Mẫu bài cúng ông táo miền nam đúng [chuẩn]

Chuẩn bị mâm cúng ông Táo miền Nam, bài cúng ông táo miền Nam được đầu tư rất kỹ càng nhằm mục đích cầu may mắn, cầu bình an trong mọi việc cho thời gian sắp đến.

Ông Công, ông Táo là nhân vật tâm linh được tôn sùng trong văn hóa phương Đông. Cúng ông Táo được người dân 3 miền nghiêm túc thực hiện với các mâm cỗ mang dấu ấn đặc trưng. Trong mâm cúng ông Táo miền Nam bao gồm những gì, bài cúng ông táo miền Nam ra sao? Trong bài viết sau của Thay La Thich giúp bạn sẽ biết được nhiều thông tin bổ ích.

Tìm hiểu thêm:

Ông Công ông Táo là ai?

Táo quân là vị thần chuyên quản chuyện nhà bếp theo quan niệm của người Việt. Táo quân gồm có 2 ông, 1 bà tồn tại trong mỗi gia đình người Việt. Ông Công ông Táo là người đảm nhận việc quan sát, khai báo tất cả các chuyện diễn ra trong vòng 1 năm ở hạ giới cho Ngọc Hoàng được biết. Vị thần này thường được đưa vào những vở kịch, tình huống hài trên truyền hình.

Sự tích về ông Công ông Táo liên quan đến cặp vợ chồng thời xưa gặp nhiều hiểu lầm trong tình yêu. Ngọc Hoàng cũng như chúng sinh thương cảm cho câu chuyện của họ nên đã lập đàng thờ cúng. Ông Công ông Táo trong mỗi nhà như vị thần giữ lửa tình yêu, ấm êm, hạnh phúc. Ông Công ông Táo còn là thần giúp giam bếp trong nhà luôn cháy, phong thủy tốt.

Người Việt thường cúng ông Táo rất thịnh soạn với mục đích cầu mong điều lành. Cúng ông Táo được cho là cách giúp xua đi điều xui, việc buồn trong năm cũ. Tại mỗi địa phương, tục lệ cúng ông Công ông Táo có sự khác biệt về lễ vật, bài văn khấn cúng ông táo cũng có sự khác nhau. Miền Bắc, Trung, Nam đều có những truyền thống cúng ông Táo rất khác nhau.

Ngày cúng ông Táo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam

Phong tục cúng ông công ông táo diễn ra vào 2 thời điểm trong năm. Tiễn ông táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Rước ông Táo về nhà vào đêm 30 tháng Chạp âm lịch. Ngày tiễn ông Táo là ngày chính thức chấm dứt các sự kiện, sự việc trong năm cũ.

Tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, cúng ông Táo được thực hiện rất nghiêm túc. Từ văn khấn cúng ông Táo cho đến nhang giấy đều được chuẩn bị mới, long trọng. Gia chủ cúng ông Táo ăn mặc lịch sự, tươm tất, sạch sẽ. Thái độ cúng ông Táo thể hiện sự tôn trọng, biết ơn và không quên đi những lời cầu may mắn, bình an trong thời gian sắp đến.

>>  Đặt mâm cúng cô hồn giá rẻ nhưng chất lượng ở đâu?

Bài cúng ông táo miền Nam, Mâm cúng ông táo bao gồm những gì ?

Miền Nam là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, làm việc trong số đó có người Hoa. Lễ cúng ông Táo tại đây được chuẩn bị rất nghiêm túc, kỹ càng. Đồ vật cho đến mâm cỗ, bài văn khấn đều được chuẩn bị tươm tất, cầu kỳ. Người có kinh tế khá giả thường chuẩn bị mâm cỗ rất khang trang, trịnh trọng. Người có thu nhập khá đến thu nhập thấp cũng chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ không kém.

Mâm lễ vật cúng ông công, ông táo ngày 23 tháng chạp âm lịch

Dù tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo hay đặt dịch vụ người Nam đều chú ý đến những món ăn trên mâm cúng. Mâm cúng ông Táo tại miền Nam được chuẩn bị với nhiều món ăn khác nhau. Trên mâm cúng ông táo miền Nam đúng phong tục gồm có những món đồ như:

