Trung thu sắp tới bạn đã có dự định gì chưa? Tham khảo chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non được Thấy Là Thích chia sẻ dưới đây.

Trung thu là tết thiếu nhi, đây là một ngày lễ có ý nghĩa đối với trẻ nhỏ. Để có được một chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non hay, ý nghĩa cần chuẩn bị những gì? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
- 1 Tết trung thu có nguồn gốc như nào?
- 2 Tìm hiểu về phong tục chơi đèn lồng vào ngày trung thu
- 3 Tục ngắm trăng trong ngày rằm tháng 8 như thế nào?
- 4 Điều không thể bỏ lỡ trong chương trình tết trung thu cho trẻ em mầm non
- 5 Hãy khám phá sâu về những thứ không thể thiếu trong ngày trung thu
- 6 Có cần chuẩn bị, lên chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non?
- 7 Điều cần lưu ý để chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non diễn ra hoàn hảo
Tết trung thu có nguồn gốc như nào?
Nhắc đến ngày lễ trung thu hình ảnh đầu tiên mà nhiều người đề cập đến đó là chị Hằng, chú cuội ngồi gốc cây đa. Trung thu có nguồn gốc như thế nào, bạn đã biết? Hiện nhiều người vẫn còn nhầm tưởng tết trung thu được du nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì ngày lễ trung thu ở Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng. Thế nhưng, nguồn gốc và sự tích trung thu ở mỗi nước là hoàn toàn khác nhau.
Theo đó, lễ hội trung thu tại Trung Hoa có nguồn gốc liên quan đến Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi. Tương truyền rằng, đứng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của nàng Phi. Các triều thần thời Đường sợ vua bỏ bê chuyện triều định, chính sự. Chính vì thế, quan đại thần đã gây sức ép lên Đường Huyền Tông ban lệnh tử cho phi tần của mình. Kể từ ngày nàng Phi mất, nhà vua luôn nhớ thương về bà. Và cảm động trước tình cảm của nhà vua, ngày 15 tháng 8 các tiên nữ sẽ cho nhà vua gặp gỡ phi tần của mình. Và kể từ đó, vào ngày rằm tháng 8 hàng năm sẽ là ngày nhà vua nhớ về Dương Quý Phi.
Như vậy, trung thu ở nước bạn ra đời dựa trên sự tích Dương Quý Phi và Đường Huyền Tông.
Khác với Trung Quốc, nguồn gốc và điển tích về trung thu hoàn toàn khác biệt. Ở Việt Nam, có nhiều truyền thuyết xoay quanh về ngày lễ này. Một số ý kiến cho rằng, lễ trung thu ra đời ở thời nhà Lý. Theo đó, vua Lý lúc bấy giờ bày biện mâm cỗ để tạ ơn đất trời tạo điều kiện tốt cho mùa màng con dân được bội thu, ấm no. Bên cạnh đó, cũng có những điển tích liên quan đến cây đa, chú cuội.
Tùy có nguồn gốc khác biệt, nhưng lễ trung thu ở Việt Nam hay Trung Hoa đều được xem là ngày tết đoàn viên. Vào ngày này, mọi thành viên trong gia đình sẽ tụ họp sum vầy tổ chức bữa tiệc nhỏ, tặng quà cho người thân yêu.
Tìm hiểu về phong tục chơi đèn lồng vào ngày trung thu
Hình ảnh những chiếc đèn lồng đẹp, rực rỡ sắc màu luôn xuất hiện vào ngày trung thu hàng năm. Với mỗi quốc gia sẽ có những quan niệm về ý nghĩa của đèn lồng khác nhau. Nếu như ở Trung Quốc, mọi người cho rằng việc treo đèn lồng sẽ mang đến bình an, may mắn cho gia chủ. Vào mỗi dịp lễ trung thu, người Trung Hoa sẽ thi nhau thả đèn lồng. Những chiếc đèn lồng với đa dạng kích cỡ, xung quanh được bọc bằng giấy và ở giữa có nến. Trên đèn lồng, mỗi người sẽ viết ra ước nguyện và cùng nhau thả đèn bay lên bầu trời. Đèn lồng sẽ mang ước nguyện của người dân bay xa, gửi gắm đến các vị thần linh. Và đây là một sự kiện quan trọng của người Trung Hoa vào dịp rằm tháng 8 hàng năm.
