Nội Dung
Giới thiệu về Lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch hàng năm
Việt Nam được biết đến là một đất nước có nền văn hóa tâm linh vô cùng phong phú với rất nhiều nghi lễ cúng trong năm, đặc biệt là tháng 7 âm lịch. Cúng cô hồn tháng 7 là một nghi lễ vô cùng quan trọng, vậy nên cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?
Tìm hiểu thêm:
Chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn tháng 7 gồm những gì
Đây chính là một trong số những câu hỏi được rất nhiều gia đình gia chủ quan tâm khi tổ chức cúng cô hồn tháng 7. Mâm cúng cô hồn vào dịp tháng 7 hàng năm ở mỗi vùng miền trong cả nước sẽ có sự khác biệt nhau. Tuy nhiên dù văn hóa vùng miền có khác nhau thì chúng ta vẫn cần phải chuẩn bị một số các lễ vật cơ bản sau đây:
- 1 đĩa gạo tẻ và 1 đĩa muối
- 1 chai nước suối, hương, nến, đèn
- 1 lọ hoa tươi với 5 màu khác nhau, tùy vào người chuẩn bị có thể chọn những loại hoa khác nhau. Thông thường người Việt Nam vẫn thường lựa chọn hoa cúc để bày trên mâm cúng
- 1 đĩa quả tươi gồm 5 loại quả khác nhau, có ý nghĩa riêng. Và tốt nhất là chúng ta nên lựa chọn những trái cây đang còn tươi, không bị héo, dập nát
- Vàng mã cùng với các loại quần áo được làm bằng chất liệu giấy
- 1 cây mía được chặt thành từng lóng và để nguyên vỏ
- Cháo gạo tẻ nấu loãng, số lượng 3 bát
- 1 đĩa tinh bột gồm khoai lang luộc, hay ngô luộc, và sắn luộc, ngoài ra kết hợp với bánh, kẹo ngọt
Cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt
Theo tín ngưỡng văn hóa tâm linh của dân gian Việt Nam thì vào tháng 7 Âm lịch cúng hàng năm chính là thời điểm duy nhất trong năm mà Diêm Vương ra lệnh mở cửa ở Quỷ Môn Quan hay còn gọi là cửa địa ngục. Việc làm này nhằm cho cô hồn, ma quỷ được tự do quay trở về với dương thế để nhận những lễ vật mà người trần cúng cho họ.
Chính vì thế mà vào dịp rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, nhiều gia đình Việt Nam sẽ thường chuẩn bị những mâm cỗ cúng. Mục đích là để những người còn sống tưởng nhớ đến những người thân, tổ tiên để thể hiện tấm lòng thành kính. Ngoài ra, làm lễ để cúng cho những cô hồn, vong hồn đói khát, chưa được siêu thoát và không có nơi thờ tự, không có nơi nương tựa. Câu hỏi được nhiều người băn khoăn chính là nên cúng cô hồn tháng 7 âm lịch vào ngày nào là phù hợp nhất để không bị cô hồn quấy phá. Bài viết này chúng tôi sẽ lý giải cho bạn những thắc mắc cơ bản về nghi lễ cúng cô hồn tháng 7.
Có một điều đặc biệt chính là gọi là lễ cúng vào rằm tháng 7 nhưng việc gia chủ tổ chức cúng lại không diễn ra đúng vào chính ngày 15/7 âm lịch. Đối với cúng cô hồn tháng 7 thông thường theo dân gian Việt Nam sẽ tổ chức từ 2-14/7 âm lịch hàng năm:
Sở dĩ có điều này là vì, qua ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, lúc đồng hồ điểm sang canh của ngày 2/7 đến ngày 14/7 là những ngày mà các vong hồn sẽ được trở về với dương giới để nhận những lễ vật cúng. Theo quan niệm tâm linh mà người xưa để lại, những cô hồn, vong linh có tội thì sẽ có thể được đại xá vong nhân, xá tội từ ngày 2 đến ngày 14/7. Thời điểm này, Diêm Vương sẽ ra lệnh cho mở cửa ở Quỷ Môn Quan để cho những vong linh, cô hồn ở dưới địa ngục có thể trở về với trần gian để được thụ hưởng những vật phẩm, những lễ vật mà ở trần gian do con người dương thế chuẩn bị và cúng tế. Đây là một quan niệm truyền thống được truyền đời từ xa xưa đến nay, được thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy.
