Cách thờ ông Địa Thần Tài

Ý nghĩa của việc thờ cúng ông Địa Thần Tài. Trên bàn thờ ông Địa Thần Tài bày những lễ vật gì. Sắp xếp bàn thờ ông Địa Thần Tài sao cho đúng phong thủy.

Từ xa xưa cho tới nay. Ông Địa Thần Tài đã trở thành hai vị thần gẫn gũi với đời sống người dân Việt Nam. Việc thờ cúng ông Địa Thần Tài được các gia đình đặc biệt quan tâm. Nhất là những gia đình làm nghề buôn bán kinh doanh. Cùng ThayLaThich tìm hiểu thêm về tập tục thờ cúng ông Địa Thần Tài.

Tìm hiểu thêm:

Ý nghĩa tâm linh của việc thờ cúng ông Địa Thần Tài

Trong quan niệm dân gian xưa của người Việt Nam. Chúng ta vẫn cho rằng Thần Tài cũng là một dạng của Thổ Thần. Tương tự giống như thần Thổ Địa. Vị thần này sẽ cai quản xóm làng, đất đai, vườn ruộng. Đồng thời phù hộ cho những người dân, gia súc trong khu vực ấy.

Ngay từ những ngày đầu tiên đi khai hoang lập địa. Chúng ta luôn gặp những vấn đề khó khăn. Những ý niệm về thần linh cũng được hình thành từ đó. Để làm chỗ dựa tâm linh của mỗi người trên con đường mưu sinh lập nghiệp. Thần Đất hay còn được dân gian gọi với cái tên gần gũi là ông Địa. Là vị thần bảo hộ cho đất đai, hoa màu. Thể hiện tính chất nông nghiệp của nước ta từ ngàn đời. Thần Tài chính là vị thần trông coi vàng bạc, tiền tài. Thể hiện dấu ấn của giai đoạn chuyển mình sang kinh tế thương nghiệp. Chính vì thế nên trên bàn thờ của Thần Tài sẽ có cả ông Địa.

Ông Địa Thần Tài được người dân xem là một cặp đôi mang đến nhiều tài lộc cũng như sự may mắn cho gia chủ. Vào những ngày chuyển giao sang năm mới. Vai trò của Thần Tài lại càng được xem trọng hơn. Mọi người trang hoàng lại nhà cửa. Lau chùi sạch sẽ tượng. Nếu như đã quá cũ hoặc bị hư thì sẽ thỉnh tượng mới về. Bàn thờ cũng được lau chùi sạch sẽ. Mọi người tin rằng, bàn thờ ông Địa Thần Tài sạch sẽ, ngăn nắp. Có vậy thì năm mới mới có thể làm ăn phát tài phát lộc được. Vào ngày vía Thần Tài hàng năm. Họ cũng sẽ làm mâm cơm cúng và cầu cho một năm tiền tài dồi dào.

>>  Nấu Tiệc Nhân Tâm - Địa chỉ tin cậy cho các buổi tiệc nấu tại nhà Quận 7

Vật dụng thờ cần thiết trên bàn thờ ông Địa Thần Tài

Khi chúng ta thờ ông Địa Thần Tài. Không phải chỉ cần có 2 bức tượng ông Địa và Thần Tài là đủ. Trên bàn thờ còn cần nhiều vật dụng khác. Như:

  • Tượng ông Địa và Thần Tài. Hai bức tượng được đặt gần nhau. Ông Địa nằm bên phải và Thần Tài sẽ nằm bên trái
  • Khảm gỗ: được dùng để đặt bài vị cũng như tượng của ông Địa Thần Tài
  • Bài vị thần tài: thông thường trên bài vị này sẽ được khắc “Chiêu tài tiến bảo”
  • 1 hũ đựng gạo, 1 hũ đựng muối và 1 hũ đựng nước. Đây là những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống. Đặt lên bàn thờ với mong muốn cầu một cuộc sống ấm no.
  • Bát hương
  • 5 chén nước được sắp xếp theo hình chữ thập hoặc hình chữ nhất
  • Ông cóc ngậm tiền vàng: đây giống như một linh vật trong phong thủy. Với ý nghĩa sẽ mang đến sự may mắn và tiền bạc
  • Bát tụ lộc. Đây cũng là một yếu tố trong phong thủy. Bát tụ lộc thực chất là một bát sứ đẹp, trong suốt. Gia chủ sẽ đổ đầy nước vào trong bát sau đó rải cánh hoa lên trên.
  • Phúc Hoa Mai (hoặc Cốt thất bảo). Những vật phẩm trong phong thủy. Mang ý nghĩa tốt lành. Giúp gia chủ tăng thêm khí thiêng cũng như nạp được nhiều phúc lộc hơn.

