Cùng tìm hiểu thông tin về cách cúng rước ông bà tổ tiên vào ngày 30 Tết trong phong tục tập quán của người Việt Nam để hiểu được những giá trị truyền thống từ xa xưa.
Từ xưa đến nay, người Việt Nam ta vẫn truyền dạy từ đời này qua đời khác đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên đã được truyền lại từ xưa đến nay chưa khi nào bỏ qua. Không chỉ mang ý nghĩa nhớ ơn đấng sinh thành, gìn giữ nguồn cội. Mà việc cúng bái những người đã khuất đã trở thành một tiêu chuẩn trong đạo đức mỗi người. Mỗi dịp tết đến xuân về, đạo lý này được thể hiện rõ hơn thông qua việc chuẩn bị mâm cúng ngày 30 Tết. Vì vậy, chúng ta cùng Thấy Là Thích tìm hiểu kỹ hơn về truyền thống đã được lưu giữ từ bao đời này để có thể biết rõ hơn về những giá trị truyền thống của dân tộc.

Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Lý do cần cúng rước ông bà tổ tiên vào ngày 30 tết
Cúng bái tổ tiên, đón rước ông bà về với gia đình ngày ngày 30 Tết không chỉ là truyền thống được lưu giữ từ bao đời nay, nó còn là nét đẹp trong văn hoá, trong lối sống. Thờ cúng tổ tiên ở đây không được coi là hình thức mê tín, dị đoan, mà nó là tín ngưỡng tâm linh quý báu cần được nhắc nhở và truyền lại. Trong thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, điều mà mỗi gia đình mong mỏi nhất đó chính là bữa cơm đoàn tụ, với hy vọng ông bà tổ tiên cũng có mặt để chứng kiến. Hình ảnh gia đình bên mâm cơm ngày tết, trên ban thờ là khói hương lan tỏa bay trong không khí xuân sang luôn mang một nét đẹp rất Việt Nam mà ai đi xa quê cũng đều thương nhớ.
Từ bao đời nay, điều mà mỗi đứa trẻ đất Việt được giáo dục đó chính là sự biết ơn, sự hiếu thảo đối với những người có công sinh ra nuôi dưỡng giúp mình có thể trường thành, đạt được những điều mình mong muốn. Tư tưởng ấy từ lâu đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi người ngay từ nhỏ, vậy nên, truyền thống cũng báo ông bà tổ tiên cuối năm chính là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Ngày cuối năm, không ai bảo ai, mỗi người đều có trái tim hướng về gia đình, chuẩn bị đồ lễ, mâm cơm thịnh soạn đẻ dâng lên tổ tiên. Không chỉ là sự tưởng nhớ, nó như một lời tạ ơn của các bậc làm con, làm cháu gửi đến bề trên về những thành tựu có được trong năm cũ cũng như khấn xin một năm mới với nhiều điều may.
Chính như vậy, một truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Việt đã được truyền đạt lại bao đời nay và chắc chắn trong nhiều năm về sau, con rồng cháu tiên nơi quê hương ta sẽ mãi giữ lại những nét đẹp trong văn hoá tâm linh này.
Cần chuẩn bị những gì để cúng ngày 30 Tết
Thông thường, trong mỗi gia đình khác nhau sẽ có những hình thức cúng bái ông bà tổ tiên khác nhau; dựa trên thói quen, phong tục tập quán cũng như văn hoá vùng miền. Chắc hẳn mỗi vùng khác nhau sẽ có những nét riêng trong việc cúng. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho lễ ngày 30 Tết thường sẽ có 2 phần chính; đó là phần đồ cúng lễ và mâm cơm cúng.
Đồ cúng lễ cần chuẩn bị trong mâm cơm dâng lên tổ tiên ngày 30 Tết; gồm có vàng mã, hương, tiền giấy, hoa tươi, trái cây, rượu, nến hoặc đèn,… Đây là những đồ cơ bản và cần thiết nhất trong mỗi mâm cúng. Tùy từng vùng miền khác nhau có thể thêm những vật khác nhau. Thời gian gần đây, nhà nước cũng như toàn xã hội cũng kêu gọi việc hạn chế đốt quá nhiều vàng mã; gây lãng phí và nguy cơ cháy nổ cao. Vì thế, bạn có thể cân nhắc và mua lượng vừa đủ, không nên quá lạm dụng. Đó là cách duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nhưng vẫn văn minh, không làm nó biến tướng và bị đánh giá sai.
