Việc dọn đồ về nhà mới trước khi cúng nhập trạch khiến khá nhiều người tỏ ra hoang mang. Bởi họ không biết việc làm này có ảnh hưởng đến tâm linh hay không.
Nhập trạch được xem là nghi lễ hết sức quan trọng đối với các gia đình vừa chuyển vào nhà mới. Theo phong tục lâu đời, mỗi gia chủ đều phải thực hiện nghi lễ cúng rồi mới bắt đầu dọn đồ về ở. Thế nhưng, vì nhiều vấn đề khác nhau mà không ít người chọn chuyển đồ trước khi cúng. Vậy, có nên dọn đồ về nhà mới trước khi nhập trạch hay không? Gia chủ cần chú ý những gì?
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
- 1 Ý nghĩa chính của ngày nhập trạch
- 2 Dọn đồ trước khi nhập trạch có được không?
- 3 Lễ cúng nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
- 4 Chuẩn bị văn khấn nhập trạch
- 5 Những chú ý đối với nghi thức cúng nhập trạch
- 6 Cúng nhập trạch ở đâu?
- 7 Có nên sử dụng dịch vụ đặt mâm lễ vật cúng nhập trạch?
- 8 Dịch vụ chuẩn bị mâm cúng đảm bảo chất lượng
Ý nghĩa chính của ngày nhập trạch
Lễ nhập trạch được hiểu đơn giản là lễ dọn vào nhà mới, đó có thể là nhà mới xây hoặc mới mua. Ý nghĩa của việc làm này là để báo cáo với các vị thần linh cai quản mảnh đất đó về việc cả gia đình mình sẽ sinh sống tại đây. Dựa theo quan niệm dân gian, việc này sẽ giúp toàn bộ gia đình có cuộc sống khỏe mạnh, may mắn và thuận lợi về sau.
Chuyển nhà là việc làm quan trọng, cũng tương tự như với động thổ hoặc khởi công. Chính vì vậy, khi quyết định dọn vào nhà mới để sinh sống, gia chủ cần chuẩn bị lễ cúng nhập trạch thật chu đáo và tươm tất. Đây là nghi lễ truyền thống khá quan trọng đối với người Việt ta và có lịch sử lưu truyền từ ngàn đời nay. Do đó không thể bỏ qua hoặc thực hiện đơn giản.
Dọn đồ trước khi nhập trạch có được không?
Theo lệ, việc chuyển đồ sẽ diễn ra sau khi làm lễ nhập trạch. Thế nhưng, đối với một số trường hợp, gia chủ có thể chuyển đồ vào trước do những lý do không mong muốn. Đó có thể là:
- Chọn được ngày cúng nhập trạch phù hợp, nhưng thời gian cúng còn quá xa. Trong khi đó, bạn cần chuyển đồ để trả nhà hoặc không có nơi để ở.
- Chưa chọn được ngày nhập trạch hợp với tuổi của gia chủ, nhưng ngày dọn đi lại liền kề.
Đó đều là những trường hợp bất khả kháng và khiến không ít người bối rối. Chính vì vậy, không ít người đã đặt ra câu hỏi, có nên dọn đồ trước ngày nhập trạch không?

Thực tế, đáp án cho câu hỏi này là “Có”. Như đã chia sẻ, lễ nhập trạch được xem là nét đẹp trong văn hóa của người dân ta. Thế nhưng, với sự phát triển vượt bậc của xã hội hiện nay, đôi khi nhiều tình huống bất ngờ xảy ra khiến chúng ta phải biết linh động thực hiện. Không chỉ dừng lại ở việc hợp phong thủy và phong tục truyền thống. Mỗi gia đình cũng cần chú ý đến việc làm sao để thuận tiện với đời sống sinh hoạt của từng người.
Bạn đừng nên quá lo lắng về việc có nên chuyển đồ vào nhà trước khi cúng nhập trạch hay không. Điều này cũng ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống trong tương lai gia đình bạn. Điều bạn cần chú trọng đến chính là việc thực hiện đầy đủ các thủ tục và những nghi lễ cần thiết của dân tộc ta.
Lễ cúng nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Để tránh việc thiếu sót hoặc tốn quá nhiều thời gian cho quá trình chuyển nhà. Các gia đình cần hiểu rõ, cúng nhập trạch phải chuẩn bị những gì. Hãy ghi chú lại những thứ đồ và công việc cần chuẩn bị.
