Bạn đang tìm kiếm cách làm bánh trung thu thập cẩm với công thức đơn giản và dễ dàng. Để có thể trổ tay tự tay làm tại nhà, vậy thì đừng bỏ qua bài viết “bí kíp” này.

Bánh trung thu ngày nay có nhiều loại nhân mới lạ. Tuy nhiên, nhập thẩm vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của người Việt. Chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và dành một chút thời gian áp dụng cách làm bánh trung thu thập cẩm đơn giản. Chắc chắn sẽ thành công từ ngay lần đầu tiên.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm chi tiết từng bước
Bánh nướng thập cẩm vốn được biết đến là bánh trung thu cổ truyền. Có lẽ mọi người đều đã quá quen thuộc, và ít nhất một vài lần trong đời đã từng thưởng thức.
Mặc dù chứa hàm lượng calo cao nhất, tính riêng với 1 bánh nhân thập cẩm 1 trứng muối cung cấp tới 600 – 700 calo nạp vào cơ thể. Nhưng nó vẫn là món ăn được yêu thích, không chỉ vào dịp trung thu.
Đã bao giờ bạn có ý nghĩ sẽ tự tay mình làm ra những chiếc bánh dành tặng người thân cho dịp trung thu sắp tới. Mọi thứ không quá cầu kỳ và phức tạp với bài hướng dẫn sau đây.
Nguyên liệu làm bánh
Nước đường làm bánh
Bạn có thể mua sẵn ngoài tiệm, hoặc tự làm sẽ cần có những nguyên liệu sau:
- 1kg đường vàng
- 600 ml nước
- 1 quả chanh vàng
- 5ml nước tro tàu
- 50 gram mạch nha
Bạn đun sôi hỗn hợp đường, nước, nước cốt chanh. Sau khoảng 30 phút, cho nước tro tàu hòa loãng vào nồi. Tiếp đến là cho mạch nha, rồi đun thêm 30 phút. Cần lưu ý, nước đường để càng lâu thì bánh càng lên màu đẹp, bánh càng ngon. Vì thế, bạn cần nấu trước nước đường vài tháng. Không nên dùng nước đường vừa mới nấu để làm bánh, vừa không ngon, lại không đẹp.
Phần nhân thập cẩm
- 50 gram mỗi loại gồm gạt sen, mứt bí, hạt dưa rang bóc vỏ, vừng trắng rang
- 40 gram lạp xưởng
- 50 gram hạt điều
- 100 gram bột bánh dẻo
- 100 ml nước đường
- 50 gram mỡ đường
- 8 – 10 lá chanh
- 1 thìa cà phê tinh dầu hoa bưởi
Phần nhân thập cẩm có thể thêm bớt theo khẩu vị và sở thích của bạn. Nhưng phần bột bánh dẻo là rất cần thiết, để giúp kết dính phần nhân bánh với nhau.
Phần vỏ bánh nướng
- 250 gram bột mì
- ¼ thìa cà phê baking soda
- ½ thìa cà phê nước tro tàu
- ½ thìa cà phê rượu mai quế lộ
- 50 ml dầu ăn hoặc dầu dừa
- 200 ml nước đường làm bánh
- 1 lòng đỏ trứng gà
Hỗn hợp thoa lên mặt bánh
- 1 lòng đỏ trứng vịt
- 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 thìa nước
Sơ chế hỗn hợp bằng cách trộn tất cả cho đều rồi lọc qua rây, để tránh bị vón cục.
Cách làm bánh trung thu thập cẩm
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn thực hiện cách làm bánh trung thu thập cẩm theo trình tự các bước.
Bước 1
– Thái nhỏ nguyên liệu trong phần nhân. Cho vào máy xay sinh tố, xay sơ 1 lượt để thu được hỗn hợp quyện, mịn. Lưu ý, không xay cùng bột bánh dẻo, nước đường, mỡ đường, lá chanh, vừng trắng. Đợi khi xay xong mới cho chúng vào trộn đều.
– Vo nhân thành các viên tròn, theo tỷ lệ trọng lượng nhân bằng 1/3 trọng lượng bánh.
Bước 2
Hòa trước dầu ăn, nước đường, nước tro tàu cùng với rượu mai quế lộ và trứng gà. Sau đó mới đổ vào hỗn hợp bột. Cho nguyên liệu của phần vỏ bánh trộn và nhào thật nhanh tay thành khối bột mịn.
Bọc bột bằng màng thực phẩm hoặc túi nilon, để tầm 30 phút. Tiếp theo, chia bột thành từng phần với trọng lượng gấp đôi phần nhân.
Bước 3: Cán mỏng bột, cho nhân vào giữa và bọc kín lại.
Bước 4: Rắc bột khô để hạn chế dính khuôn, rồi đặt vào khuôn tạo hình.
Bước 5:
Bật lò trước 10 phút ở nhiệt độ 200oC, cho bánh vào nướng 10 phút, sau đó lấy ra xịt chút nước lên bề mặt. Đợi tới khi bánh nguội thì quét lớp hỗn hợp lên mặt bánh. Tiếp tục cho bánh vào lò để nướng trong 10 phút. Duy trì quy trình lặp lại 3 lần là bánh chín.
Với cách làm bánh nướng thập cẩm này, lúc đầu bánh sẽ hơi cứng. Cần để 1-2 ngày sau, bánh sẽ có màu bóng đẹp và thơm ngon hơn.
Tiêu chí đánh giá lò nướng bánh trung thu thập cẩm
Để lựa chọn chiếc lò nướng bánh chất lượng cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Dung tích từ trên 35 lít
- Lò được lắp đặt chế độ nướng ở cả phía trên và dưới, đảm bảo bánh chín đều các mặt
- Nhiệt độ nướng thấp nhất 250 độ C, công suất tối thiểu 1500W. Khi sử dụng máy có công suất càng lớn, khả năng nướng càng đều, thời gian nướng càng nhanh.
