Ngoài việc tiếp đãi tiệc với khách, cha mẹ cần phải có những bài phát biểu đầy tháng cho con thật chân thành và ý nghĩa.

Ở Việt Nam, khi em bé tròn 1 tháng tuổi, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng tạ ơn hay còn gọi là tiệc cúng đầy tháng. Trong dịp này, gia đình cũng sẽ tổ chức tiệc để ăn mừng. Trong bữa tiệc, bé sẽ được giới thiệu với mọi người và nhận lại những lời chúc. Ngoài việc thiết đãi tiệc với quan khách; gia đình còn cần phải thêm lời phát biểu. Đây cũng là điều mà khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Cùng Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm tìm hiểu các mẫu phát biểu đầy tháng cho con hay nhất.
Tìm hiểu thêm:
Nội Dung
Ý nghĩa của tiệc cúng đầy tháng
Theo ông bà ta, tiệc thôi nôi được tổ chức để đánh dấu thời điểm bé tròn một tháng tuổi. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều do các vị Đại Tiên và các Tiên Nương cùng nặn ra. Mỗi Tiên Nương sẽ chịu trách nhiệm với một bộ phận trên cơ thể của bé như mắt, miệng, mũi, tay, chân,… Khi sinh ra, cho dù hình hài có xấu hay đẹp cũng đều do bàn tay các Mụ bà tạo thành.
Vì thế, mục đích của việc tổ chức tiệc đầy tháng; trước hết là để tạ ơn các Mụ Bà, Bà Chúa và Đức Ông đã che chở cho mẹ và bé được mẹ tròn con vuông. Ngoài ra cũng là dịp để gia đình giới thiệu bé tới mọi người.
Ngoài ra, việc tổ chức tiệc đầy tháng cũng nhằm đánh dấu một bước khởi đầu trong sự phát triển của đứa trẻ. Bên cạnh đó là mang đến cho bé những điều tốt đẹp nhất và thể hiện sự hy vọng của cha mẹ về một tương lai tươi sáng cho đứa con bé bỏng của mình. Tiệc đầy tháng cũng là thời gian để gia đình, bạn bè dòng họ cùng chúc mừng và chứng kiến sự phát triển của bé. Đồng thời lưu lại những khoảnh khắc tốt đẹp nhất trong cuộc đời. Đây còn là nét đẹp văn hoá mang tính truyền thống của người Việt.
12 bà Mụ (Mẹ sanh) bao gồm những ai?
Nhiệm vụ 12 bà chúa đó là nắn lại cơ thể khi có người nào đó được lệnh đầu thai. Mỗi bà Mụ sẽ đảm đương một công việc trong sinh nở giáo dưỡng.
- Bà Trần Tứ Nương: coi việc sinh đẻ.
- Bà Vạn Tứ Nương: coi việc thai nghén.
- Bà Lâm Cửu Nương: coi việc thụ thai.
- Bà Lưu Thất Nương: coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
- Bà Lâm Nhất Nương: coi việc chăm sóc bào thai.
- Bà Lý Đại Nương: coi việc chuyển dạ.
- Bà Hứa Đại Nương: coi việc khai hoa nở chụy.
- Bà Cao Tứ Nương: coi việc ở cữ.
- Bà Tăng Ngũ Nương: coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Bà Mã Ngũ Nương: coi việc ẵm bồng con trẻ.
- Bà Trúc Ngũ Nương: coi việc giữ trẻ.
- Bà Nguyễn Tam Nương: coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
Nghi thức trước khi phát biểu đầy tháng cho con
- Bước 1: Nghi thức thắp hương và khấn: Khi đã bày lễ vật trang trọng lên bàn thì một người lớn sẽ làm nghi lễ thắp hương và khấn.
- Bước 2: Nghi thức khai hoa: còn có tên gọi khác là nghi thức “bắt miếng”. Em bé được đặt giữa bàn, cha/mẹ thắp nhang lên bàn thờ để xin phép khai hoa. Sau đó ẵm em bé lên và cầm một nhánh hoa quơ qua quơ lại quanh miệng em bé, và đọc những lời cầu chúc tốt đẹp.
- Bước 3: Nghi thức đặt tên cho con: làm nghi thức Xin keo.
