹp, 
  • Thông thường mâm cúng giao thừa trong nhà sẽ bao gồm 4 bát và 4 đĩa

Mâm cúng giao thừa ngoài sân

Đối với mâm cúng giao thừa ngoài sân sẽ có hai loại là mâm cúng cỗ mặn và mâm cúng cỗ chay

Mâm cúng cỗ mặn bao gồm: 01 con gà trống luộc, bánh chưng hoặc xôi, rượu, nước, chè, giò, đồ nấu (tùy theo phong tục từng nơi).

Mâm cúng cỗ chay bao gồm: Bánh kẹo các loại, mứt, cơm chay

Lựa chọn người cúng giao thừa như thế nào?

Người cúng giao thừa phải là người trong gia đình bạn và thường sẽ là chủ gia đình. Lễ cúng giao thừa là lễ cúng vô cùng quan trọng. Trong dịp đầu năm để cầu sức khỏe, may mắn và bình an nên chủ gia đình sẽ là người phù hợp nhất để làm lễ cúng. Người phụ trách cũng sẽ phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề; và thậm chí là nên kiêng một số món như thịt chó, thịt mèo….Nếu phụ nữ đang trong thời gian kinh nguyệt thì không nên làm lễ cúng.

Tư thế cúng giao thừa chuẩn nhất

Đối với nam giới

Khi làm lễ cúng nam giới sẽ đứng thẳng người, tư thế nghiêm chỉnh, hai tay chắp phía trước ngực và để ngang tầm trán. Tiếp đến sẽ cúi người xuống và hai tay chắp xuống gần mặt chiếu rồi xòe hai lòng bàn tay và úp xuống. Hai đầu gối quỳ dưới chiếu, cúi đầu gần hai tay.

Sau đó một tay để lên trên gối co lên và hơi nghiêng người về phía trước, đầu gối còn lại vẫn ở tư thế quỳ rồi lấy đà đứng lên, chân còn lại đứng lên. Cuối cùng lui người về phía sau và vái 3 vái.

Đối với nữ giới

Hai chân quỳ xuống chiếu, mông đặt lên 2 gót chân, 2 tay chắp lên trên ngang đầu rồi cúi người xuống. Đầu chạm mặt chiếu thì xòe hai lòng bàn tay úp sấp xuống chiếu và đặt đầu lên hai bàn tay. Ngoài ra, đối với nữ giới thì bạn còn có thể ngồi bệt xuống chiếu. Hai chân vắt chéo sang bên phải, bàn chân ngửa và đặt dưới đùi bên trái. Hai tay chắp đặt trước ngực rồi sau đó đưa lên cao ngang với chán.

Sắp mâm cúng giao thừa ngoài sân cần lưu ý những gì?

Việc cúng bái là vô cùng quan trọng. Mọi lễ vật bạn cần chuẩn bị chu đáo, thành tâm kính cần cúng bái và tránh để xảy ra bất cứ sai sót nào. Khi sắp mâm cúng giao thừa ngoài sân bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Theo quan điểm phong thủy thì bạn nên cúng giao thừa ngoài sân trước; sau đó mời vào cúng giao thừa trong nhà.
  • Mâm cúng giao thừa sẽ được đặt lên trên một cái bàn nhỏ cạnh bàn thờ. Bàn thờ chỉ để mâm ngũ quả và bánh kẹo. Sau khi cúng giao thừa xong thì sáng hôm sau bạn mới nên cất các lễ vật vào trong nhà.
  • Hoa để cúng trong ngày giao thừa phải là hoa tươi. Bạn không được sử dụng hoa giả bởi hoa giả tượng trưng cho những điều giả dối, không thành tâm.
  • Mâm cúng không cần quá cầu kỳ nhưng những lễ vật cơ bản thì cần phải có. Ví dụ như rượu, chè, thuốc, hoa quả… Và cũng tùy theo phong tục vùng miền cũng như điều kiện mà chuẩn bị một mâm cúng tương xứng.
  • Cúng đúng thời khắc giao thừa chuyển giao từ năm cũ sang năm mới (0 giờ ngày 30 tháng chạp tới 1 giờ ngày mùng 1)
  • Bạn có thể khấn theo đúng mẫu bài văn khấn; hoặc tự khấn những gì mà mình nghĩ ra và cầu mong các vị thần chứng giám cho lòng thành mình. Khi cúng bạn nên phát ra tiếng vừa phải không nên to quá hoặc nhỏ quá.
  • Trong ngày cúng giao thừa các thành viên trong gia đình phải hòa nhã, tránh cãi vã to tiếng.
  • Ngoài ra, trong đêm giao thừa mọi người lưu ý không nên soi gương. Bởi theo quan niệm dân gian soi gương vào thời khắc này thước thấy ma quỷ; và những điều không may mắn cho năm mới.
>>  Lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Bắc gồm những gì?

Việc cúng lễ giao thừa là vô cùng quan trọng, thiêng liêng do đó gia chủ cần lưu ý và thực hiện sao cho đúng nhất để cầu mong những điều tốt lành nhất với các thành viên trong gia đình.

Khi cúng thì gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng 

Đặt mâm cúng giao thừa ngoài sân ở đâu?

Nhiều gia chủ tín tâm và cẩn thận nên họ muốn tìm kiếm địa chỉ uy tín để đặt mâm cúng giao thừa cho gia đình nhà mình được đầy đủ và đúng tiêu chuẩn nhất. Và nếu bạn muốn tìm kiếm địa chỉ uy tín thì bạn có thể liên hệ với Đồ Cúng Trọn Gói để tìm đặt mâm cúng giao thừa. Tại Đồ Cúng Trọn Gói chuyên cung cấp các lễ vật cúng và mâm cúng giao thừa đúng tiêu chuẩn của khách hàng. Chỉ cần bạn nêu yêu cầu là chúng tôi đảm bảo chuẩn bị và sắp cho bạn một mâm cúng tươm tất và đầy đủ nhất.

Toàn bộ các lễ vật cúng đều được tuyển chọn sao cho chất lượng nhất và đảm bảo nhất. Mâm cúng luôn đảm bảo chất lượng, đầy đặn để gia chủ dâng cúng các vị thần linh trong đêm giao thừa.

Việc cúng giao thừa là nghi thức vô cùng quan trọng. Bạn cần phải hiểu rõ cúng giao thừa ngoài sân và trong nhà như thế nào để thực hiện cho đúng. Và nếu bạn cần tư vấn bất cứ thông tin gì liên quan tới việc đặt mâm cúng giao thừa bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi tại Đồ Cúng Trọn Gói.