Cúng cô hồn là một trong những nét tâm linh khá phổ biến của người Việt Nam. Rải muối và gạo trong lễ cúng cô hồn có ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng nhưng đến nay vẫn có nhiều gia đình khi cúng vẫn không biết nên rải muối hay gạo trước. Vậy trong lễ cúng cô hồn nên rải muối hay gạo trước?
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Nghi lễ cúng cô hồn là gì? Cúng cô hồn rải muối trước hay gạo trước?
Nghi lễ cúng cô hồn (vong linh) là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Việt Nam. Nghi lễ cúng cô hồn là việc thực hiện các nghi lễ cúng bái cho các cô hồn. Thông thường mọi người sẽ cúng cô hồn vào tháng Bảy âm lịch. Tức trong dịp lễ Tết Trung nguyên hàng năm.
Tín ngưỡng Việt Nam tin rằng trong con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Khi con người chết đi, phần hồn sẽ lìa khỏi phần xác; phần xác sẽ bị phân hủy còn phần hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Phần hồn có thể về trời, hoặc có thể đầu thai làm kiếp khác (làm người hoặc làm vật); hoặc phần hồn có thể bị đày xuống địa ngục tùy thuộc vào những điều lành hay dữ đã tạo. Vậy nhưng, trong dân gian cũng tin rằng. Nếu chết oan hoặc do tác động nào đó của những nghiệp xấu dẫn đến các cô hồn sẽ không; hoặc chưa được cõi nào đón nhận, họ sẽ phải lang thang và chịu đói, rét và quấy rối người đang sống.
Ý nghĩa của nghi lễ cúng cô hồn
Vì người Việt Nam tin linh hồn là có thật nên đa số người Việt Nam vẫn giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên hoặc người thân của mình khi họ đã qua đời. Kể cả đối với thiên chúa giáo thì việc thờ cúng này không đúng với giáo lý của họ theo nhưng vẫn cúng cô hồn. Cúng cô hồn được xem là một hành vi có tính nhân đạo, cưu mang những linh hồn khốn khổ. Nhưng cũng có quan điểm rằng cúng cô hồn cũng có thể được xem là một hình thức hối lộ để không bị các cô hồn quấy rối, hoặc để được họ giúp đỡ.
Hầu hết những gia đình làm kinh doanh hiện nay, người ta cúng cô hồn rất nhiều lần trong năm. Thông thường sẽ cúng vào mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Trong các ngày cúng giỗ tổ, ngoài việc cúng bái tổ tiên, người ta vẫn làm riêng một mâm để cúng cô hồn. Cúng cô hồn trong năm được làm lớn nhất là vào ngày rằm tháng bảy; trùng với lễ vu lan trong Phật giáo nên một số người vẫn tin rằng lễ cúng cô hồn có nguồn gốc từ ngày lễ Vu Lan này.
Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 đơn giản và đầy đủ nhất
Đối với lễ cúng cô hồn, khi cúng người ta vẫn thường thắp nến, hương và đèn. Thông thường, người ta sẽ khấn vái để mời các vong linh thụ hưởng các món lễ vật cúng. Hoặc với những người được học về cúng bái thì người ta sẽ đọc một bài văn cúng tế cô hồn dưới dạng văn vần. Trong đó có thể miêu tả các cái chết của những người đã khuất.
Các món được đem cúng trong lễ cô hồn thông thường là hương trầm, hoa tươi, đèn nến, gạo trắng, muối trắng, nước suối… Đây là những thành phần bắt buộc phải có trong mâm cúng lễ cô hồn. Ngoài ra tùy vào từng gia đình sẽ có những món riêng. Ví dụ là những món đồ cúng được kèm theo các món ăn, các món tráng miệng …
Tại các chùa, đền thờ hay trong các gia đình có truyền thống Phật giáo từ lâu đời, người ta thường cúng bằng các món ăn chay trong ngày lễ cô hồn. Một trong những món đặc biệt thường xuất hiện trong mâm cúng cô hồn là cháo loãng. Người ta quan niệm rằng có tổng cộng 12 loại cô hồn do tạo nên nghiệp ác nên họ bị đày xuống địa ngục. Họ có dạ dày nhỏ và hẹp nên không thể nuốt trôi được các thức ăn thông thường.
Cuối lễ cúng, gia chủ rải gạo và muối trắng ra đường xung quanh nhà và và đốt vàng mã cho họ. Ở một số địa phương, người ta thường cho phép trẻ con trong nhà cướp lễ vật từ mâm cúng cô hồn khi mọi việc đã được tiến hành xong.
Lễ vật chuẩn bị mâm cúng cô hồn gồm những gì?
Cũng như lễ cúng động thổ, cúng khai trương, hay cúng về nhà mới thì trong lễ cúng cô hồn sẽ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng thật đầy đủ và tươm tất. Người ta vẫn cúng lễ cô hồn vào ngày hai và ngày mười sáu hàng tháng. Bài viết này sẽ viết thêm cho bạn về cách làm mâm cúng cô hồn mỗi tháng vào mùng 2 và 16 trong tháng và ngày rằm tháng bảy trong năm
Với mâm lễ để cúng cô hồn trong mùng 2 và 16 hàng tháng thì mâm cỗ sẽ có vàng mã và tiền vàng; thứ hai là tiền mặt với những tờ có mệnh giá nhỏ; một bình hoa tươi với năm bông hoa cúc năm màu khác nhau; một đĩa quả với năm loại quả khác nhau gọi là đĩa ngũ quả; một đĩa lớn các món ăn từ tinh bột đã được luộc lên như ngô, khoai, sắn,mì… ; một đĩa muối trắng, một đĩa gạo trắng; một bát chè; một tô cháo trắng được nấu loãng; một ít đường thẻ; một đĩa mía. Ngoài ra chuẩn bị thêm cho mâm cỗ cúng lễ cô hồn ba chén nước; ba cây hương; năm cặp năm cái chén và năm đôi đũa.