Hầu hết, trái cây được chuẩn bị là mâm ngũ quả; với 5 loại quả mang biểu tượng may mắn dựa theo tên gọi của chúng. Ở miền Nam thường chuẩn bị mâm ngũ quả bao gồm: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài; với ý nghĩa cầu cho tài lộc, sung túc vừa đủ để tiêu xài. Ở miền Bắc mâm ngũ quả lại được chuẩn bị dựa theo 5 mệnh kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ; nên việc chọn trái cây trên mâm dựa trên màu sắc tương hợp. Ví dụ một số loại quả thường được chọn như: chuối, bưởi hoặc phật thủ, cam, táo, thanh long…
Ngoài một số lễ vật cần chuẩn bị trong ngày cúng bái; mâm cơm cúng là ông bà ngày 30 Tết cũng là một điểm cân hết sức lưu ý. Cũng mang nét đặc trưng vùng miền. Tuy nhiên mâm cơm cúng ngày tết cũng cần có một số món đặc trưng như bánh chưng hoặc bánh tét; giò lụa (chả giò), gà luộc – những món ăn đặc trưng trong ngày tết. Ngoài ra, đối với một mâm cỗ đầy đủ cần đảm bảo có cơm, canh, món mặn….

Một số mâm cơm cúng được tham khảo tuỳ từng miền có thể kể sơ qua như sau:
Đối với miền Bắc, trong mâm cơm thường có: cơm, bánh chưng, gà luộc, giò nạc, canh măng (canh miến), nem rán, thịt bò xào,… Thông thường, mâm cỗ của miền Bắc sẽ chú trọng nhiều yếu tố tâm linh; nên được chuẩn bị một cách khá cầu kỳ và nhiều màu sắc.
Mâm cơm cúng ông bà miền Trung mang đặc trưng của sự đơn giản và không phô trương; như tính cách của con người nơi đây. Thông thường, mâm cơm cúng sẽ có gà luộc, thịt heo luộc, canh củ, xôi, chè, món xào và một số món tuỳ ý khác.
Có thể nói, người miền Nam không quá coi trọng yếu tố tâm linh ở món ăn trong mâm cơm cúng. Vì vậy, họ thường chuẩn bị các món ăn thông thường; không quá chú trọng về hình thức như: bánh tét, thịt kho tàu, canh măng, gỏi, nem…
Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có những đặc trưng riêng về các vật dụng; cũng như cách chuẩn bị cho việc cúng bái ông bà ngày 30 Tết khác nhau. Tất cả đều mang tinh thần chung của những người con có hiếu. Nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục, nhờ đến những người đã khuất; tất cả đều chứa đựng nét đẹp trong phẩm chất đạo đức con người. Điều mà cha ông ta lưu truyền qua biết bao đời nay và vẫn sẽ tiếp tục được người đời sau trân trọng và phát huy.
Cách cúng rước ông bà tổ tiên vào ngày 30 Tết
Theo quan niệm của ông cha ta từ trước đến nay; chết không phải là hết, con người vẫn sẽ còn một phần linh hồn đang trú ngụ ở một nơi nào đó; dõi theo và phù hộ cho những người đang sống. Vì vậy, vào những dịp quan trọng như ngày giỗ ngày lễ Tết; con cháu trong nhà sẽ làm lễ khấn xin bề trên về sum vầy cùng với gia đình; chứng giám cho những nỗ lực trong năm cũ cũng như cầu xin điều may trong năm mới. Ý nghĩa này thực sự đáng trân trọng và đáng quý biết bao; khi ngày tết, theo một cách nào đó toàn bộ gia đình được đoàn tụ, sum họp với nhau.
