Cúng đất đai mấy chén cơm mới đúng chuẩn?

Cúng đất đai được các gia đình thực hiện vào đầu năm và cuối năm. Tùy theo từng nơi mà việc tổ chức lễ cúng cũng có sự khác nhau. Vậy cúng đất đai mấy chén cơm mới đúng?

Cúng đất đai là một trong những truyền thống phong tục tâm linh của dân tộc Việt; và được truyền qua nhiều đời. Truyền thống tốt đẹp được lưu giữ tới tận ngày nay và được thế hệ con cháu rất coi trọng. Trong lễ cúng này cần phải chuẩn bị những đồ lễ gì; cúng đất đai bao nhiêu chén cơm; cách chuẩn bị lễ cúng và vật cúng ra sao… là điều mà không phải ai cũng rõ. Hãy cùng Thấy Là Thích tìm hiểu thông tin trong nội dung dưới đây; để chuẩn bị thật chu đáo lễ cúng đất đai sao cho chuẩn tâm linh nhé. 

Tìm hiểu thêm:

Cúng đất đai là lễ cúng gì?

Trong văn hóa của người phương Đông nói chung; và văn hóa của dân tộc Việt Nam nói riêng; trong mỗi ngôi nhà, tại mỗi mảnh đất đều sẽ có một vị thần Thổ Công. Vị thần này có trách nhiệm trông coi, giám sát và che chở cho cuộc sống, sức khỏe, công việc; phù hộ cho những người sống tại mảnh đất đó có được phú quý và tài lộc. Chính vì vậy, khi cần làm một công việc hoặc có sự thay đổi nào đó liên quan đến vấn đề đất đai; gia chủ cần phải làm lễ cúng đất (hay gọi là lễ cúng tạ đất, lễ cúng đất đai, lễ cúng Thổ Công, lễ cúng Thổ Địa…). Lễ cúng này nhằm để cầu khấn các vị thần phù hộ cho công việc và cuộc sống diễn ra trên mảnh đất được thuận lợi nhất. 

Ngoài ra, trong bất cứ lễ cúng nào liên quan đến gia tiên; gia chủ đều phải làm lễ xin phép thổ công; cho phép tổ tiên nhà mình được về để quy họp cùng với con cháu và thụ hưởng lễ vật mà con cháu dâng lên. 

Lễ cúng đất đai được người dân Việt Nam làm trong dịp cuối năm và vào dịp đầu năm mới. Lễ cúng nhằm báo cáo với Thổ Công và Thổ Địa những công việc trong năm mà gia chủ đã làm được; cảm tạ công ơn các vị quan thần đã che chở và phù hộ cho gia đình gia chủ. Đồng thời, lễ cúng cũng là lời cầu khấn các vị quan thần mang đến cho công việc làm ăn và cuộc sống của gia chủ ở năm mới may mắn và thuận lợi. 

Lễ cúng đất đai vào dịp đầu năm mới cũng thể hiện mong muốn của gia chủ được vị quan thần linh Thổ Công, Thổ địa bảo vệ đất đai nơi gia đình đang sinh sống; nhờ các vị quan thần đánh đuổi tà ma, cô hồn, dã quỷ lang thang tìm cách trêu trọc cuộc sống yên bình của gia đình.

Nhìn chung, lễ cúng đất đai vào cuối năm và đầu năm là một lễ cúng có tính chất vô cùng quan trọng. Thông thường, lễ cúng tạ đất cuối năm thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp; cùng với đó với lễ cúng ông Công và ông Táo. Vào thời điểm bước sang năm mới thì lễ cúng đất đầu năm thường được tổ chức vào ngày mùng 3 Tết. Ở một số gia đình, lễ cúng này được thực hiện cùng với lễ hóa vàng. 

>>  Nên chọn đồ bốc thôi nôi cho bé gái như thế nào?

Đối với việc khởi công xây dựng công trình trên đất; tức là sẽ động chạm tới long mạch thì gia chủ cần phải tìm hiểu riêng về lễ cúng động thổ và làm theo đúng hướng dẫn; để mọi việc đúng với tâm linh và phong thủy, hợp cung, hợp mệnh. 

Mâm lễ cúng đất đai

Nhiều gia đình chưa có kinh nghiệm thường sẽ không biết chuẩn bị mâm lễ cúng đất đai thế nào. Gia chủ có thể tham khảo danh sách lễ vật cúng đất đai dưới đây. Một mâm cúng lễ đất đai cũng tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình để sắm sửa. Tuy nhiên về cơ bản cần có các lễ vật sau đây:

  • Mâm ngũ quả (gồm 5 loại trái cây theo mùa, theo vùng miền)
  • Bình hoa tươi
  • Hương nhang
  • Nến cốc hoặc có thể sử dụng đèn cầy
  • Gạo và muối sạch
  • Nước trắng
  • Rượu trắng
  • Giấy cúng và tiền vàng
  • Bánh kẹo
  • Cơi trầu cau
  • Xôi và chè
  • Cháo
  • Gà luộc cả con; sử dụng gà trống để cúng, nếu không có, gia chủ có thể dùng chân giò luộc thay thế
  • Bia và nước ngọt
  • Thuốc lá và ấm trà