Đối với mâm cúng ngày rằm tháng bảy hàng năm, mọi người cần chuẩn bị đủ vàng mã và tiền; tiền mặt với các tờ tiền có mệnh giá nhỏ hay lớn tùy thuộc vào từng gia đình; một lọ hoa cúc tươi với năm bông hoa khác màu; một đĩa ngũ quả với năm loại quả khác nhau.
Cũng giống như mâm cúng lễ cô hồn hàng tháng, lễ cô hồn ngày rằm tháng bảy cũng cần chuẩn bị một đĩa lớn các món tinh bột được luộc lên như khoai, ngô luộc hay mì …; một đĩa trầu và cau; mười hai bát cháo trắng được nấu loãng; một đĩa xôi và một bát chè; bỏng ngô; năm đôi đũa và năm cái chén nhỏ; ba ly nước suối sạch; mía được chặt thành từng khúc và để nguyên vỏ; hương trầm và nến, rượu trắng. Đặc biệt ở mâm cúng này có sự xuất hiện của heo quay.
Lưu ý khi tổ chức nghi lễ cúng cô hồn rằm tháng 7
Khi cúng cô hồn nên lưu ý một số điều sau đây để tránh những điều không nên xảy ra:
Thứ nhất: Mâm cúng nên đặt ở ngoài trời hoặc là hành lang. Tuyệt đối không được đặt mâm cúng trong nhà của gia chủ.
Thứ hai: Các lễ vật cúng cô hồn không nên dùng và tuyệt đối không nên đưa vào nhà.
Thứ ba: Sau khi cúng xong, gia chủ nên hóa áo giấy và vàng mã ngay tại chỗ. Sau đó lấy đĩa muối và đĩa gạo rải ra xa tám hướng nhà của bạn.
Thời gian cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7.
Gia chủ nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa. Bởi lẽ theo quan niệm của cha ông thì khi mặt trời mọc đến 12 giờ là giờ dương khí. Còn sau mười hai giờ trưa đến tối được gọi là giờ âm khí.
Khi gia chủ rải tiền vàng ra trên mâm cúng phải để theo bốn hướng. Mỗi hướng cắm ba, năm và bảy cây hương.
Nhiều người vẫn quan niệm rằng khi cúng đồ nấu chay thì các cô hồn dễ dàng siêu thoát hơn. Nhưng cúng đồ mặn cũng được, việc này tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
Ngoài ra, một điều nên rút kinh nghiệm là khi cúng gia chủ không nên cầu xin; chỉ thành tâm gửi đến cô hồn hương hoa trà bánh quả làm lộc cho các cô hồn.
Điều đặc biệt là khi cúng cô hồn không nên để trẻ con; phụ nữ đang mang thai hoặc người già lại gần đó. Khi cúng cô hồn bởi lẽ dễ bị cô hồn trêu chọc hoặc quấy rối.
Khi gia chủ mua tiền vàng mã phải mua từ mười lăm lễ trở lên. Quần áo của chúng sinh từ 20 đến 50 bộ trong lễ cúng cô hồn rằm tháng bảy hàng năm.
Không được ăn đồ cúng trước khi cúng xong lễ cô hồn; giữ không cho động vật lại gần các mâm đồ cúng trong thời gian đang tiến hành làm lễ.
Nên rải muối hay gạo trước trong nghi thức cúng cô hồn?
Rải muối và rải gạo trong lễ cô hồn là một tập tục cúng phổ biến ở Việt Nam. Gạo và muối trong lễ cô hồn không chỉ tự nhiên mà có. Từ xưa tới nay đây là hai loại thực phẩm bình dị gắn liền với cuộc sống người dân Việt nam.
Hơn nữa, gạo và muối còn mang ý nghĩa phong thủy rất may mắn, tài lộc và ý nghĩa về sức khỏe cho con người. Theo quan niệm ông bà ta để lại thì muối là loại gia vị có thể giúp xua đuổi mọi tà ma và đem lại nhiều may mắn cho con người.
Người ta quan niệm rằng ở cõi âm, các linh hồn đều ăn bằng hương rồi hưởng lộc bằng tâm. Vì vậy, việc chúng ta có cúng gạo và cúng muối để mong cho các linh hồn mà cơ nhỡ sẽ được no ấm và đầy đủ. Thực ra không có nghiên cứu khoa học nào nói về vấn đề này. Tuy nhiên dựa vào yếu tố tâm linh, được truyền từ đời xưa đến nay nên mọi người vẫn tin rằng đây là điều có thật.
Cúng muối và gạo trong lễ cô hồn cũng là để nhớ đến công ơn của các vị đi trước khai sinh ra nền văn minh lúa nước ở việt nam. Vì vậy, rải gạo hay muối sẽ có hai cách hiểu khác nhau. Quan điểm chia cho cô hồn về dưới thụ hưởng và hành động của con người muốn gieo mùa. Thông thường người ta rải gạo trước rồi rải muối sau vì sự có mặt của gạo có trước so với muối.
Để chuẩn bị mâm cúng ngày cô hồn tươm tất vừa đầy đủ là vấn đề mà nhiều gia chủ đang rất băn khoăn. Bài viết này giới thiệu cho quý vị đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm – chuyên cung cấp các mâm cúng đầy đủ và ý nghĩa.
[ Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước | hướng dẫn cúng cô hồn | lễ vật cúng cô hồn | ngày cúng cô hồn tốt | lưu ý khi cúng cô hồn ]