Trong dân gian, khác với những nghi lễ cúng khác trong năm, nghi lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch hàng năm không nhất thiết phải lựa chọn ngày đẹp hay giờ đẹp, hợp mệnh với gia chủ. Cúng cô hồn tháng 7 sẽ được tổ chức sau ngày mùng 2/7 đến trước ngày 15/7 âm lịch, tùy vào điều kiện của gia chủ, một điều quan trọng là gia chủ phải thành tâm. Không nên tổ chức cúng vào trước ngày mùng 2/7 vì khi đó các vong linh chưa được trở về dương thế và không được tổ chức sau ngày 14/7 vì lúc đó các vong linh đã quay về với địa phủ.
Nên cúng cô hồn vào giờ nào trong ngày
Khi gia chủ chuẩn bị lễ vật để cúng cô hồn tại nhà hoặc tại chùa chiền thì đặc biệt đáng lưu ý là không cúng khi mặt trời còn chiếu sáng, nên tổ chức cúng vào thời điểm buổi chiều tối hoặc khi trời đã tối hẳn.
Thực chất, rằm tháng 7 được biết đến không chỉ là lễ cúng cô hồn, cúng chúng sinh mà đây còn là dịp để cúng lễ gia tiên, cúng những vị thần khác trong gia đình. Cúng rằm tháng 7 không những có ý nghĩa giúp cho những vong hồn đang đói khát, không ai thờ tự, không nơi nương tựa, đang vất vưởng có thêm những món đồ lễ vật mà đây còn là tấm lòng của con cháu muốn gửi đến ông bà tổ tiên của gia đình mình những đồ cúng với mong muốn được đủ đầy hơn.
Theo quan niệm của cha ông cũng như các nhà nghiên cứu, thì cúng cô hồn vào tháng 7 là một nghi lễ được mọi người truyền miệng, thực hiện qua đời này đến đời khác. Thông thường, người Việt Nam quan niệm là tổ chức mâm cúng cho tổ tiên vào một ngày trước ngày Rằm vì nếu tổ chức trong ngày rằm thì vong hồn trở về nhiều, do đó sẽ cướp mất hết đồ lễ vật của gia tiên, ông bà nhà mình. Khi cúng thì gọi tên to ông bà, gia tiên để nhận.
Ngày Rằm tháng 7 chính là ngày có đông cô hồn nhất, là ngày đại lễ xá tội cho các vong nhân, có đông đảo cô hồn trở về, do đó tổ chức cúng cô hồn là phù hợp nhất. Cúng cô hồn nên tổ chức vào lúc chiều hoặc tối, lúc này ánh sáng mặt trời yếu ớt hơn, linh hồn dễ nhận được đồ lễ hơn.
Tùy vào văn hóa của vùng miền, có những địa phương quan niệm tháng 7 phải tổ chức cúng thành 2 lễ trong 2 ngày, một lễ cúng trong một ngày cho gia tiên, một ngày sẽ cúng cô hồn, chúng sinh. Nhưng cũng có những địa phương có quan niệm khác, họ tổ chức cúng gia tiên cùng với lễ cúng chúng sinh trong cùng một ngày nhưng làm 2 mâm cỗ cúng khác nhau, lễ vật khác nhau. Hiện nay, để thuận tiền hơn, thì hầu hết các gia đình Việt Nam đã đều tổ chức 2 nghi lễ cúng trong cùng một ngày. Thực hiện lễ cúng gia tiên trước, sau đó là cúng chúng sinh.
Cúng cô hồn tháng 7 có ý nghĩa gì?