Tìm ngày tốt làm lễ
Một ngày tốt chuyển nhà nên hội tụ đủ các yếu tố: Thuận lợi cho chủ nhà, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì càng tuyệt vời. Ngoài ra, với một số gia đình kỹ tính, họ sẽ chọn thêm giờ đẹp để thực hiện nghi lễ.
Nên kiêng nhập trạch vào thời điểm tháng 7 (Âm lịch & Dương lịch). Bởi chúng liên quan trực tiếp đến người chết. Đồng thời, tránh những ngày xấu như Dương Công Kỵ, Thọ Tử và Tam Nương rồi mới tính đến chuyện tìm ngày hoàng đạo.
Chuẩn bị mâm lễ vật
Mâm cúng nhập trạch thường có ba phần, là ngũ quả, hương hoa và mâm thức ăn. Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay gọn nhẹ. Quan trọng nhất vẫn là thành ý của người cúng dâng lên các vị thần linh. Gia chủ có thể sắm lễ dựa theo danh sách như sau:
Mâm ngũ quả
Bạn chỉ cần lựa chọn đủ 5 loại trái cây là các quả to, căng bóng, màu sắc bắt mắt và không bị thối, nát. Cúng không nhất thiết phải quá cầu kỳ bằng việc chọn đủ 5 loại trái cây. Có thể chọn những trái đặc sản vùng miền để cúng cũng được.
Sau khi chọn xong đem rửa sạch và sắp xếp lên mâm. Lưu ý, không cần quá cầu kỳ trong việc chọn quả, bạn chỉ cần lựa chọn lễ vật thành tâm và bày trí sao cho thật phù hợp là được.
Mâm hương hoa
Đối với mâm này, gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật bao gồm:
- 1 bình hoa cúng (Có thể sử dụng hoa đồng tiền, hoa cát tường hoặc bất kỳ loại hoa nào yêu thích để cúng)
- 1 cặp đèn cầy
- Nhang
- Trầu cau
- Muối, gạo, nước
- Vàng mã
- Văn khấn
Mâm lễ vật mặn
Tùy thuộc vào mỗi gia đình mà chọn cúng mâm cơm chay hay mâm cơm mặn. Đối với mâm cơm mặn, bạn cần có:
- 1 con gà
- Xôi, chè
- 3 ly rượu
- 3 ly trà
- 3 điếu thuốc
- Bộ tam sên
Đây đều là những món lễ vật cơ bản mà bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy được. Gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ và cẩn thận để thể hiện sự thành tâm. Mặt khác, với các gia đình ăn chay có thể chuẩn bị mâm thức ăn thành những món chay để thay thế các món mặn cũng được.
Chuẩn bị văn khấn nhập trạch
Bài văn khấn được sử dụng cho quá trình nhập trạch sẽ gồm 2 phần, bao gồm văn khấn thần linh và gia tiên. Chú ý cần đọc văn khấn một cách rõ ràng, mạch lạc. Tránh đùa cợt trong suốt quá trình cúng. Theo nguyên tắc, khi đọc văn khán thì đọc khấn thần linh trước rồi mới đến gia tiên sau.
Những chú ý đối với nghi thức cúng nhập trạch
Để nghi thức cúng nhập trạch diễn ra suôn sẻ, gia chủ nên lưu ý một số chi tiết như sau:
- Trước khi thực hiện nghi thức cúng, chủ nhà cần đốt lò than và đặt ngay cửa ra vào. Tiếp đó chủ nhà và các thành viên lần lượt bước qua lò than. Trên tay chủ nhà có cầm theo bát hương và bài vị gia tiên. Còn các thành viên khác sẽ cầm những món vật dụng đang dùng trong nhà, lưu ý không được đi tay không.
- Khi vào nhà mới, điều đầu tiên cần làm là mở tất cả các cánh cửa. Đây là việc cần thực hiện để khai thông khí, đánh thức ngôi nhà. Cuối cùng là bật hết tất cả điện trong nhà lên.
- Khi chuyển nhà nên chuyển vào buổi sáng hoặc trưa, tránh chuyển nhà buổi tối.
- Sau khi đọc văn khấn, trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước pha trà. Để sôi tầm khoảng 5 – 7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa và tạo sức sống cho ngôi nhà mới.