  • Thịt heo luộc được tế lên mâm cỗ cúng ông Táo nhằm tạo sự đầy đủ. Thịt heo luộc thể hiện cuộc sống ấm no, đầy đủ của người gia chủ. Táo Quân sẽ được no ấm khi rời khỏi nhà để gặp Ngọc Hoàng ngày cuối năm.
  • Gà luộc hoặc quay được chuẩn bị trong mâm cỗ nhằm mục đích cầu bình an. Sự hưng thịnh, mạnh mẽ là những điều người Nam cần khi đưa ông Táo về trời. Món này ngày nay thường xuất hiện trong mâm cúng ông Táo của người miền Trung.
  • Hành muối, rau xào là những món ăn thường ngày trong bữa ăn người Nam. Đơn sơ, mộc mạc là điều mang đến trong món ăn này. Người Nam hy vọng ông Táo sẽ báo cáo những điều đơn giản với Ngọc Hoàng.
  • Xôi gấc là món ăn truyền thống trong gian bếp của nhiều người Việt. Món xôi này khi cúng ông Táo sẽ được in thành hình trái tim để dân lêm. Xôi gấc ăn kèm với hành muối, thịt quay được chuẩn bị trong mâm cỗ.
  • Giò heo là thức ăn được người Nam đặc biệt ưu ái chuẩn bị. Ông Táo cần được ăn no trước khi lên đường chầu trời. Giò heo được chế biến rất nhiều cách như nấu canh, quay, chiên,…
  • Canh bún mọc là món ăn truyền thống của người miền Nam. Món ăn này được cho là món ăn mang đến sự khởi đầu mới của người Nam. Canh bún mọc thể hiện sự kết thúc, thể hiện sự chấm dứt nhiều điều xấu. Không chỉ lễ ông Táo mà nhiều tục cúng kính khác người Nam cũng dùng món này.
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu, hoa tươi,… là lễ vật để trang trí trên trang Táo.
  • Kẹo mè, lạc, vừng,… nhằm làm món ăn điểm tâm cho ông Táo trên đường đi.
>>  Lễ vật cúng động thổ xây nhà đơn giản

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được bài trí vô cùng long trọng. Không chỉ có các món ăn cơ bản này, mâm cỗ còn chứa nhiều món ăn khác. Heo quay nguyên con, gà nguyên con, bánh kem,… đều được sử dụng. Gia chủ miền Nam vô cùng chú ý đến hình thức cúng ông Táo vào dịp cuối năm.

Bài văn khấn cúng ông táo miền Nam chi tiết nhất

23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời thì người Việt thường làm lễ cúng ông Táo để tiễn ông Táo về Trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình họ trong một năm qua với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Cách thức cúng ông Táo có thể bạn chưa biết

Cúng ông Táo được tổ chức một cách bài bản. Sau khi đã dọn dẹp, làm sạch trang thờ ông Táo chủ nhà sẽ tiến hành trang trí. Các món lễ vật cúng ông Táo được trưng bày đầy đủ trên trang ông Táo. Mâm cỗ cúng ông Táo cũng được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu hành hương. Trước ngày cúng ông Táo, nhan, vàng mã, giấy cúng, đồ ông Táo đều được mua mới.

Chủ nhà đảm nhận việc bài trí lễ vật, thắp hương và đọc văn khấn cúng ông Táo. Hương đã tàn, gia chủ tiếp tục thắp thêm 1 nén hương mới sau đó đọc bài tạ ơn. Tiến hành đốt đồ mã vàng hoặc phóng sinh cá chép,… là một trong những việc tiếp theo được làm để kết thúc lễ cúng ông Táo. Rước ông Táo về nhà cũng được thực hiện với bước tương tự nhưng không phóng sinh cá,…

Áo, mũ, thức ăn, cá chép,… là những món lễ vật được sử dụng trong lễ cúng ông Táo. Tùy từng địa phương mà sẽ có những nghi thức hành lễ khác nhau. Cá chép được phóng sinh ở ao, hồ, sông, suối hoặc giếng nước tùy theo mục đích của người gia chủ khi tổ chức lễ cúng.

Mục đích tục cúng ông Táo của người Việt Nam

Táo Quân là vị thần cai quản chuyện bếp núc, mọi sự trong gia đình. Ông Táo mang đến phước lành, sự may mắn cho mọi người trong năm mới. Ông Táo được triệu hồi lên trời trong dịp cuối năm để khai báo cho Ngọc Hoàng được biết các sự việc đã diễn ra trong năm cũ. Vì thế nên lễ cúng ông Táo như một hình thức tiễn đưa ông Táo về trời.

Cúng ông Táo càng long trọng càng thể hiện sự thịnh vượng của gia chủ. Cúng ông Táo thể hiện lòng thành kính của gia chủ đến vị thần quan trọng này. Cầu bình an, hạnh phúc, may mắn là mục đích của buổi lễ cúng ông Táo. Chấm dứt mọi điều xấu xí, bắt đầu năm mới tốt đẹp hơn là mục đích chính.

