Cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi bé trai cơ bản, chi tiết, đầy đủ từ A-Z

Biết cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi ý nghĩa, bạn sẽ giúp cho bé có một tương lai thật tươi sáng và gặp nhiều may mắn.

Lễ cúng thôi nôi không chỉ có ý nghĩa quan trọng để đánh dấu mốc bé bỏ chiếc nôi nhỏ và chuyển sang nằm giường. Nó còn đem đến ý nghĩa rằng cha mẹ cũng thường gửi gắm những mong ước con mình được khỏe mạnh và thông minh, mau ăn chóng lớn. Để tổ chức một lễ cúng thật đầy đủ sẽ yêu cầu rất nhiều lễ vật. Tuy nhiên, đừng bối rối quá vì ThayLaThich sẽ chỉ cho bạn cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi chuẩn xác nhất.

Tìm hiểu thêm:

Ý nghĩa của ngày cúng thôi nôi cho bé trai

Theo quan niệm truyền thống của người Việt thì thôi nôi là ngày quan trọng của bé. Lễ thôi nôi được tổ chức với mục đích là để tạ ơn bề trên đã đem đứa bé đến với gia đình và cầu mong cho bé có một tương lai tốt đẹp. 

Thông thường lễ cúng thôi nôi được tổ chức khi bé được tròn 1 tuổi. Lúc này, trẻ thôi không còn nằm trong nôi mà chuyển sang nằm giường độc lập. Đây là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành đầu tiên của bé.

qua tang thoi noi cho be 4 - Cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi bé trai cơ bản, chi tiết, đầy đủ từ A-Z

Ngoài ra, đây cũng là cột mốc đánh dấu sự kết thúc hành trình thiêng liêng của người mẹ khi cưu mang trong mình sinh linh bé nhỏ suốt chín tháng mười ngày. Sau đó vượt qua cơn đau “ thập tử nhất sinh”  để có tiếng khóc đầu đời của con. Đồng hành trong khoảng thời gian ấy chính là người chồng, ông bà bố mẹ. Không thể thiếu được sự phù hộ độ trì của tổ tiên và 12 bà mụ, 3 Đức Ông để được mẹ tròn con vuông.

Vì thế lễ cúng thôi nôi cho bé không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người mới trên thế giới mà còn ngầm cảm tạ và thể hiện lòng biết ơn đối với những vị thần linh đã phù hộ cho gia đình.

Hướng dẫn lựa chọn ngày lễ cúng thôi nôi bé trai

Đối với ngày lễ cúng thôi nôi bé trai, người ta thường tính dựa trên lịch âm. Nhưng cũng tùy vào sự lựa chọn của mỗi gia đình mà cách chọn ngày sẽ khác nhau.

>>  Cách để phân biệt được ông thổ công (thổ địa) và ông thần tài

Tuy nhiên, để giữ đúng phong tục, chúng ta nên thời gian đúng ngày theo âm lịch. Đối với bé trai thì nên cúng lùi lại 2 ngày so với tháng năm sinh của bé. Nếu như bé có năm thôi nôi rơi vào năm nhuận thì gia đình cứ tính đủ 12 tháng và làm cho thôi nôi cho bé. 

Chẳng hạn như bé sinh vào tháng 5 âm lịch thì cúng thôi nôi sẽ vào tháng 5 âm lịch của năm sau. Chỉ cần tính sao cho đủ 12 tháng kể từ ngày bé sinh ra là được. Còn ngày làm thôi nôi, bạn nên chọn theo phong tục đó là “gái sụt 2, trai sụt 1”.

Tuy nhiên điều này không quá quan trọng. Bạn có thể chọn âm lịch hay dương lịch làm sao để tiện cho khách mời đến dự là được.

Mâm cúng thôi nôi, cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi

Lễ vật cúng thôi nôi thường được thay đổi tùy theo mỗi vùng miền. Tut nhiên, vùng nào cũng cần phải có đủ các lễ vật cúng thôi nôi cơ bản. Trong đó phải xuất hiện 3 mâm cúng chính. Đó là Mâm cúng 3 Đức Ông cùng 12 Bà Mụ, cúng Thần Tài – Thổ Địa, mâm cúng Ông Táo.

Đối với mâm cúng 3 Đức Ông – 12 Bà Mụ gồm có:

  • 1 con gà trống luộc.
  • 12 đĩa xôi nhỏ cùng 1 đĩa xôi lớn có thể chọn loại xôi tùy ý.
  • 12 chén chè đậu trắng nhỏ và 1 chén lớn.
  • 1 ly rượu sau khi cúng dùng để tưới lên hoa.
  • 1 bát cháo trắng
  • Trầu cau.
  • Hoa tươi.
  • Mâm ngũ quả
  • Đèn cầy, nhang

Với mâm cúng Thần Tài – Ông Địa phải đầy đủ các lễ vật:

  • 1 đĩa trái cây
  • Bộ tam sên bao gồm có cua luộc, tôm luộc, trứng luộc.
  • 1 đĩa xôi
  • 1 chén chè đậu trắng
  • 5 chén nước lọc.
  • Bình hoa.
  • Đèn, nhang

Mâm cúng Ông Táo gồm có các lễ vật cơ bản như sau:

  • 1 đĩa trái cây.
  • Đèn cầy, nhang
  • Trầu cau.
  • Hoa tươi
  • 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo
  • 3 chén nước, 3 chén chè đậu trắng, 3 đĩa xôi.
  • Bình trà

Ngoài ra, nếu có điều kiện kinh tế thì bạn có thể làm thêm lễ vật tùy ý. Ngoài mâm lễ cúng các vị thần thì bạn nên chuẩn bị thêm mâm cúng tổ tiên và làm tiệc cho cả dòng họ đến chung vui cùng gia đình.

Cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi cho bé trai chuẩn nghi thức

Để sắp xếp một mâm cúng thôi nôi đơn giản, người chuẩn bị phải thật am hiểu và biết cách bố trí hợp phong thủy. Vị trí của từng lễ vật trong mâm cúng sẽ có ý nghĩa rất lớn. Chẳng hạn như mâm cúng thôi nôi bé trai là quay vào trong nhà có nghĩa là người cúng đang hướng mặt về các gia tiên và các bà Mụ. Cầu mong họ đều bên cạnh bé và luôn ở trong nhà.

>>  Cúng đất đai mấy chén cơm mới đúng chuẩn?

Chính vì thế, bạn nên chú ý những cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi sau:

Bước đầu tiên là đặt bình hoa và mâm ngũ quả theo quy tắc “đông bình tây quả”. Có nghĩa là bình hoa thì nên đặt ở hướng đông và mâm ngũ quả thì đặt ở hướng tây. Nếu như không thể xác định được phương hướng thì có thể sử dụng điện thoại với chiếc la bàn để xem hướng nhà mình. Sau đó đặt bình hoa và mâm ngũ quả cho phù hợp.

Tùy theo hình dạng, kích thước của bàn cúng, bạn có thể sắp xếp gà luộc, trầu têm, chè, xôi,… Ở phần trên đầu mâm cúng thì nên đặt bát nhang, bình hoa, hoa quả. Phần cuối bàn thì đặt 2 hàng xôi chè đối xứng nhau hoặc thể xen kẽ cho đẹp mắt. Nếu là bàn dài để cúng thì có thể sắp xếp lễ vật một cách cân đối theo hàng dọc.

Đối với gà luộc, khi đặt ra đĩa, bạn nên chú ý để đầu của gà phải được ngẩng lên. Xôi thì có thể in bằng khuôn hoa hoặc hình chữ phúc. Vừa ý nghĩa lại vừa đẹp mắt. Một mâm cúng thôi nôi được sắp xếp hoàn chỉnh sẽ đẹp mắt và gọn gàng hơn rất nhiều.

Quy tắc cúng thôi nôi bé trai

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho mâm cúng thì bố mẹ nên bày biện mâm cúng đúng theo quy tắc:

  • Đặt mâm cúng quay vào trong nhà để người cúng hướng mặt vào trong. 
  • Lễ vật sắp xếp trong phòng khách.
  • Bình hoa đặt ở phía Đông và hoa quả phía Tây.
  • Phần đầu mâm cúng nên đặt bát nhang, gà luộc, ngũ quả, hoa. Phần sau là 2 hàng xôi chè.
  • Gà luộc nên xếp ngẩng đầu.
  • Xôi cúng đúc trong khuôn hoa hay chữ phúc. 
  • Mâm cúng cần tươm tất, gọn gàng giúp gia chủ thể hiện lòng thành.

Nghi thức chọn đồ vật định hướng nghề trong lễ thôi nôi bé trai

Cách thức thực hiện nghi thức này rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho trẻ ngồi trước mâm và bày những vật dụng phù hợp với nghề nghiệp rồi để bé chọn. Mỗi vật dụng được chọn đều mang ý nghĩa nhất định, gợi mở tương lai của con.

Những vật dụng có thể sử dụng là: gương, bút, cuốn sách, máy tính, chiếc lược, tiền, micro,… Đây chỉ là phong tục dân gian có độ chính xác chưa được kiểm chứng. Thế nên việc tổ chức nghi thức này có hay không thì không quá quan trọng. Và bạn cũng không cần quá tin tưởng hay đặt nặng về vấn đề này.

>>  Mâm cúng mùng 5 tháng 5

Thời khắc cuối cùng của buổi lễ thôi nôi là bé trai sẽ được nhận lộc và đón nhận những lời chúc tốt đẹp từ người thân. Lúc này đừng quên lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày lễ cúng bằng các bức hình thật đặc biệt.

Nên cúng thôi nôi cho bé trai trong nhà hay ngoài trời?

Theo quan niệm của ông bà ta thì lễ cúng thôi nôi bé trai bao gồm cả thủ tục ngoài sân lẫn trong nhà. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lược bỏ bớt phần lễ cúng tùy theo nhu cầu.

Đối với mâm cúng thôi nôi ngoài sân thì thường được đặt hướng ra ngoài. Mâm cúng sẽ bao gồm có:

  • Đĩa heo quay.
  • 5 chén cháo to và 1 chén cháo nhỏ.
  • Rau sống.
  • 1 đĩa lòng lợn.
  • Nhang, đèn.
  • Rượu, trà, hoa quả.
  • Trên lưng lợn quay nên gắn thêm một con dao.

Đối với mâm cúng trong nhà thì lễ vật chuẩn bị nên chọn những món ăn phù hợp với tập quán của nơi bạn cùng cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi phù hợp. Tuy nhiên vẫn phải chuẩn bị đầy đủ:

  • 12 chén chè, xôi.
  • 3 chén cháo.
  • Con vịt luộc.
  • 1 tô cháo cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông.

Nghi thức trong nghi lễ thôi nôi bé

– Đầu tiên là nghi thức cúng đất đai diên địa, thổ công thổ chủ: Người lớn trong nhà thắp nhang, bái lạy và đọc lời khấn.

– Nghi thức cúng tổ tiên và ông bà: tương tự như nghi thức trên, chỉ thay đổi danh xưng các vị cần khấn cầu cho phải phép.

– Nghi thức làm “ba tuần rượu, một tuần trà” cũng tương tự như nghi thức trên, người lớn tiếp tục thắp nhang và khấn.

– Nghi thức đoán vận mệnh.

– Nghi lễ mừng tuổi: nghi thức này có ý nghĩa đặc biệt, nhằm mở đầu cho mọi điều tốt đẹp của bé sau này. Tùy theo điều kiện gia đình mà nghi thức này có được thực hiện hay không. Tuy nhiên, đây là nghi thức có ý nghĩa rất lớn để mở đầu cho mọi điều tốt đẹp mà sau này bé sẽ được hưởng. Nhưng không nên đặt nặng quá vấn đề vật chất.

Sau khi đã hoàn thành xong tất cả những nghi thức này, gia đình và khách mời nên vào bàn và mừng tiệc tùng cho dấu mốc quan trọng này của bé.

Thôi nôi là một nghi lễ có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Nó vừa mang nét đẹp của tín ngưỡng văn hóa dân gian đang cần được gìn giữ và nhân bản. Nó vừa là mong ước những điều cầu khẩn của cha mẹ về một tương lai tươi đẹp của bé có thể đến tai các vị thần. Với những cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi trên; hy vọng bạn đã học được những điều thú vị.

[ cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi | hướng dẫn cách sắp xếp mâm cúng thôi nôi | lễ vật cúng thôi nôi | mâm cúng thôi nôi | lễ vật cúng thôi nôi | không cúng thôi nôi có được không | cúng thôi nôi bên nội hay ngoại ]