- Lò nướng có nút điều chỉnh cài đặt mức nhiệt và thời gian
- Ưu tiên lò tráng men chống dính có chế độ giữ nóng tốt
Cách làm bánh trung thu thập cẩm để không bị nứt hay phồng rộp
Rất nhiều bạn vừa mới tập tành làm bánh lần đầu. Khó tránh khỏi tình trạng bánh trung thu bị rạn vỡ, biến dạng, không như kỳ vọng. Để bánh không bị nứt đòi hỏi kết hợp linh hoạt các mẹo ngay dưới đây.
Để trứng ở nhiệt độ phòng
Một sai lầm thường gặp là không ít bạn sử dụng trứng làm bánh vừa lấy trong tủ lạnh ra, trứng vẫn còn đang lạnh. Điều này sẽ làm cho bánh bị xẹp, khó có thể có độ xốp mịn. Do đó, lời khuyên hữu ích tới bạn là nên lấy trứng ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi tiến hành làm bánh trung thu thập cẩm.
Cân chỉnh lượng bột vỏ bánh hợp lý
Một yếu tố nữa cũng đóng vai trò quyết định bánh có bị nứt hay không đó là khâu trộn bột. Nguyên liệu sử dụng phải đảm bảo tính chuẩn xác, nếu không thể ước lượng, bạn nên dùng cân đo. Nếu bột quá đặc, khiến bánh bị khô. Bột quá loãng, bánh nướng sẽ dễ bị xẹp, trông rất ọp ẹp.
Đặt bánh nướng đúng vị trí
Vị trí lý tưởng để đặt bánh trong lò là ở rãnh giữa của lò, khu vực đều nhiệt nhất. Tránh để khuôn bánh chạm vào thành lò. Với nền nhiệt độ không phù hợp sẽ làm mặt bánh có nguy cơ cao bị nứt, vỡ.
Xoay khuôn bánh khi nướng
Thời gian nướng bánh thường kéo dài từ 10-15 phút. Trong quá trình nướng, thay vì để cố định, bạn hãy xoay khuôn bánh để mọi chiếc bánh được chín đều. Hạn chế hiện tượng có chỗ bị cháy, chỗ chưa vàng, chỗ còn sống, chỗ phồng rộp lẫn lộn.
Tuyệt đối không quên quét hỗn hợp trứng
Chỉ quét khi mặt bánh khô, không dính nước. Nếu còn nước sẽ làm cho mặt bánh không có độ bóng, không sắc nét hoa văn. Mỗi mẻ bánh quét 2 lần là đủ. Ưu tiên dùng cọ thiếc sợi nhỏ thay cho cọ silicon sợi to.
Làm nóng lò nướng với nhiệt độ chuẩn
Điều chỉnh mức nhiệt độ trong lò chuẩn, tránh thay đổi nhiệt độ có thể làm bánh chín không đều. Tối thiểu cần bật lò trước 10 phút khi cho bánh vào nướng.
Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng bánh trung thu thập cẩm
Nhân bánh
Bạn nên mua các loại nguyên liệu nhân bánh ở nơi uy tín, có thương hiệu nổi tiếng. Hoặc nếu có thời gian, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm từ mỡ heo, lạp xưởng, trứng muối.
Nước đường
Nước đường mới, bánh sẽ dễ nhão, chảy xệ, còn nước đường đậm màu, bánh sẽ khô, cháy. Nước đường để lâu, màu vỏ bánh cũng đẹp hơn. Nếu nước đường có dấu hiệu bị đọng hạt li ti khi nấu, bạn cần khuấy đều cho tới khi đường tan hết.
Bánh khô cứng hoặc ướt sau khi nướng
Bánh bị khô là do nướng quá kỹ hoặc nướng ở nhiệt độ quá cao. Nguyên nhân thứ hai là phần nhân và phần bánh ít dầu cũng dẫn đến tình trạng này. Lý do thứ ba là do trộn tỷ lệ bột làm bánh quá chênh lệch với nhân. Còn nếu chỉ phần vỏ ngoài của bánh bị cứng có thể là do phần nước đường quá đặc.
Trong trường hợp sau khi nướng bánh xong, vỏ mềm thì sau 2-3 ngày, bánh sẽ bị ướt vỏ. Cần lưu ý, khi xịt nước vào các lần nướng chỉ xịt chút ít. Khi xịt quá nhiều sẽ khiến bánh thành phẩm bị ướt, không đạt chuẩn.
Nhìn chung, cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm không quá khó. Đòi hỏi một chút khéo léo, tỉ mỉ và cần thời gian. Nếu bạn quá bận rộn thì có thể đặt bánh làm sẵn theo yêu cầu tại Đồ Cúng Nhân Tâm.
Đặt mâm cỗ rằm Trung Thu trọn gói ở đâu?
Tết Trung Thu hằng năm diễn ra vào ngày rằm tháng tám âm lịch. Hầu hết gia đình nào cũng đều chuẩn bị bánh Trung thu và mâm cỗ để dâng lên ông bà tổ tiên. Thay tự tay chuẩn bị, bạn có thể đặt tại Đồ Cúng Nhân Tâm.
Nguyên liệu sử dụng sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh. Trên thị trường hiện bày bán đa dạng mâm cỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồ Cúng Nhân Tâm là một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực soạn mâm cúng.
Vì thế, thay vì phải đau đầu học cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm. Khách hàng hoàn toàn an tâm khi mâm cỗ trung thu tại Đồ Cúng Nhân Tâm nhanh gọn. Nếu quý khách cần biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.