Ngoài các lễ vật trên, gia đình cũng cần phải chuẩn bị một mâm đồ vàng mã bao gồm:

  • 5 con ngựa đủ các màu gồm màu đỏ, màu vàng, màu chàm tím, màu xanh, màu trắng và trên lưng của mỗi con ngựa sẽ được đặt thêm 5 bộ mũ, áo 10 lễ tiền vàng và hoa cỡ nhỏ, kèm theo cờ lệnh, roi và kiếm.
  • 1 con ngựa màu đỏ có kích thước lớn hơn so với 5 con ngựa trên, đi kèm với nó cũng là cờ, roi, kiếm, áo, mũ, và hia.
  • 1 cây vàng hoa đỏ bao gồm 1000 vàng.
  • 50 lễ tiền vàng được dùng để cúng gia tiên tiền tổ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ toàn bộ các lễ vật, gia đình đã có thể bắt đầu lễ cúng đất đai và Thổ Công. Lễ cúng này thường sẽ được thực hiện ở ngoài trời. Trong trường hợp đối với các gia đình ở chung cư hoặc ở vị trí mặt đường, không có khoảng sân rộng thì việc làm lễ ngoài trời vô cùng bất tiện. Do đó, gia đình có thể làm lễ trong nhà, chỉ cần làm lễ cúng với tấm lòng thành kính và tâm thiện lương thì lễ cúng sẽ hoàn toàn thành công. 

Cúng đất đai mấy chén cơm?

Theo như quan niệm văn hóa tâm linh của người dân Việt thì ở mỗi vùng đất mà chúng ta cư trú đều có một vị quan thần linh chịu trách nhiệm cai quản. Chúng ta vẫn thường gọi là Thổ Công. Cũng chính bởi lý do này mà khi chúng ta thực hiện công việc xây dựng trên mảnh đất như động thổ, đào móng, sửa nhà thì đều phải làm lễ cúng thổ công. 

Hằng năm, vào dịp đầu năm và cuối năm, người ta cũng tổ chức lễ cúng đất đai. Lễ cúng đất đầu năm là để cầu mong các thần linh phù hộ, che chở và đem đến may mắn, thuận lợi cho gia chủ trong cả một năm.

>>  Mâm cúng mùng 5 tháng 5

Lễ cúng đất đai chính là việc báo cáo với quan thổ công và cầu thổ công đánh đuổi tà ma, ác quỷ. Do đó, trong lễ cúng này người ta còn chuẩn bị cơm để cúng. Vậy cúng đất đai mấy chén cơm? Câu trả lời là 05 chén.

Hướng dẫn cúng đất đai đúng truyền thống

Thông thường thì người dân sẽ tổ chức lễ cúng đất đai vào đầu năm và cuối năm lễ Tết; hoặc làm lễ cúng thổ công khi chuyển nhà, động thổ, xây dựng mới, sửa chữa nhà cũ. Để có thể giúp cho gia chủ tổ chức được một lễ cúng đất đai đơn giản; nhưng vẫn đầy đủ nhất thì dưới đây chúng tôi xin chia sẻ nội dung thực hiện lễ cúng theo từng bước. 

Lựa chọn ngày và giờ đẹp, hợp phong thủy để làm lễ cúng đất

Thông thường thì người dân Việt Nam tổ chức lễ cúng đất đai khi có những sự việc quan trọng diễn ra. Xem ngày để cúng đất đai cho hợp phong thuỷ nhằm mang lại nhiều may mắn cũng như hút tài lộc cho gia chủ. Để xem được ngày, giờ tốt, gia chủ có thể tự xem trong các cuốn sách tâm linh; hoặc tìm đến thầy để xin tư vấn chọn ngày, giờ tốt nhất.

Bên cạnh đó thì việc lựa chọn hướng để đặt mâm lễ vật cúng đất đai cũng được nhất nhiều người quan tâm; nhằm cầu mong mọi việc diễn ra thuận lợi và may mắn, tương lai có được nhiều tài lộc nhất. 

Chuẩn bị mâm lễ vật để làm cúng đất đai 

Bước tiếp theo cần phải thực hiện để lễ cúng đất đai được chu toàn; đó là chuẩn bị mâm lễ vật. Đây là một trong những bước quan trọng; và không thể thiếu của bất cứ một lễ cúng nào nói chung và lễ cúng đất đai nói riêng. Nếu như gia chủ cúng lễ mặn thì sử dụng danh sách lễ vật cúng ở trên để chuẩn bị cho lễ cúng đất đai. Trong trường hợp gia chủ là người ăn chay thì chắc chắn việc cúng đất đai phải sử dụng các lễ vật chay. Điều này cũng không quá khó khăn khi sắm sửa lễ cúng; gia chủ chỉ cần thay thế các món mặn có trong danh sách thành các món chay là được. 

