Bạn đang tìm hiểu về cách bày mâm cỗ cúng ông công ông táo? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ chỉ bạn cách bày mâm cúng ông táo đơn giản nhất.
Cúng ông táo là một trong những tín ngưỡng đẹp của người Việt từ xưa đến nay. Tuy nhiên, bày mâm cỗ cúng ông táo như thế nào không phải ai cũng rõ. Dưới đây, Thấy Là Thích sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu về cách bày mâm cúng ông táo đơn giản, có thể thực hiện lần đầu.

Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
- 1 Khám phá sự tích của ông Công ông Táo
- 2 Khi nào nên tổ chức lễ cúng ông táo?
- 3 Hỏi xoáy, đáp xoay một số vấn đề liên quan đến lễ cúng ông táo
- 4 Một số lưu ý khi khấn lễ cúng
- 5 Những món lễ vật cần chuẩn bị cho cỗ cúng ông công ông táo
- 6 Tìm hiểu một số món truyền thống thường có trong cỗ cúng ông táo
- 7 Chia sẻ cách bày mâm cỗ cúng ông táo đơn giản
Khám phá sự tích của ông Công ông Táo
Ai cũng biết ngày 23 tháng giêng âm lịch là ngày tiễn ông táo về trời. Thế nhưng, nguồn gốc và sự tích của ông công, ông táo như thế nào thì không phải ai cũng rõ.
Tương truyền, ông táo xuất phát từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam từ xa xưa. Theo sự tích của nước bạn ghi lại, táo quân của Trung Quốc xuất thân từ đạo Lão giáo. Theo đó, 3 vị táo của Trung Quốc gồm Thổ Kỳ, Thổ Địa và Thổ Công. Truyện kể rằng có một đôi vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao sinh sống với nhau nhưng không có con. Theo thời gian tình cảm vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, bất đồng xảy ra xô xát. Chính vì thế người vợ đã bỏ đi, gặp được Phạm Lang và cả 2 người nên duyên vợ chồng. Trong khi đó, Trọng Cao sau một thời gian đã hối hận, quyết định ra đi tìm vợ. Trên hành trình tìm Thị Nhi, Trọng Cao đã hết sạch gạo và tiền nên phải đi ăn xin.
Trong lúc đi ăn xin gặp đúng gia đình của vợ. Lúc bấy giờ, Thị Nhi nhận ra chồng xúc động và mời cơm Trọng Cao. Đúng lúc này người chồng mới Phạm Lạng về. Và để chồng không hiểu lầm, Thị Nhi đã cho Trọng Cao trốn trong đống rơm cạnh nhà. Thật không may, cùng lúc Phạm Lang ra đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Thấy vậy, Thị Nhi đã lao mình vào đống lửa để cứu chồng cũ là Trọng Cao. Ngạc nhiên khi thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lạng cũng nhảy vào để ngăn vợ. Và thật không may, cả 3 người cùng bị lửa thiêu chết.
Biết được câu chuyện, thương tình trước hoàn cảnh của 3 người. Ngọc Hoàng đã phong cho 3 người 3 chức vụ trông coi mọi việc trong nhà. Theo đó, Trọng Cao được làm thổ Địa quán xuyến việc nhà, Phạm Lạng là thổ Công quản việc bếp. Và Thị Nhi là Thổ Kỳ lo việc chợ. Công việc chính của các táo là trông coi, bảo vệ nhà cửa khỏi tà ma vãng lai. Đồng thời, vào một ngày nhất định của năm các táo cùng chầu trời bẩm báo mọi việc của gia chủ đến Ngọc Hoàng.
Và để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến công lao của các táo. Các gia đình thường tổ chức lễ cúng ông táo với đầy đủ lễ vật. Ngày 23 tháng chạp hàng năm được chọn là ngày tiễn ông táo chầu trời. Không riêng gì Trung Quốc, ở Việt Nam và một số nước trong khu vực như Singapore, Đài Loan cũng tổ chức cúng ông táo. Tuy nhiên, tùy theo văn hóa của mỗi nước, nghi thức tổ chức lễ sẽ khác nhau.
Khi nào nên tổ chức lễ cúng ông táo?