- Nhang tàn được khoảng ⅔ thì đem vàng mã đi đốt
- Sau khi cúng xong, nên giữ lại 3 hũ nước, gạo, muối để đặt lên bàn thờ ông Táo…
- Lúc này, các nghi thức đã hoàn tất, các thành viên trong gia đình lần lượt đem các món đồ vào nhà và sắp xếp theo dự định.
Cúng nhập trạch ở đâu?
Theo kinh nghiệm của những người đã từng cúng nhập trạch trước đó chia sẻ, các nghi thức cúng nên được thực hiện ngoài sân trước hoặc trước cửa nhà. Lưu ý khi cúng, nơi tiến hành các nghi thức cúng cần được quét dọn sạch sẽ, nếu có các đất thì tưới nước cho vơi bớt.
Đối với bàn đặt mâm cúng cũng cần dọn sạch, trải khăn bàn ngay ngắn, sắp xếp các món lễ vật thật gọn gàng theo đúng nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”. Tức là, phía Đông đặt bình hoa còn phía Tây đặt ngũ quả.
Việc cúng nhập trạch nên được diễn ra suôn sẻ để gia chủ, cũng như các thành viên khác trong gia đình luôn được bình an và may mắn trong suốt khoảng thời gian sinh sống tại ngôi nhà đó.
Có nên sử dụng dịch vụ đặt mâm lễ vật cúng nhập trạch?
Cho đến thời điểm hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng đặt mâm cúng làm trước không thể hiện được sự thành tâm đối với các vị thần linh. Thế nhưng, quan niệm đó là không đúng. Các đơn vị chuẩn bị đồ cúng hiện nay có khá nhiều kinh nghiệm. Chính vì điều đó, họ biết được mình cần phải làm thế nào để chuẩn bị 1 mâm lễ vật cúng đúng nghi thức nhất cho các gia đình có nhu cầu.
Bên cạnh đó, chất lượng của những mâm cỗ đôi khi cũng đảm bảo hơn nhiều so với việc tự tay chuẩn bị tại nhà. Đồng thời, nhiều gia đình không có thời gian chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp họ tiết kiệm được tối đa quỹ thời gian của bản thân, mà vẫn có lễ vật tươm tất để dâng lên cúng các vị thần linh.
Bên cạnh đó, mức chi phí của dịch vụ đặt mâm cúng nhà mới không quá cao. Hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế của các gia đình. Đặc biệt hơn, với những gia đình có nhu cầu đặt mâm cúng và mâm tiệc để đãi tân gia. Đơn vị dịch vụ sẽ có nhiều ưu đãi hấp dẫn để trợ giá cho các bạn.
Dịch vụ chuẩn bị mâm cúng đảm bảo chất lượng
Nếu như trước đây, nhiều gia đình phải tự chuẩn bị mâm cỗ và việc làm này tốn quá nhiều thời gian. Đôi khi còn sót lễ vật và thực hiện không đúng nghi thức. Thì giờ đây, các dịch vụ chuẩn bị mâm cỗ sẽ là nơi giúp các gia đình có được mâm lễ vật thật tươm tất và đúng chuẩn nhất.
Luôn được biết đến là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuẩn bị đồ cúng cho những sự kiện quan trọng. Đồ Cúng Nhân Tâm có cho mình đội ngũ đầu bếp với tay nghề thuần thục. Ở từng mâm lễ vật, đầu bếp của chúng tôi sẽ mang đến cho quý khách hàng những mâm lễ vật vừa đẹp mắt, lại còn thơm ngon và hợp vệ sinh.
Đến với Đồ Cúng Nhân Tâm, gia đình sẽ được đảm bảo:
- Mâm lễ vật được chế biến từ nguyên vật liệu chất lượng, hợp vệ sinh
- Tuyệt đối không sử dụng đồ cũ để chế biến lễ vật
- Hỗ trợ tư vấn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu
- Giá thành phải chăng
- Hỗ trợ giao mâm cỗ tận nhà
Như vậy, đó là những thông tin giải đáp thắc mắc “Có nên dọn đồ về nhà mới trước khi nhập trạch hay không? Cũng như các bước trong việc chuẩn bị lễ nhập trạch cho các gia đình. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm để được hỗ trợ tận tình.