Cách thực hiện như sau: Chủ lễ lấy 2 đồng xu tiền cổ bằng bạc và gieo vào một chiếc đĩa sâu. Nếu mặt úp, mặt ngửa thì chứng tỏ cái tên đã được ưng thuận. Ngược lại thì phải tiến hành gieo lại. Nếu gieo 3 lần mà vẫn chưa được thì phải đặt tên khác cho con.
Ngày nay, thì các thủ tục Xin keo này cũng không còn tồn tại. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn giữ thủ tục này như bảo vệ nét đẹp truyền thống.
- Bước 4: Nghi thức tẩy uế để kết thúc thời gian ở cữ cho mẹ.
Lời Phát biểu đầy tháng cho con
Tiệc đầy tháng được tổ chức để chào mừng thành viên mới cũng chính là ngày vui và hạnh phúc nhất của gia đình. Đồng thời cũng là lúc đánh dấu người mẹ đã hết thời gian ở cữ, vượt qua giai đoạn khó khăn. Đây chính là động lực để cha mẹ phấn đấu hơn trong tương lai. Vì thế, trong bữa tiệc này cần phải có những lời phát biểu quan trọng để thể hiện điều đó.
Bài phát biểu cần trình bày được lý do tổ chức tiệc và giới thiệu thông tin về bé một cách đầy đủ. Sau đó là trình bày về việc cảm tạ các vị Tiên bà và Đức Ông. Kết thúc là lời cảm ơn các vị khách và lời kính chúc chân thành.
Bài phát biểu mẫu 1
Kính thưa các quý vị quan khách.
Tôi xin thay mặt gia đình nhỏ chào đón toàn thể quý quan khách đã có mặt về đây để cùng chung vui trong buổi tiệc đầy tháng của cháu(tên bé).
Thưa quý quan khách, ai cũng có ước mơ được làm cha làm mẹ và ai cũng mong muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh, ngoan hiền. Điều này đã đến với gia đình chúng tôi. Không biết nói gì hơn, chúng tôi có tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ thân mật. Với thành ý mời quý quan khách gần xa đến chung vui với gia đình trong ngày đầy tháng cho cháu.
Xin gửi tấm tình cảm chân thành của gia đình đến quý khách đã quan tâm và bớt chút thời gian quý báu đến tham dự. Buổi tiệc không tránh khỏi những điều thiếu sót nên mong quý vị vui lòng lượng thứ cho.
Trước khi bắt đầu buổi tiệc, gia đình chúng tôi tin kính chúc quý khách sức khỏe dồi dào, Bạc tiền rủng rỉnh, gia đình hạnh phúc, con cháu thuận hòa. Chúc quý khách có buổi tiệc vui vẻ và ngon miệng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Phát biểu đầy tháng cho con mẫu 2
Kính thưa quý ông bà, cô bác, các anh chị em gần xa. Kính thưa quý thân bằng, quyến thuộc cả 2 dòng họ đã có mặt tề tựu nơi đây.
Nhân kỷ niệm bé (Tên bé) là trưởng (hoặc thứ) nam (hoặc nữ) của chúng tôi ra đời tròn 1 tháng tuổi. Gia đình có tổ chức bữa cơm thân mật. Trước là để tạ lễ với 12 mụ bà, 3 đức thầy và các đấng gia tiên đã phù hộ, độ trì cho cháu được mẹ tròn, con vuông. Sau là để kính mong quý thân bằng, quyến thuộc hai họ và cô bác, anh chị đến chung vui với gia đình.
Chúng tôi vô cùng tri ân. Sự có mặt của quý ông bà, cô bác, các anh chị và các bạn là niềm vinh dự của gia đình. Xin cảm ơn quý quan khách đã bớt chút thời giờ quý báu đến dự mà còn có quà mừng cho cháu.
Gia đình không biết nói gì hơn là vô cùng cảm ơn tấm lòng của quý vị dành cho gia đình chúng tôi. Trong lúc đón tiếp nếu có điều gì sơ suất, rất mong quý vị rộng lòng lượng thứ.
Thay mặt gia đình, tôi xin một lần nữa chân thành cảm ơn sự góp mặt của quý ông bà, cô bác, các anh chị em xa gần. Kính chúc mọi người có một bữa ăn ngon miệng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Mâm cúng đúng chuẩn phong tục trong bữa tiệc đầy tháng của bé
Phụ thuộc vào điều kiện của gia đình mà mâm cúng đầy tháng có thể được chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, một mâm cúng vẫn cần phải sắm sửa thật đầy đủ những đồ sau đây:
Mâm cúng đầy tháng cho bé gái
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái được sắp trên 2 bàn khác nhau: Một bàn nhỏ và một bàn to. Với bàn to sẽ được bày các lễ vật để cúng 12 bà Mụ. Bàn nhỏ được đặt cách 10 phân, để bày lễ vật cúng Đức ông.
Cúng đầy tháng bé gái thường dùng chè trôi nước và phải dùng giấy độ thế nữ. Trước khi tiến hành nghi thức thì gia đình phải có mặt đầy đủ. Nhất là chủ nhà. Lễ thường được làm vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều với những lễ vật sau:
- Mâm ngũ quả.
- Hoa tươi: hoa hồng, hoa cát tường, hoa ly,…
- Hương (nhang), nến (đèn cầy).
- Gạo tẻ, muối.
- 12 chén nước lọc và 12 chén rượu.
- Trầu cau têm trầu cánh phượng.
- Thịt lợn quay.
- 1 con gà luộc.
- 12 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc nhỏ và 1 đĩa lớn.
- 12 đĩa bánh kẹo.
- 12 bát chè trôi nước.
- Giấy cúng đầy tháng gồm có mâm hài và đồ cho bà mụ và bà chúa.
- Tiền vàng mã.
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai
Cúng như mâm cúng đầy tháng bé gái, lễ vật cúng đầy tháng bé trai cũng được đặt trên 2 bàn khác nhau. Bàn nhỏ để cúng Đức ông và bàn lớn để cúng kính 12 bà Mụ.
Lễ vật cúng 12 bà mụ:
- 12 chén chè đậu trắng nhỏ.
- 12 đĩa xôi nhỏ.
- 12 chén cháo nhỏ.
- 12 ly nước.
- 2 đĩa bánh hỏi.
- 12 đĩa bánh kẹo.
- 12 đĩa thịt quay.
- Hàng mã, giấy tiền.
Lễ vật cúng Đức ông:
- 1 con gà luộc chéo cánh.
- 1 tô cháo lớn.
- 1 tô chè lớn.
- 3 đĩa xôi lớn.
- 1 miếng thịt quay.
- Mâm ngũ quả.
- Trầu cau, rượu và đồ hàng mã.
Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm bình hoa, trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và 1 đôi đũa hoa.
Mâm ngũ quả cúng đầy tháng tùy theo vùng miền
Mâm ngũ quả miền Bắc
Người miền bắc thường ưa chuộng lựa chọn trái cây bày mâm ngũ quả theo thuyết ngũ hành. Nó tương ứng với 5 màu là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vì thế, người ta thường sử dụng các loại quả là đào, chuối, bưởi, quýt và hồng.
Mâm ngũ quả miền Trung
Khí hậu miền Trung vô cùng khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi nên có rất ít loại hoa quả. Do đó, người ra thường chọn: Thanh long, chuối, dưa hấu, dứa, sung, quýt, mãng cầu, quả cam,… và sắp xếp theo hình long phụng hoặc tháp. Cặp dưa được đặt hai bên và các loại hoa quả khác bên cạnh.
Mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam lại có sự kiêng cữ nhiều hơn. Vì thế, họ không bao giờ chọn chuối trong mâm ngũ quả. Vì từ “chuối” nghe giống như “chúi”, có ý nghĩa như sự đi xuống. Ngoài ra, người ta cũng không chọn quả cam bởi vì quan niệm “quýt làm thì cam phải chịu”. Trái lại, người miền Nam thường chọn quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài,… để đặt lên mâm ngũ quả.
Trên đây là những mẫu phát biểu đầy tháng cho con và những thông tin cần biết về ngày lễ này. Nấu Tiệc Tại Nhà Nhân Tâm muốn mang đến cho bạn. Nếu bạn muốn đặt mâm cúng đầy tháng chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi.
[ phát biểu đầy tháng cho con | lễ cúng đầy tháng | mâm lễ cúng đầy tháng | hướng dẫn cúng đầy tháng | lễ vật cúng đầy tháng | không cúng đầy tháng có được không ]