Như đã biết, 23 tháng chạp hàng năm là ngày các táo về trời bẩm báo mọi việc cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Tuy nhiên, thời gian tổ chức lễ cúng có thể không nhất thiết phải là ngày 23. Nói riêng tại nước ta, với 3 miền sẽ có những lựa chọn và quy ước về thời gian cúng ông táo khác nhau. Đối với người dân miền Bắc sẽ chọn thời điểm cúng ông táo vào khoảng 20 tháng giêng âm lịch đến trưa ngày 23 tháng giêng. Với người miền Trung sẽ tổ chức cúng vào trưa 23. Và người miền Nam sẽ cúng khi tối muộn trong khung giờ từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng chạp.
Tùy thuộc theo từng tập tục, điều kiện sắp xếp của mỗi gia đình. Gia chủ có thể cân nhắc, và lựa chọn ngày, giờ cúng ông táo trước hoặc trong ngày 23 tháng chạp cho phù hợp.
Hỏi xoáy, đáp xoay một số vấn đề liên quan đến lễ cúng ông táo
Xoay quanh đến lễ cúng ông công ông táo, nhiều người vẫn còn một số câu hỏi cần được giải đáp như:
Tại các khu vực nhà thuê, cơ quan, cửa hàng có cúng ông táo không?
Đối với những ai đang ở nhà thuê chung chủ, bạn sẽ không phải cúng ông táo. Bởi lẽ, việc này sẽ do chủ nhà thực hiện. Còn những trường hợp ở nhà không chung chủ. Bạn có thể tổ chức lễ cúng ông táo bày tỏ tấm lòng thành của mình.
Ông công ông táo là những vị thần chuyên lo việc bếp núc trong gia đình. Do vậy, nếu cơ quan, công ty bạn có kinh doanh đến hoạt động nấu nướng thì bạn nên cúng. Còn với những đơn vị không liên quan đến bếp núc thì không phải làm lễ cúng.
Nên cúng ông táo ở bếp hay bàn thờ gia tiên?
Như đã biết, ông táo là những vị thần liên quan chính đến bếp núc. Do vậy, khi làm lễ cúng ông táo nhiều người vẫn chưa rõ nên cúng ở đâu? Điều này sẽ tùy thuộc vào tập tục của các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, đa phần mọi gia đình đều tổ chức cúng ông táo tại bàn thờ gia tiên. Còn với khu vực bếp thì thắp hương và bật bếp đỏ lửa để cả năm được sung túc, ấm no.
Một số lưu ý khi khấn lễ cúng
Trong quá trình tổ chức lễ cúng ông táo bạn cần để ý đến một số vấn đề sau:
Một là, không nên chú trọng đến việc cầu xin tài lộc, may mắn
Như đã biết, các táo có nhiều vụ trông coi, quán xuyến mọi việc trong gia đình. Và khi chầu trời, nhiệm vụ chính các táo là bẩm báo mọi việc trong năm vừa qua. Chính vì thế, trong bài cúng gia chủ không nên xin tài lộc ở lễ này. Việc cầu tài, cầu lộc sẽ không phù hợp và dễ làm phật ý các táo.
Hai là, chú ý đến việc chuẩn bị mâm cỗ cúng
Trong mâm cỗ cúng ông táo bạn nhất định nên nhớ không bày các món như thịt chó, thịt ngan, vịt,… Đây là những món kỵ và không thích hợp xuất hiện trong mâm cỗ cúng.
Những món lễ vật cần chuẩn bị cho cỗ cúng ông công ông táo
Sau đây sẽ là một số món lễ vật truyền thống cần có trong mâm cỗ cúng ông táo:
Mũ ông công, ông táo. Theo đó, các gia chủ cần phải chuẩn bị 3 mũ ông táo cụ thể 2 mũ ông táo có cánh chuồn và 1 mũ bà táo không có cánh chuồn. Tùy vào từng năm ngũ hành khác nhau, màu sắc của mũ công cũng có sự thay đổi cho hợp phong thủy. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm quần áo, hài, tiền vàng, đồ mã cần có khi làm lễ tiễn ông táo về trời.
Với người miền Bắc, trong mâm cỗ cúng ông táo luôn có sự hiện diện của cá chép. Tùy thuộc từng điều kiện, phong tục gia chủ có thể cúng cá sống hoặc cá chép giấy. Người miền Trung lại sử dụng ngựa giấy gồm cương, yên đầy đủ trên mâm lễ vật cúng. Còn người miền Nam lại sử dụng tranh cò bay ngựa chạy.
Bên cạnh đó là mâm cỗ cúng ông táo. Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của gia đình, bạn có thể làm mâm cỗ mặn hoặc ngọt để cúng. Việc chuẩn bị cỗ cúng xuất phát chủ yếu là lòng thành tâm của gia chủ.
Tìm hiểu một số món truyền thống thường có trong cỗ cúng ông táo
Theo mâm cỗ cúng ông công ông táo truyền thống luôn có những món ăn như:
Thịt lợn luộc
Thông thường, mâm cỗ mặn truyền thống cúng vào lễ ông táo thường có thịt luộc. Thịt luộc làm món cúng thường để nguyên và không thái miếng. Người ta thường chọn phần thịt gáy hoặc vai của con lợn dùng làm đồ cúng.
Món canh
Trong mâm cơm cúng không thể thiếu được món canh. Tùy thuộc theo sở thích của mỗi gia đình có thể nấu canh khác nhau. Và thông thường, các gia đình đều nấu canh măng, hoặc canh khoai với xương,…
Đĩa rau xào
Mâm cỗ cúng thêm đầy đủ, thịnh soạn hơn khi có đĩa rau xào. Một số món rau xào như đậu xào, su su xào, rau cải xào,…. Và cần lưu ý, khi làm rau xào để cúng, gia chủ không được nấu kèm với tỏi.
Muối
Người xưa quan niệm, muối tượng trưng cho may mắn. Do vậy, trong bất kỳ mâm cơm cúng ông táo nào cũng cần phải chuẩn bị thêm một đĩa muối sạch.
Vàng mã, hương vàng
Bên cạnh chuẩn bị mũ công, quần áo, hài cho các táo. Bạn cũng không được quên tiền vàng, hương, hoa quả sắp đặt trên mâm cỗ. Đây được xem là những khoản lệ phí đi đường mà các táo cần phải có.
Chia sẻ cách bày mâm cỗ cúng ông táo đơn giản
Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho ngày tiễn ông táo về trời. Tìm hiểu về cách bày mâm cỗ cúng ông táo đơn giản cũng là điều mà nhiều người quan tâm đến. Dưới đây sẽ là cách bày mâm cỗ cúng ông táo đơn giản bạn có thể tham khảo thêm:
Đối với các đồ vật như mũ công, quần áo, hài dành cho các táo bạn nên đặt ở phía trong cùng của bàn thờ. Bạn có thể đặt ở phía bên trái hoặc bên phải bàn thờ đều được. Tiếp đến là vàng, tiền bạn nên đặt cạnh với mũ và quần áo của các táo.
Tiếp theo là nên bày mâm cơm cúng và đĩa hoa quả cạnh nhau. Đối với mâm cơm cúng ít món gia chủ có thể xếp lên mâm cho tiện. Còn với những gia đình chuẩn bị nhiều món, bạn có thể đặt các đĩa xuống bàn thờ hoặc bàn bếp.
Lọ hoa tươi nên đặt ở khu vực trong bàn thờ tại vị trí tay trái. Tiếp đến là gạo, muối, chè thì đặt ở ngoài rìa của mâm cỗ. Còn rượu, nước thì đặt ở trước mâm cơm.
Cuối cùng với những gia đình cúng cá chép sống. Bạn nên cho cá chép vào tô sạch, thêm nước và đặt cạnh mâm cơm cúng.
Đối với các gia chủ làm lễ cúng trong bếp mà không có bát hương. Bạn có thể cho gạo vào chén để ở giữa mâm cơm cúng và cắm hương lên.Trên đây là một số chia sẻ về nghi thức và đồ lễ cần thiết trong ngày 23 tháng chạp âm lịch. Như vậy, rất nhanh bạn đã biết cách bày mâm cúng ông táo đơn giản, nhanh chóng. Mong rằng, sau khi biết đến bài viết này, bạn sẽ có thêm được cho mình nhiều kiến thức hữu ích hơn về lễ cúng ông táo.
[ mâm cúng ông Táo đơn giản | hướng dẫn làm mâm cúng ông Táo đơn giản | chuẩn bị mâm cúng ông Táo đơn giản | mâm cúng ông Táo đơn giản gồm những gì | mâm cúng ông Táo tại nhà | lưu ý khi làm mâm cúng ông Táo ]