Với những vật phẩm được đặt trên bàn thờ ông Địa Thần Tài. Nên lựa chọn chất liệu gỗ. Sẽ mang đến sự trang trọng.

Sắp xếp bàn thờ ông Địa Thần Tài sao cho hợp phong thủy

Trên bàn thờ ông Địa Thần Tài có rất nhiều vật dụng thờ. Nếu không sắp xếp đúng cách trên bàn thờ sẽ rất lộn xộn. Đồng thời bạn không thể sắp xếp linh tinh, sẽ không đem lại được may mắn cho gia chủ. Bạn có thể tham khảo cách sắp xếp bàn thờ ông Địa Thần Tài theo phong thủy dưới đây.

Bài vị sẽ được đặt phía trong cùng của bàn thờ. Thường chúng sẽ được dán lên vách. Tiếp đến chính là tượng của ông Địa và Thần Tài. Theo hướng từ bên ngoài nhìn vào thì ông Địa sẽ nằm bên phải. Và Thần Tài được đặt bên trái. Bên dưới 2 bức tượng chính là hũ rượu, hũ nước và hũ gạo. Gia chủ cần lưu ý rằng 3 hũ này mỗi năm chỉ nên thay một lần. Và thay vào những ngày cuối năm. Thông thường, vào ngày đưa ông Táo về trời. Các gia đình sẽ vừa rút chân nhang vừa thay 3 hũ mới.

>>  Cúng khai trương gà trống hay mái

Tiếp theo là vị trí của lọ hoa. Lọ hoa sẽ nằm bên tay phải. 1 hoặc 2 lọ hoa sẽ tùy theo gia chủ. Nếu như bạn đặt 1 lọ hoa, vậy thì bát hương sẽ được đặt cân xứng với lọ hoa này. Nếu bạn đặt 2 lọ hoa. Vậy thì bát hương sẽ được đặt trên bàn thờ. Phía trên bát hương là vị trí của kỷ chén thờ. Có thể chọn 3 chén hoặc 5 chén đều được.

Chúng ta sẽ đặt ông Cóc ngậm tiền bên trái của bàn thờ. Có một lưu ý nhỏ cho các gia chủ đó chính là buổi sáng thì quay ông Cóc ra ngoài và buổi tối thì quay ông Cóc lại vào trong. Và cuối cùng trên mặt đất sẽ là bát tụ lộc.

Lễ vật cúng ông Địa Thần Tài

Khi gia chủ đặt bàn thờ ông Địa Thần Tài trong nhà. Vậy thì hàng tháng sẽ đều đặn cúng vào ngày 1 và ngày 15 âm lịch. Theo như phong tục truyền thống của người Việt xưa. Các lễ vật trên bàn thờ ông Địa Thần Tài cần phải chú ý một số điều.

Lễ vật để cúng ông Địa Thần Tài sẽ có các lễ vật cơ bản. Như là hoa quả, trầu cau, trà nước, bánh trái, tiền vàng,…

Hoa đặt trên bàn thờ ông Địa Thần Tài thường là hoa hồng, hoa cúc hay hoa mẫu đơn. Gia chủ cũng có thể chọn những loài hoa có hương thơm như hoa cau hay hoa ngọc lan.

Thỉnh bàn thờ ông Địa Thần Tài với mong muốn cầu tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Chính vì thế nên cần phải để tâm tới những lễ vật được đặt trên bàn thờ. Các loại trái cây phải luôn tươi ngon. Các loại hoa cũng không được héo. Nếu chúng có dấu hiệu cần phải được thay ngay.

Mâm lễ cúng trong ngày vía Thần Tài

Trong quan niệm dân gian của chúng ta. Ngày 10 tháng giêng hàng năm là ngày vía Thần Tài. Vào ngày này, mọi người sẽ đi mua vàng cầu tài lộc. Đồng thời chuẩn bị mâm cúng ông Địa Thần Tài tại nhà. Vì là ngày lễ, nên các gia đình thường sẽ chuẩn bị mâm cúng lớn và chu tất hơn so với bình thường. Đặc biệt là với các gia đình làm kinh doanh buôn bán.

Lễ vật trên mâm cúng cũng nhiều hơn. Gia chủ cần phải chú tâm và chuẩn bị đầy đủ. Cầu cho gia đình bình an, công việc làm ăn gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió. Các lễ vật cơ bản bao gồm:

  • 1 con gà luộc
  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 bộ tam sên (trong bộ tam sên sẽ bao gồm 1 quả trứng luộc, 1 miếng thịt luộc và 1 con tôm luộc)
  • 1 lọ hoa tươi
  • 1 đĩa muối hột
  • 1 đĩa gạo
  • Thuốc lá, bánh kẹo,…
  • 2 cây đèn cầy
  • Nhang
  • 5 chén nước
  • Rượu trắng
  • Trầu cau
  • Giấy tiền vàng ( bạn có thể tới tiệm hàng mã và hỏi bộ giấy tiền cúng Thần Tài)
>>  Lễ cúng gia tiên mùng 1 và ngày rằm 15 có ý nghĩa gì?

Tiền lẻ các mệnh giá khác nhau. Đặt tiền lên bàn thờ ông Địa Thần Tài mong cho gia đình sẽ nhận được nhiều tài lộc.

Cần lưu ý gì khi cúng ông Địa Thần Tài

Gia chủ cần phải thường xuyên chăm sóc cho bàn thờ ông Địa Thần Tài. Tuy rằng bàn thờ được đặt dưới đây. Nhưng đây là các vị thần rất ưa sự sạch sẽ. Vì thế nên khi thờ cúng gia chủ hãy thường xuyên lau chùi, tắm rửa bằng nước sạch. Vào những khi ngoài trời có mưa to. Bạn có thể bê ông Cóc, ông Địa và Thần Tài ra ngoài tắm mưa. Để trong một chiếc thau sạch. Trong khoảng 15 phút. Sau đó mang vào lau khô rồi thắp hương.

Không cần thiết phải chuẩn bị nhiều lễ vật. Hay sắm sửa những lễ vật đắt tiền. Tuy nhiên lễ vật đặt trên bàn thờ không bao giờ được hư hỏng, héo. Vào những ngày bình thường bạn cũng nên thắp hương trên bàn thờ ông Địa Thần Tài. Vào hai buổi trong ngày là sáng và tối. Với những ai mới thỉnh bàn thờ ông Địa về. Thì nên thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày để tụ khí.

Điều cuối cùng chính là. Khi gia chủ đã thắp hương xong. Gạo, muối và rượu bạn không nên vãi ra ngoài đường như thông thường. Mà hãy giữ lại để trong nhà. Điều này có ý nghĩa giữ lại tài lộc bên mình.

Những sai lầm thường mắc phải khi cúng ông Địa Thần Tài

Hãy làm theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy. Để tránh cho việc mất lộc vì thờ ông Địa Thần Tài không đúng cách.

Cắm hương chồng chéo lên nhau: Vì thắp hương nhiều, nên đôi khi chúng ta không để ý. Để hương bị chồng chéo lên nhau. Điều này là tuyệt đối không nên.

Màu bàn thờ xung khắc với mệnh của gia chủ: không chỉ hướng đặt bàn thờ. Màu của bàn thờ cũng cần lựa chọn sao cho hợp với mệnh của gia chủ. Có như vậy mới mong thuận lợi.

Thiếu bát tụ lộc đặt trước bàn thờ: bát tụ lộc là một trong những linh vật trong phong thủy. Giúp ích cho gia chủ rất nhiều trong việc tụ khí thiêng. Bởi thế cho nên hãy lưu ý đến vật dụng thờ này.

Tượng thần tài không được dán chữ nho sau lưng: Mỗi một bức tượng trước khi rước về nhà đều cần phải được thỉnh. Có như vậy thần mới phù hộ cũng như phát lộc cho gia chủ. Bạn hoàn toàn không được quên dán chữ nho sau lưng tượng khi thỉnh về.

Thờ cúng ông Địa Thần Tài tưởng chừng như là việc rất đơn giản. Vì chúng là một phong tục truyền thống của chúng ta. Tuy nhiên nếu như bạn không tìm hiểu kỹ. Rất dễ mắc phải những điều kiêng kị. Sẽ dẫn đến không được may mắn. Tham khảo bài viết trên để có những kiến thức cần thiết cho việc thờ ông Địa Thần Tài.