Thông qua nghi lễ cúng cô hồn để gia đình gia chủ thể hiện được sự hướng thiện từ tâm, thể hiện tấm lòng thảo thơm, chia sẻ và giúp đỡ những người khốn khổ đồng thời đây cũng là dịp để con cháu tưởng nhớ đến công lao của ông bà tổ tiên. Vì vậy đối với lễ cúng cô hồn, hình thức gồm mâm cúng, cách chuẩn bị và cách thức thực hiện chỉ cần không bị sai sót quá nhiều, còn lại nếu gia đình gia chủ nhất tâm với tấm lòng thành kính, thì mọi nghi lễ đều thông.
Cúng cô hồn là một trong những nét đẹp tâm linh của người Việt Nam thể hiện tính chất nhân văn, cũng như từ bi rất cao. Đây cũng là một trong những sự kiện văn hóa có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của con người. Những linh hồn đang bị bơ vơ, bị đói rét, không được ăn uống đầy đủ, no nê. Do đó đây cũng là một trong những dịp để con người có thể bố thí tấm lòng của mình thông qua việc chuẩn bị những thức ăn và lễ vật cúng cho cô hồn.
Ngoài ra đây cũng chính là một dịp để cho cô hồn có thể được trở về với dương gian để nghe kinh và niệm Phật. Sau khi trở về âm giới thì sẽ sám hối, hối lỗi và sẽ tu hành.
Cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 cần chú ý điều gì
Theo phong tục của dân gian cũng như nhiều nhà tâm linh thì nếu gia đình gia chủ cúng cô hồn thì nên chuẩn bị 1 mâm đồ chay để cúng cô hồn. Đây cũng là một trong những việc làm có ý nghĩa để hạn chế trường hợp cô hồn sẽ phát sinh lòng tham.
Trong lễ cúng cô hồn tháng 7 cần lưu ý những điều sau:
Thứ nhất, cúng cô hồn tuyệt đối không được cúng trong nhà. Trong nhà chỉ thực hiện nghi lễ cúng gia tiên và thần tài, thổ địa còn đối với cô hồn sẽ được thực hiện trước nhà, ngoài đường, hoặc trên chùa. Lý giải cho điều này là bởi vì, tránh trường hợp tổ chức cúng cô hồn trong nhà dễ xảy ra trường hợp cô hồn thụ lộc xong sẽ không ra khỏi nhà. Việc đó sẽ khiến cho gia đình gia chủ sẽ bị cô hồn quấy phá, gây khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc làm ăn.
Thứ hai, sau khi cúng cô hồn thì gia chủ không nên mang những đồ cúng đã cúng vào trong nhà sau để sử dụng. Nhiều người thắc mắc vậy đồ cúng cô hồn tháng 7 sau khi cúng có ăn được hay không? Theo quan niệm của người Việt thì đồ cúng đã cúng, đặc biệt là cúng cô hồn thì không nên sử dụng, gia chủ chỉ nên để cho người ngoài có thể là trẻ em lấy đi như tục lệ giật đồ cúng cô hồn.
Ngoài ra, sau khi đã cúng xong và hóa tiền và vàng mã thì gia chủ hoặc người trực tiếp cúng nên đứng từ ở vị trí trong nhà, xung quanh gia đình, ngã tư đường để tung gạo cùng với muối. Tuyệt đối không nên tung muối và gạo theo hướng ngược lại vào phía trong nhà.
Ngày nay, các đơn vị dịch vụ cung cấp đồ cúng đã ngày càng xuất hiện nhiều, thu hút sự quan tâm và tin tưởng lựa chọn của người sử dụng bởi tiết kiệm thời gian và đầy đủ lễ vật. Sử dụng dịch vụ này, gia chủ sẽ không mất thời gian chuẩn bị lễ vật, được hướng dẫn kỹ càng hơn các lưu ý cũng như ý nghĩa của nghi lễ.
Dịch vụ xuất hiện nhiều nhưng không đồng nghĩa với việc các đơn vị dịch vụ đều có chất lượng tốt. Thông qua bài viết này, chúng tôi giới thiệu với mọi người dịch vụ cung cấp mâm cúng của Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm