Hướng dẫn bạn cách làm xôi vò ngon để cúng vào dịp lễ tết

Hướng dẫn bạn cách làm xôi vò để cúng vào dịp lễ tết 

Xôi vò thường được nhiều bà nội trợ tự tay làm lấy, nhằm chuẩn bị cho ngày lễ tết được trọn vẹn hơn, mâm cúng chuẩn tâm linh và mang giá trị tinh thần tuyệt đối. 

Dưới đây sẽ là phần chia sẻ cách làm xôi vò để cúng trong ngày lễ tết, vừa nhanh chóng lại dễ làm, bên cạnh đó là những thông tin hữu ích về nghi thức cúng trong 3 ngày tết của người Việt Nam. 

Tìm hiểu thêm:

Nghi thức cúng vào dịp lễ tết mang ý nghĩa tinh thần ra sao

Từ trước đến nay, đối với người Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung, tết nguyên đán là dịp lễ cúng vô cùng quan trọng. Mang giá trị tinh thần đặc sắc và cũng chất chứa giá trị tâm linh. Theo như nghi thức truyền thống thì người ta sẽ chuẩn bị mâm cúng cho ba mùng, mỗi một ngày thì sẽ có ý nghĩa riêng về mặt cúng bái. Các lễ vật cũng sẽ thay đổi tùy theo gia chủ chuẩn bị. 

phong tuc tho cung to tien cua nguoi viet 1 - Hướng dẫn bạn cách làm xôi vò ngon để cúng vào dịp lễ tết
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam

Ý nghĩa của mâm cúng vào ngày mùng 1 đầu năm

Vào ngày mùng 1 đầu năm, người ta sẽ chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, kỹ lượng để dâng lên gia tiên nhà mình với ý nghĩa tinh thần là sự khởi đầu suôn sẻ, may mắn. Cầu mong những điều tốt đẹp, sung túc và hanh thông cho một năm sắp tới. 

Ý nghĩa của mâm cúng vào ngày mùng 2

Nếu như ngày mùng một là chủ yếu cúng gia tiên, cầu mong sự phù hộ từ họ thì ngày mùng hai sẽ là cúng các bậc thần linh. Đã từ rất lâu đời, sự hiện diện vô hình của các vị thần linh đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho ta. Đây cũng chính là dịp để bày tỏ được lòng biết ơn với họ, cầu khấn thần linh phù hộ, giúp cho một năm sắp tới suôn sẻ, may mắn và tránh tai ương, thu hút tài lộc, thịnh vượng đến nhà. 

Ý nghĩa của mâm cúng vào ngày mùng 3 

Nhiều gia đình sẽ cúng tan tết hay còn được gọi là cúng hóa vàng vào ngày mùng 3, ý nghĩa của mâm cúng này là để tiễn chân ông bà, mang không khí đầm ấm giữa anh em, họ hàng ở trong gia đình. Nhiều quan niệm còn cho rằng, sự kết thúc (tan tết) là để bắt đầu cho chuỗi ngày tháng tốt đẹp phía trước, một năm mới hanh thông, bình an và thịnh vượng. 

>>  Cách làm bánh Trung Thu rau câu mừng Tết Đoàn Viên Tháng 8

Những món ăn thường được xuất hiện trên mâm cúng tết 

Vào ba ngày tết, người ta thường sẽ chuẩn bị lễ cúng đơn giản nhưng vẫn tươm tất, quan trọng là thể hiện được lòng thành. Nhìn chung thì vào ngày tết, các món ăn thường hay xuất hiện trên mâm lễ cúng sẽ phải bao gồm những lễ vật sau. 

Gà luộc 

Nhắc tới gà luộc là liền nhớ đến một không khí tết sum vầy, đầm ấm. Người ta thường chọn gà trống để cúng, đều là những con gà to, khỏe. Gà luộc lên để nguyên con, chân xếp chéo hoặc được trình bày theo sự khéo tay của chủ nhà. Da gà vàng, bóng đẹp. Thể hiện được sự uy nghiêm và bày tỏ lòng tôn kính đối với gia tiên và bậc thần linh. 

Bánh tét – bánh chưng

Bánh chưng bánh tét là hai loại bánh đặc trưng trong dịp lễ tết, trước khi bước vào năm mới, các gia đình đều sẽ chọn ngày để gói bánh và thực hiện nấu bánh. Lễ vật này được cúng trên mọi mâm cúng từ mùng 1 cho đến mùng 3. Bánh chưng thường xuất hiện ở miền bắc, với hình dáng vuông vức tượng trưng cho đất. Còn bánh tét là của người miền nam tượng trưng cho cây cột chống trời. Nhân bánh truyền thống quen thuộc là đậu xanh thịt mỡ, bên cạnh đó còn có nhân ngọt, nhân chuối hay là nhân đậu. 

Mâm ngũ quả trái cây

Tết nguyên đán không thể thiếu đi lễ vật là mâm ngũ quả. Tùy thuộc vào từng vùng miền mà cách chọn trái cây để cúng có sự khác nhau. Ví dụ như người miền nam họ sẽ chọn cúng 5 loại trái cây là đu đủ, mãng cầu, sung, xoài và dừa. Còn đối với người miền bắc thì trái cây lại đa dạng hơn như là chuối, phật thủ, lê, táo, quýt hay là lựu,… sở dĩ chọn 5 loại quả vì đây là một con số đẹp, biểu trưng cho các mong cầu là sức khỏe, tài lộc, sống lâu, bình yên và giàu có. Mỗi loại trái cũng sẽ đại diện cho một phương diện của ngũ hành. Thường mâm ngũ quả cũng sẽ được sắp xếp theo ngũ hành tương sinh. 

mam ngu qua ngay tet - Hướng dẫn bạn cách làm xôi vò ngon để cúng vào dịp lễ tết
Mâm ngũ quả ngày tết

Canh miến hoặc là canh khổ qua 

Món canh là một lễ vật không thể thiếu đi trong mâm cúng tết, ở miền bắc đặc trưng là loại canh miến còn với người miền nam thì sẽ là canh khổ qua. Đối với canh miến thì thường được nấu chung với nước luộc gà, cho thêm lòng gà để tăng hương vị. Rất thơm ngon và cũng dễ ăn. Còn đối với canh khổ qua của người miền nam thì họ cho rằng cái tên của món canh này cũng đã thể hiện cái khổ qua đi, những điều tốt đẹp sẽ đến. Cầu mong sự may mắn, bình an và thịnh vượng. 

>>  Cách làm thịt heo quay da giòn bằng nồi chiên không dầu

Xôi 

Xôi là một món ăn dân giã và cũng hết sức quan trọng trong những ngày tết. Vào dịp này người ta thường chuẩn bị các loại xôi đặc trưng như xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi đậu phộng, xôi hạt sen,… hay là xôi vò. Mỗi loại xôi sẽ có hương vị, màu sắc khác nhau. Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình mà bạn có thể chọn cúng xôi gì cũng được. 

Mách bạn cách làm xôi vò vừa nhanh vừa dễ để cúng ngày tết 

Xôi vò là món ăn hết sức quen thuộc, không chỉ ngon lại còn dễ nấu, xôi vò thường được xuất hiện trên mâm cúng tết, trở thành món lễ vật truyền thống. Như chúng ta đã biết thì vào ngày tết chắc hẳn chẳng ai bán hàng, chính vì vậy mà việc mua xôi sẽ rất khó khăn. Do đó, các bà nội trợ nên “thủ” cho mình cách làm xôi vò ngày tết vừa nhanh lại vừa dễ nấu, đảm bảo thơm ngon, đẹp mắt không thua kém gì khi mua ngoài hàng. 

Chuẩn bị nguyên liệu để làm xôi vò tại nhà cúng ngày tết

Phần chuẩn bị nguyên liệu là rất quan trọng, bạn có thể mua trước với một lượng vừa đủ để nấu. Lưu ý là phần chia sẻ công thức nấu xôi vò dưới đây chỉ mang tính tham khảo, bạn không nhất thiết phải tuân theo khối lượng y chang, có thể thay đổi, gia giảm nhiều hơn hoặc là ít hơn tùy theo nhu cầu.  

  • Chuẩn bị khoảng 500gr nếp loại ngon, hạt đều và đẹp 
  • 250gr đậu xanh đã được cà vỏ (đậu xanh sẽ được chuẩn bị khoảng ½ so với nếp) 
  • Các gia vị cần thiết là muối, đường và dầu ăn
cach nau xoi vo bang nuoc cot dua 3 - Hướng dẫn bạn cách làm xôi vò ngon để cúng vào dịp lễ tết
Cách nấu xôi vò nước cốt dừa

Tiến hành chế biến xôi vò cúng ngày lễ tết 

Có thể nói, việc chuẩn bị nguyên liệu để làm xôi vò là rất đơn giản, tiếp theo đây về cách chế biến xôi vò cũng sẽ nhanh thôi. 

  • Tiến hành rửa sạch nếp rồi ngâm nước qua đêm hoặc ít nhất là trong 8 tiếng là tốt nhất để nếp có đủ thời gian nở đều và đẹp. 
  • Vớt nếp ra rửa sạch một nước, sau đó để nếp thật ráo, lưu ý là khâu này cực kỳ quan trọng, vì nếu nếp vẫn còn ướt thì thành phẩm xôi sẽ không được tơi mà sẽ bị dính với nhau. Nếu muốn nếp ráo nhanh hơn thì có thể dùng một chiếc khăn thấm đều các hạt nếp. Sau đó sẽ cho một chút muối vào trộn đều là được. 
  • Phần đậu xanh cũng cần được ngâm trong nước trong vòng 4 tiếng hoặc là nguyên đêm, sau đó vớt ra để cho thật ráo và bỏ muối vào. Tiếp đến là công đoạn hấp đậu, bạn bỏ đậu vào nồi hấp khoảng từ 15 cho đến 20 phút với lửa vừa phải, hấp đến khi đậu mềm là được.
  • Nếu dùng cách thủ công thì lấy một chiếc vá dẹt để nghiền đậu hoặc nếu gia đình có máy xay để làm cho nhanh thì nên bỏ đậu vào máy xanh cho đến khi đậu nát hoàn toàn, chất đậu mịn là coi như thành công.  
  • Tiếp đến là trộn đậu đã được tán nhuyễn vào nếp, lưu ý là cần cho thêm dầu ăn với lượng vừa phải để xôi được bóng, đẹp và vị béo hơn. Bên cạnh đó là xôi khi hấp sẽ không bị dính. 
  • Công đoạn làm nên tên gọi của món xôi vò đó chính là lấy tay vò nhẹ để phần đậu xanh bao quanh phần nếp. Rồi đem xôi đi hấp trong khoảng 30 phút, thử thấy xôi mềm là có thể nhấc xuống. 
  • Đợi khi xôi bớt nóng thì thêm lượng đường vừa ăn, trộn đều là đã hoàn thành. 
>>  Công thức - Cách ướp sườn nướng bằng nồi chiên không dầu

Thành phẩm xôi vò cho ra được hạt xôi tơi, không kết dính, vị ngọt ngọt, thanh thanh, béo béo khiến ai ăn vào cũng phải xuýt xoa. Như vậy là đã có ngay những mẻ xôi ngon để cúng trong ngày tết rồi. 

Chuẩn bị mâm cúng trong ba ngày tết chuẩn truyền thống 

Vào 3 ngày tết nguyên đán, các gia đình vẫn thường có tục là làm lễ cúng, đây có thể được xem là một nét đẹp văn hóa vô cùng đặc trưng. Mỗi một mâm cúng trong một ngày lại mang ý nghĩa khác nhau. 

Chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng 1 tết 

Vào ngày mùng một người ta thường chuẩn bị gà luộc, bánh tét (miền nam) hoặc là bánh chưng (miền bắc), mâm ngũ quả trái cây, hoa tươi, rượu, trà và mâm cơm bao gồm món mặn, món canh và món xào. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình mà chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. 

ban tho gia tien1 - Hướng dẫn bạn cách làm xôi vò ngon để cúng vào dịp lễ tết

Chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng 2 tết 

Chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng hai cũng sẽ bao gồm những món cơ bản như ở mùng một, để tạo sự thay đổi thì có thể thêm thắt món mới như từ canh khổ qua sẽ chuyển thành canh xương hầm, canh măng hay miến,…. 

Chuẩn bị mâm cúng vào ngày mùng 3 tết 

Mâm cúng mùng ba để tiễn ông bà và cũng là nghi thức tan tết nên mâm cúng này thường được chuẩn bị khá là chỉn chu. Bao gồm các lễ vật cơ bản dưới đây

  • Một mâm ngũ quả trái cây
  • Một con gà luộc
  • Bình hoa tươi
  • Giấy tiền vàng bạc
  • Trầu cau và thuốc lá 
  • Một mâm cơm bao gồm bánh chưng, bánh tét, chả giò, rau xào, canh miến,… 

Với những thông tin hữu ích ở bài viết trên, rất hy vọng chúng có thể giúp ích cho bạn để làm lễ cúng vào dịp tết tới. Bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ cung cấp, nhận đặt mâm cúng trọn gói theo yêu cầu tại trang web của Đồ Cúng Nhân Tâm. Vừa có thể tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị, lại có thể yên tâm về việc có được mâm cúng chuẩn nghi thức, vừa ngon lại vừa sạch.