Một số cách được dùng để cúng rước ông bà vào những ngày này mà hiện nay đang được áp dụng như sau:
Đầu tiên là cách cúng thông thường. Gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật cũng như mâm cơm; làm lễ tại nhà khấn xin những người được thờ phụng về chứng giám tại gia. Cách này thường được áp dụng đối với những gia đình hiện đại ngày nay.

Cách thứ hai được sử dụng đó là gia đình sẽ làm lễ tại mộ phần của ông bà tổ tiên; cúng xin họ về đoàn tụ với gia đình trong ngày cuối năm. Cách này được áp dụng phổ biến ở các vùng quê; khi mộ phần của người thân ở gần với nơi sinh sống. Cách này cũng được đánh giá là có mang ý nghĩa và gần gũi hơn.
Thực chất, việc rước ông bà tổ tiên không quá quan trọng cách nào; mà thực chất nằm ở cái tâm của người thực hiện. Đối với những người sống ở thành phố, việc thờ cúng chủ yếu thông qua bát hương tại vị; thì khó lòng sử dụng việc cúng bái tại mộ phần. Chính vì vậy, mỗi gia đình sẽ chọn cho mình cách thức phù hợp với điều kiện và lối sống. Điều quan trọng hơn cả nằm ở thành ý, ở tâm mỗi người khi hướng về tổ tiên. Nếu có một trái tim hướng thiện, một lòng biết ơn; thì chắc chắn bạn sẽ gặp được những điều này trong cuộc sống; như ông bà ta vẫn hay nói ăn ở có tổ tiên đứng trông.
Những điểm cần lưu ý khi cúng ông bà ngày 30 Tết
Bất cứ một dịp nào trong năm thì việc cúng bái tổ tiên cũng là điều hết sức thiêng liêng mà mỗi người cần cẩn trọng và lưu ý các chi tiết dù là nhỏ nhất, tránh thất lễ hoặc đại kỵ. Một số điểm cần đặc biệt lưu ý trong dịp này có thể kể đến như sau
Đầu tiên trước khi cúng báo cần đảm bảo ban thờ đã được dọn dẹp sạch sẽ, cẩn thận; hạn chế tối đa việc xê dịch hay di chuyển bài vị và bát hương. Bởi người ta vẫn nói bàn thờ như căn nhà của người đã khuất; “căn nhà” tốt thì cần có sự yên ổn, không bị đánh động và yên tĩnh.
Điều thứ hai là trong khi làm lễ, người khấn vái cần có trang phục lịch sự, kín đáo; tránh mặc những loại đồ ngắn hoặc hoạ tiết sặc sỡ; chi tiết rườm rà để thể hiện rõ sự tôn trọng trong quá trình làm lễ. Đặc biệt, trong khi khấn xin nên có đủ các thành viên trong nhà; các bài văn khấn cần chi tiết, đọc tên đầy đủ những người được thờ cúng trên bàn thờ; tránh thiếu sót bạn có thể ghi trước thông tin ra giấy để khấn bái.
Một điểm mà bạn cũng cần đặc biệt lưu ý; khi cúng ông bà ngày 30 Tết đó là đảm bảo việc hương được cháy liên tục, không được để “hương lạnh khói tàn”. Ngoài ra không được dùng hoa hoặc trái cây giả trên mâm cúng. Vì điều này là vô lễ và phải tuyệt đối tránh.
Ngày này, khi con người ta bắt đầu có nhiều công việc bận rộn, bị cuốn vào guồng quay của kiếm tiền và mưu sinh; đôi khi những giá trị truyền thống trước đây phần nào bị mai một. Dịch vụ cung cấp mâm cúng được ra đời để hạn chế tối đa sự bận rộn cuối năm. Bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị một dịp cúng rước ông bà ngày 30 Tết đầy đủ, thịnh soạn; thông qua dịch vụ của Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm. Hãy cùng tiếp tục tôn vinh và lưu giữ những giá trị tốt đẹp ấy một cách dễ dàng nhưng vẫn trọn vẹn nhất.
[ cúng rước ông bà ngày 30 Tết | hướng dẫn cúng rước ông bà ngày 30 Tết | bài văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 Tết | lưu ý khi cúng rước ông bà ngày 30 tết | chọn giờ tốt cúng rước ông bà ngày 30 Tết ]