Sự khác nhau khi cúng ông táo giữa 3 miền

Ông Công ông Táo là những vị thần rất được tôn sùng tại 3 miền đất nước. Tuy nhiên mỗi vùng miền sẽ có những sự khác biệt về quan niệm, tục cúng ông Táo. Tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam đều có những điểm khác nhau trong lễ cúng:

>>  Bàn cúng đầy tháng bé gái đặt ở đâu?

Cúng ông Táo của người miền Bắc

Thông thường, người miền Bắc tổ chức cúng ông Táo với cá chép. Lễ cũng được tổ chức tương đối sớm và bắt đầu từ 20 tháng Chạp âm lịch. Những gia đình cúng ông Táo trễ nhất là vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Người Bắc quan niệm rằng nếu cúng sau giờ trưa, ông Táo sẽ không quay lại trần gian được nữa nên phải cúng thật sớm.

Gia chủ sẽ dọn dẹp, làm mới trang ông Táo và bếp lò. Họ tiến hành thay tro mới cho bếp lò trong gia đình. Chuẩn bị mâm cúng ông táo có cả cá chép để dân lên trang ông Táo. Gia chủ ăn mặc nghiêm túc để đọc văn khấn, hành hương tiễn ông Táo về trời. Sau khi kết thúc lễ cúng, họ mang cá chép phóng sinh tại ao, hồ, sông, suối,… gần nhà. Lễ rước ông Táo về nhà cũng được tiến hành tương tự.

Người miền Trung dùng ngựa giấy để cúng ông Táo

Ông Táo bà Táo cũng là nhân vật quan trọng bên trong gian bếp của người miền Trung. Họ cúng ông Táo rất kỹ bằng các thủ tục, món đồ theo chuẩn truyền thống. Người miền Trung không cúng ông Táo bằng cá chép nhưng họ lại dùng ngựa giấy. Bộ ngựa cúng ông Táo gồm đủ dây cương, yên để giúp ông Táo di chuyển nhanh hơn.

Tại Huế, Hội An thì họ cúng ông táo bằng cách cúng tượng. Họ chuẩn bị cây nêu để treo trước nhà khi cúng ông Táo vào 23 tháng Chạp âm lịch. Lễ vật, mâm lễ cúng ông Táo của người miền Trung có sự khác biệt. Họ không chuẩn bị quá cầu kỳ về món ăn, số lượng món ăn, hình thức món ăn. 

Người miền Trung chỉ cần có chè, xôi hoặc bánh in để dâng lên trang ông Táo. Nếu có điều kiện khá giả, họ sẽ chuẩn bị gà luộc hoặc thức ăn chay để cúng. Sau khi rước ông Táo về lại nhà vào đêm 30 tháng Chạp họ sẽ đốt hết vàng mã. Ngựa giấy cũng được đốt hết sau khi đã rước ông Táo về nhà.

Người miền Nam tổ chức cúng Táo quân vào buổi tối

Người miền Nam có sự đa dạng về cách thức, hình thức cúng ông Táo. Người Hoa sinh sống tại miền Nam rất nhiều nên cách thức làm lễ cũng khác nhau. Có thể nói miền Nam có sự đa dạng trong cách thức tổ chức cúng Táo Quân. Mâm cỗ, đồ lễ,… đều có sự khác nhau theo từng tôn giáo, dân tộc.

8 đến 11 giờ đêm ngày 23 tháng Chạp âm lịch là thời gian người miền Nam tổ chức cúng. Họ quan niệm rằng khi gian bếp không còn sử dụng nữa mới nên đưa ông Táo đi. Họ vẫn dọn dẹp trang thờ ông Táo, bếp gọn gàng, sạch sẽ trước khi cúng ông Táo ngày cuối năm.

Lễ vật cúng ông Táo của người miền Nam rất đa dạng. Có người dùng cá chép, dùng hoa tươi, dùng ngựa giấy, dùng cò giấy,… để làm lễ vật cúng ông Táo chầu trời. Hoa tươi, kẹo làm từ mè đen, đậu phộng là những món ăn không thể thiếu. Mâm lễ cúng ông Táo của người Nam nhìn rất sang trọng, cầu kỳ. Đây cũng là một trong những nét đặc trưng tạo thành truyền thống của văn hóa Nam Bộ.

[ bài cúng ông táo miền Nam | mâm cúng ông Táo miền Nam | hướng dẫn cúng ông Táo | lễ vật cúng ông Táo miền Nam | cúng ông Công ông Táo | bài cúng văn khấn ông Táo | ông Công ông Táo là ai ]