Nhiều gia đình không có thời gian để sắm sửa lễ vật; nên sử dụng dịch vụ cung cấp đồ cúng trọn gói. Đây là một gợi ý vô cùng hữu ích cho những người bận rộn mà bạn có thể tham khảo. Việc sử dụng các dịch vụ sẵn có thể tiết kiệm tối đa thời gian; hơn nữa, đồ cúng được chuẩn bị theo các quan niệm tâm linh; bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tổ chức lễ cúng đất đai.

Thực hiện các nghi lễ cúng bái trong lễ cúng đất đai

Đến ngày và giờ đã định, gia chủ tiến hành bày biện mâm lễ vật tại vị trí định trước để cúng đất đai. Người đại diện được cử ra để thực hiện lễ cúng đất đai sẽ thắp đèn, lên nhang và khấn vái. Việc khấn vái nếu có thể thuộc được thì tốt nhất; nếu không thuộc thì bạn có thể chép ra giấy rồi đọc. Khi khấn cần đọc lời khấn vừa đủ nghe. Quan trọng khi cúng cần phải thành tâm sám hối và cầu khẩn; trang phục khi cúng cần phải chỉnh tề và nghiêm túc. Lời khấn đọc trên giấy thì sau khi nhang tàn; chủ lễ chắp tay xin hạ lễ và đem hóa vàng cả bài khấn vái. 

>>  Mâm đồ cho bé gái bốc thôi nôi gồm những gì?

Cuối cùng là gia chủ thực hiện bố thí cho các cô hồn, vong linh lang thang, không biết đường về. Việc bố thí được thực hiện bằng cách rải muối, rải gạo ra các phương; và theo hướng ra ngoài để vong linh có thể nhận được các vật phẩm. Đồ vàng mã cho cô hồn cũng phải được hóa và hóa sau đồ cúng cho gia tiên. 

Khi cúng đất đai cuối năm bạn cần chú ý điều gì?

Những việc có liên quan đến tâm linh đòi hỏi chúng ta luôn phải cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi khâu chuẩn bị. Do đó để có được lễ cúng đất đai cuối năm hoàn chỉnh, trọn vẹn thì gia chủ cần hết sức chú ý đến những điều sau:

  • Chọn ngày giờ phù hợp với tuổi và mệnh để tiến hành cúng lễ. Gia chủ cần nhờ thầy phong thủy, thầy cúng hoặc là những vị tiền bối có kinh nghiệm về ngày tháng xem cho. Điều này giúp gia chủ làm lễ vào ngày đại hỷ để có được mọi sự bình an, thịnh vượng.
  • Xác định vị trí đặt mâm cúng. Dù không gian gia chủ dự định làm lễ cúng rộng hay hẹp thì điều cốt yếu nhất là phải đặt mâm cúng trên bàn cao ở vị trí thoáng đãng và sạch sẽ. Tuyệt đối không được đặt mâm cúng ở những vị trí gần nhà vệ sinh, cống nước hay bãi rác…
  • Người chủ lễ khi thực hiện các bước trong quy trình cúng lễ cần đảm bảo tác phong kính cẩn, nghiêm trang, quần áo mặc chỉnh tề. Khi đọc bài vân khấn phải to, rõ ràng và mạch lạc. Đây là yếu tố tác động rất lớn tới việc cúng lễ có thành công hay không?
  • Thường khi làm các lễ cúng khác gia chủ chỉ thắp 3 nén hương nhưng riêng với lễ cúng đất đai thì gia chủ cần thắp đủ 5 nén hương. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho 5 vị thần linh (tương ứng với 5 bát cơm trắng)

Và một điều vô cùng quan trọng khác đó chính là việc mua sắm, chuẩn bị, bày biện các lễ vật trong mâm cúng. Thường vào dịp cuối năm mọi người đều rất bận nên không có nhiều thời gian làm công việc này một cách chỉnh chu. Vì thế mà hiện nay mọi người đang truyền tai nhau về việc đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói của Đồ Cúng Nhân Tâm.

Chỉ cần liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm là gia chủ sẽ được cung cấp mâm cúng đất đai cuối năm với đầy đủ lễ vật theo đúng yêu cầu. Các lễ vật cam kết có chất lượng tươi ngon, sạch sẽ và được bày biện đẹp mắt.

Mong rằng với giải đáp về việc cúng đất đai mấy chén cơm và lễ vật mâm cúng đất đai cuối năm cần chuẩn bị gì ở trên đã giúp bạn hết băn khoăn. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm nhé.

Đặt dịch vụ cung cấp mâm cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm để có thể giúp bạn chuẩn bị mâm lễ cúng đất đai đúng chuẩn tâm linh. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như quy trình thực hiện. Dịch vụ sẽ tiếp nhận đề nghị, tư vấn và cung cấp báo giá cho từng gói đồ lễ.

[ cúng đất đai mấy chén cơm | hướng dẫn cúng đất đai mấy chén cơm | lễ vật cúng đất đai mấy chén cơm | ngày cúng đất đai tốt | lưu ý khi cúng đất đai | cúng đất đai | cúng động thổ | cúng tất niên ]