Còn ở Việt Nam, những chiếc đèn lồng với đầy đủ kiểu dáng thiết kế ra đời nhằm phục vụ mục đích vui chơi cho con trẻ. Ngoài ra, đèn lồng còn mang ý nghĩa biểu đạt sự ấm no, hạnh phúc của gia đình.
Tục ngắm trăng trong ngày rằm tháng 8 như thế nào?
Ngày 15 tháng 8 hàng năm là ngày trăng sáng, to và tròn nhất. Khoảnh khắc bóng trăng rằm trung thu trên bầu trời vô cùng thiêng liêng. Được biết, đây sẽ là thời điểm lý tưởng để mọi gia đình cùng quây quần ngắm trăng, kể chuyện. Tiết trời trung thu mát mẻ, trong lành và cũng là lúc các gia đình thảnh thơi nhất. Chính vì vậy, trung thu là thời điểm vàng để quây quần tụ họp chiêm ngưỡng cảnh sắc về đêm. Dưới ánh trăng sáng thả hồn về thiên nhiên và con trẻ sẽ được ông bà, bố mẹ hàn huyên, kể chuyện về sự tích chú cuội, chị hằng. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh của cuộc sống, hiện những hình ảnh nhà nhà ngồi ngắm trăng đã không còn nhiều. Thay vào đó, mọi người thường chú trọng vào việc thỏa mãn vui chơi cho con trẻ trong ngày tết thiếu nhi.
Điều không thể bỏ lỡ trong chương trình tết trung thu cho trẻ em mầm non
Phá cỗ luôn là thời khắc nhận được sự hào hứng, quan tâm của mọi người vào ngày trung thu. Ngày này, mỗi gia đình, địa phương sẽ chuẩn bị mâm cỗ với đầy đủ các loại bánh, hoa quả được trang trí vô cùng bắt mắt. Và thời khắc phá cỗ sẽ được lựa chọn khi trăng lên đỉnh đầu. Lúc này, mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ và thưởng thức vui vẻ.
Phong tục múa lân
Tiệc múa lân thường sẽ được tổ chức đêm ngày 14, 15 tháng 8. Sỡ dĩ tết trung thu thường có múa lân là vì. Người Việt xưa quan niệm lân là linh vật mang lại may mắn, điềm lành cho mọi người. Do vậy, sự hiện diện của hình ảnh chú lân trong lễ tết thiếu nhi sẽ góp phần đưa đến mọi điều tốt đẹp. Đội múa lân sẽ gồm trưởng đoàn đội chiếc đầu lân to cùng dàn mùa phụ họa. Những điệu múa uyển chuyển sẽ được thực hiện nhịp nhàng theo lệnh trống.

Tục cắt bánh trung thu
Tết Nguyên Đán có bánh chưng thì trung thu bạn không thể thiếu bánh trung thu. Những chiếc bánh trung thu đẹp, tượng trưng cho sự đoàn viên, sum vầy của đại gia đình. Tục cắt bánh trung thu quan niệm việc chia đều chiếc bánh đúng với số lượng thành viên trong nhà giúp cho quan hệ thêm phần khắng khít, hòa thuận hơn.
Hãy khám phá sâu về những thứ không thể thiếu trong ngày trung thu
Lễ trung thu không còn xa lạ gì đối với các nước khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Và để lên kế hoạch, chương trình tết trung thu cho trẻ em mầm non, bạn cần phải chuẩn bị những sản phẩm sau:
Bánh trung thu
Món bánh không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu. Trước đây, bánh trung thu chỉ có bánh nướng và bánh dẻo vị truyền thống. Ngày nay, để đáp ứng đa dạng hơn cho nhu cầu của thị trường. Những chiếc bánh trung thu với nhiều loại nhân, có hình dáng, họa tiết vô cùng đặc sắc. Nhờ đó, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn giúp mâm cỗ trung thu cũng trở nên đẹp, sang trọng hơn.
Đèn lồng
Trung thu thì không thể thiếu nghi thức rước đèn. Chính vì thế việc chuẩn bị đèn lồng cho ngày tết thiếu nhi là rất cần thiết. Có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã đèn lồng khác nhau mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn.
Sự hiện diện của đèn lồng trong lễ trung thu góp phần mang đến sự ấm áp, gần gũi, gắn kết các thành viên. Những chiếc đèn lồng thường có giá dao động từ tiền chục đến tiền trăm với chất liệu, kiểu dáng đa dạng. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Thông thường, trước ngày trung thu tầm nửa tháng các cơ sở kinh doanh đã trưng bày sản phẩm rực rỡ , bắt mắt.
Chuẩn bị mâm ngũ quả
Bên cạnh đèn lồng, bánh trung thu, mâm ngũ quả cũng là thứ bạn cần có khi tổ chức tết trung thu cho trẻ em. Trước đây, mâm ngũ quả gồm có 5 loại cơ bản như dưa hấu, táo, bưởi, đu đủ, hồng,… và được bày trí ngăn nắp trên đĩa. Tuy nhiên, ngày nay bằng khối óc, đôi bàn tay tài hoa của con người. Mâm ngũ quả trung thu trở nên hấp dẫn, đặc sắc hơn bằng việc sử dụng hoa quả để tạo nên các loại hình dáng, con vật khác nhau.
Có cần chuẩn bị, lên chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non?
Như đã biết, trung thu là ngày tết của thiếu nhi, là ngày để con trẻ thỏa sức vui chơi. Chính vì thế, để có được đêm trung thu cho trẻ em mầm non hay, ý nghĩa nhất bạn cần phải có kế hoạch, chương trình cụ thể. Việc đề ra ý tưởng, chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non là điều rất cần thiết đối với các đơn vị triển khai. Và trên cơ sở kế hoạch đó, quá trình triển khai sẽ trở nên dễ dàng, tránh được các thiếu sót, sự cố đáng tiếc.
Đồng thời, thông qua chương trình bạn cũng góp phần lan tỏa, truyền đạt, góp phần nâng cao trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Điều cần lưu ý để chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non diễn ra hoàn hảo
Bữa tiệc trung thu vui, mang ý nghĩa trọn vẹn, an toàn bạn nhất định không thể bỏ qua những điều sau:
Lựa chọn không gian tổ chức
Tùy thuộc vào chủ đề, số lượng trẻ em tham gia bạn cần cân nhắc lựa chọn không gian tổ chức cho hợp lý. Không gian tổ chức trung thu cần phải đáp ứng được tiêu chí an toàn, rộng rãi giúp cho trẻ có thể tham gia được đầy đủ các nghi thức của buổi lễ hội. Đó là không gian rước đèn, phá cỗ, tổ chức biểu diễn múa lân,…. Đây là điểm đầu tiên bạn cần cân nhắc trong quá trình lên chương trình thực hiện.
Chuẩn bị đa dạng tiết mục văn nghệ
Trong không khí vui tươi, hồ hởi và để làm cho không gian thêm phần náo nhiệt hơn thì không thể thiếu các tiết mục văn nghệ. Tiết mục ca múa nhạc cần đáp ứng đúng với đối tượng là trẻ em. Đó phải là tiết mục lôi cuốn, hấp dẫn tăng sức hút cho trẻ. Bởi lẽ, trung thu là tết thiếu nhi nên mọi việc đều sẽ hướng về trẻ em. Một số tiết mục truyền thống như: ca khúc chú cuội, chiếc đèn ông sao,….
Hướng đến các sự kiện, hoạt động nhân văn
Hiện vẫn có nhiều mảnh đời bất hạnh, những đứa trẻ phải sống trong cơ cực, khổ sở. Chính vì thế, thông qua lễ trung thu bạn cũng cần phải truyền và giáo dục cho trẻ nhỏ về tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau. Và qua đó cũng là những hoạt động thiện nguyện giúp cho những đứa trẻ kém may mắn được sống vui vẻ, hạnh phúc như bao người khác.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về lễ trung thu. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết, bạn đã có được cho mình ý tưởng tổ chức chương trình tết trung thu cho trẻ mầm non hay, ý nghĩa nhất.